Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan mới được thông qua

Sáng 7.3, tiếp tục chương trình Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai Luật, Nghị quyết của Kỳ họp lần thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo công tác giám sát việc triển khai đối với Luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm thuộc lĩnh vực Ủy ban Pháp luật phụ trách.

Nhiều vướng mắc đã được xử lý trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng

Báo cáo công tác giám sát việc triển khai Luật Nhà ở, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, qua theo dõi, giám sát, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, Thủ tướng Chính phủ đã sớm có văn bản phân công cụ thể cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện Luật Nhà ở gửi Văn phòng Chính phủ, chuẩn bị các dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội gửi xin ý kiến các cơ quan, tổ chức. Có kế hoạch triển khai công tác tập huấn, tuyên truyền Luật Nhà ở, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan mới được thông qua -0
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại Hội nghị

Thường trực Ủy ban Pháp luật đánh giá cao sự chủ động của Chính phủ trong việc triển khai thi hành Luật Nhà ở. Để phối hợp giám sát việc triển khai, thi hành Luật, Ủy ban Pháp luật đã xây dựng Kế hoạch giám sát năm 2024, trong đó tập trung theo dõi, đôn đốc tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Nhà ở; đồng thời, tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”, trong đó tập trung vào nội dung về phát triển nhà ở xã hội vì đây là nội dung chính sách lớn, rất quan trọng để đưa Luật Nhà ở vào cuộc sống.

Về việc tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 110/2023/QH15, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội đã xem xét, thông qua nghị quyết ghi nhận kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong 22 lĩnh vực trọng tâm có nhiều kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và giao Chính phủ chỉ đạo khẩn trương xem xét, xử lý kết quả rà soát, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy.

Ngay sau kỳ họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản đề nghị Chính phủ khẩn trương phối hợp với các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu tiếp thu, có phương án khắc phục ngay các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra liên quan đến các dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm và Kỳ họp thứ Bảy; chỉ đạo khẩn trương xem xét, xử lý kết quả rà soát đối với các nội dung do các cơ quan kiến nghị theo yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 110/2023/QH15, xây dựng báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy. Theo dự kiến, các cơ quan của Quốc hội sẽ tiến hành thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về nội dung này chậm nhất tại Phiên họp thứ 32 (tháng 4.2024).

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan mới được thông qua -0
Quang cảnh Hội nghị

Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, Chính phủ, các bộ đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội triển khai Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội và văn bản số 720/UBTVQH15-PL của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay, nhiều nội dung vướng mắc, bất cập đã được xử lý trong Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm. Một số nội dung khác đang được các cơ quan nghiên cứu, xử lý trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, pháp lệnh dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua trong thời gian tới hoặc đang được Chính phủ chỉ đạo xử lý trong các dự án luật dự kiến đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Các cơ quan của Quốc hội cũng đang khẩn trương tổng hợp, xây dựng báo cáo nhằm trình Quốc hội.

Về việc theo dõi, đôn đốc Chính phủ thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 về “tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhận thấy, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5.1.2024, đề ra 17 chỉ tiêu cụ thể về cải cách thủ tục hành chính các bộ, ngành, địa phương cần đạt được trong năm 2024. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024, trong đó đề ra mục tiêu cắt giảm ít nhất 10% chi phí thủ tục hành chính và quy định kinh doanh.

Để bảo đảm tiến độ báo cáo Quốc hội theo yêu cầu tại Nghị quyết số 103/2023/QH15, Chính phủ đã phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính trình Quốc hội.

Còn một số nhiệm vụ lập pháp chưa kịp thời đề nghị đưa vào Chương trình

Về tình hình, tiến độ triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, theo Chương trình năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023 và các nghị quyết điều chỉnh Chương trình năm 2023, tại Kỳ họp thứ Bảy (tháng 5.2024), Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến đối với 12 dự án luật khác. Tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024), Quốc hội sẽ thông qua 12 dự án luật và cho ý kiến đối với 3 dự án luật khác.

