Nâng cao hiệu quả công tác chi trả bảo hiểm tiền gửi

Chi trả bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là nhiệm vụ chính và quan trọng của bất kỳ tổ chức BHTG nào trên thế giới. Việt Nam đang hướng tới chuẩn chi trả bảo hiểm quốc tế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hoạt động tài chính - ngân hàng.

Hiện đại hóa quy trình chi trả - nhìn từ quốc tế

Tại Nga, trên thực tế, khung thời gian chuẩn bị chi trả được giảm xuống còn 9 ngày (6 - 7 ngày làm việc). BHTG Nga sẽ lựa chọn ngân hàng đại lý để chi trả theo thủ tục lựa chọn do Hội đồng quản trị của BHTG Nga xây dựng với sự nhất trí của Cơ quan chống độc quyền Liên bang. Hội đồng quản trị của BHTG Nga cũng quy định tiêu chuẩn về phí đại lý trả cho ngân hàng đại lý và quyết định thực hiện chi trả thông qua một vài ngân hàng đại lý cùng lúc. Sau đó, BHTG Nga sẽ thông báo cho người gửi tiền về khung thời gian bắt đầu chi trả, địa điểm, hình thức và thủ tục tiếp nhận đề nghị chi trả của người gửi tiền thông qua một số phương tiện truyền thông như đăng tải trên trang web, thông báo cho ngân hàng thanh lý, đăng tải trên trang web của Ngân hàng Trung ương Nga, thông báo trên 1 tờ báo thuộc cơ quan báo chí Liên bang Nga.

Đặc biệt, BHTG Nga đã sử dụng dịch vụ chi trả trực tuyến thông quan ngân hàng đại lý. Đối với hình thức này, BHTG Nga chi trả mà không cần tiếp nhận đơn đề nghị của người gửi tiền cá nhân (hoàn tất trong vòng 3 ngày kể từ ngày bắt đầu chi trả). Tính riêng trong năm 2021, dịch vụ chi trả trực tuyến đã được sử dụng bởi 40% số lượng người gửi tiền tại ngân hàng đại lý cung cấp dịch vụ này. BHTG Nga hướng tới sẽ tăng tỷ trọng chi trả trực tuyến cho người gửi tiền trong thời gian tới.

Tại Hàn Quốc, Luật BHTG quy định, khi xảy ra rủi ro bảo hiểm tại một tổ chức tham gia BHTG, BHTG Hàn Quốc sẽ