Khai mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội khóa XV
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Về các dự án trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, đến nay các cơ quan mới hoàn thành, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đúng tiến độ 2 dự án luật bao gồm dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) và cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; 3 dự án luật còn lại được lùi thời gian cho ý kiến do các cơ quan cần có thêm thời gian chuẩn bị. Dự kiến tại các phiên họp thường kỳ và chuyên đề pháp luật tháng 3.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với các dự án luật này và các dự án còn lại. Về các dự án luật, nghị quyết dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy, đến nay Chính phủ mới trình 1 dự án; hầu hết các dự án còn lại dự kiến được Chính phủ xem xét tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật cuối tháng 2.2024.

Về tình hình, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, tính đến hết ngày 1.3.2024, theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, đã có 114/137 (83,2%) nhiệm vụ hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và nghiên cứu, xây dựng mới; còn 23/137 (16,8%) nhiệm vụ đang được các cơ quan triển khai thực hiện theo tiến độ.

Cụ thể, trong số 114 nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành có: 41 nhiệm vụ được đề xuất xây dựng, ban hành luật, nghị quyết và đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua; 24 nhiệm vụ được đưa vào Chương trình năm 2024 và Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 9 nhiệm vụ các cơ quan đề xuất chưa sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới luật, nghị quyết; 40 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát nhưng chưa được các cơ quan, tổ chức đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Trong số 23 nhiệm vụ lập pháp đang thực hiện theo tiến độ, có 16 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trước ngày 31.12.2023, 5 nhiệm vụ cần hoàn thành trước ngày 31.12.2024 và 2 nhiệm vụ trước ngày 31.12.2025.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 27-NQ/TW và Kế hoạch số 11-KH/TW, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 bổ sung 19 nhiệm vụ lập pháp. Đến nay, có 1 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát; đối với 18 nhiệm vụ còn lại, có 1 nhiệm vụ cần hoàn thành trước ngày 31.3.2024 và 1 nhiệm vụ trước ngày 30.6.2024, cùng 16 nhiệm vụ trước ngày 31.12.2024.

Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, thời gian qua, các cơ quan, tổ chức đã dành nhiều sự quan tâm hơn; đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện để bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ lập pháp. Các luật, pháp lệnh, nghị quyết được thông qua là kết quả thực hiện các nhiệm vụ lập pháp đã bám sát yêu cầu định hướng sửa đổi, bổ sung theo Đề án Định hướng và bảo đảm tiến độ đề ra, được Quốc hội và Nhân dân đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành việc rà soát, có đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật nhưng chưa được các cơ quan kịp thời lập đề nghị trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào Chương trình, nhất là các luật về thuế.

Kiến nghị sửa đổi luật phải thực sự cần thiết, hạn chế đề xuất một luật sửa nhiều luật

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, trọng tâm là các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua thuộc lĩnh vực Ủy ban Pháp luật phụ trách, Thường trực Ủy ban Pháp luật kiến nghị, đối với công tác triển khai Luật Nhà ở, Chính phủ chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan mới được thông qua; sớm ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo xử lý, giải quyết các vấn đề vướng mắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án thí điểm cho phép thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác. Chú trọng đẩy mạnh triển khai chính sách, quy định mới về nhà ở xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Đối với công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan khẩn trương thực hiện các công việc được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng; đồng thời, lưu ý việc đánh giá, xử lý kết quả rà soát cần bảo đảm tính toàn diện, khách quan, phù hợp với thực tiễn.

“Việc kiến nghị sửa đổi luật phải thực sự cần thiết và thích đáng, hạn chế đề xuất một luật sửa nhiều luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh.

Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ việc rà soát, kiến nghị xử lý các vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật với việc rà soát, kiến nghị xử lý các thủ tục hành chính không hợp lý, gây phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Tập trung đẩy mạnh công tác rà soát pháp luật, xác định đây là hoạt động quan trọng, cần tiến hành thường xuyên; tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào những lĩnh vực có nhiều vướng mắc, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Khẩn trương xây dựng Báo cáo về kết quả rà soát, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 4.2024, để bảo đảm chất lượng và tiến độ báo cáo Quốc hội về nội dung này tại Kỳ họp thứ Bảy.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan mới được thông qua -0
Các đại biểu dự Hội nghị

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng cường công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách để kịp thời phát hiện, kiến nghị giải pháp hoàn thiện, khắc phục những vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách.

Đối với việc thực hiện Chương trình năm 2024, chuẩn bị Chương trình năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, đối với các dự án trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy, đề nghị Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, các cơ quan của Quốc hội theo trách nhiệm được giao khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án, công tác thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đúng tiến độ đề ra, bảo đảm chất lượng trình Quốc hội. Trường hợp không thể đáp ứng yêu cầu trình đúng tiến độ thì sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, điều chỉnh phù hợp.

Đối với 3 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, đề nghị các cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án khẩn trương tổ chức việc soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ dự án, gửi thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đối tượng chịu sự tác động theo quy định, bảo đảm tiến độ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 8, chậm nhất là tháng 9.2024.

Đối với việc lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ, khẩn trương lập dự kiến Chương trình, gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra đề nghị xây dựng luật, nghị quyết thuộc lĩnh vực phụ trách, chú trọng làm rõ các chính sách được đề xuất, đánh giá tác động, bảo đảm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu kiến tạo phát triển gửi Ủy ban Pháp luật để tổng hợp, xây dựng báo cáo thẩm tra chung trình UBTVQH tại phiên họp tháng 4.2024; đề nghị Chính phủ, Bộ Tư pháp, các cơ quan trình dự án phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội lập dự kiến Chương trình để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Khẩn trương triển khai nghiên cứu, rà soát 25 nhiệm vụ lập pháp còn lại

Đối với việc thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, theo Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 thì tổng số nhiệm vụ phải thực hiện trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là 156 nhiệm vụ; trong đó, 41 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát nhưng chưa lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; 41 nhiệm vụ khác đang triển khai, cho thấy dự kiến khối lượng nhiệm vụ lập pháp cần thực hiện trong nửa cuối nhiệm kỳ của Quốc hội Khóa XV là rất lớn.

Để hoàn thành các nhiệm vụ này bảo đảm chất lượng, tiến độ, Thường trực Ủy ban Pháp luật kiến nghị, Chính phủ, các cơ quan tiếp tục xác định việc thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, Nghị quyết số 27-NQ/TW, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 là nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên hàng đầu; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu để có biện pháp chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu hoàn thành kế hoạch, chương trình đã đề ra.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan mới được thông qua
Các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: Hồ Long

Đối với 41 nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát nhưng chưa được đề xuất đưa vào Chương trình, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị các cơ quan xem xét kỹ tính cấp thiết, xác định thứ tự ưu tiên để chuẩn bị, hoàn thiện để xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với 41 nhiệm vụ lập pháp đang triển khai hoặc cần hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị lưu ý, đối với 16 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trước ngày 31.12.2023, các cơ quan khẩn trương hoàn thiện báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát gửi Thường trực Ủy ban Pháp luật trước ngày 1.3.2024. Do đó, các cơ quan cần khẩn trương hoàn thiện báo cáo gửi Thường trực Ủy ban Pháp luật để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với 25 nhiệm vụ còn lại, đề nghị các cơ quan khẩn trương triển khai nghiên cứu, rà soát theo yêu cầu và gửi báo cáo đến Thường trực Ủy ban Pháp luật đúng thời hạn quy định, bảo đảm chất lượng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trường hợp kết quả nghiên cứu, rà soát cho thấy cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết, tính khả thi, đồng thời cần cân đối hài hòa về khối lượng công việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong từng thời điểm.

Quốc hội và Cử tri

Hành động thực chất
Chính sách và cuộc sống

Hành động thực chất

Trước ngày 20.11, các địa phương phải hoàn thành việc xóa bỏ toàn bộ tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại cuộc họp với các bộ, ngành và 28 địa phương ven biển diễn ra mới đây.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền, lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương
Quốc hội và Cử tri

Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Chiều 29.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.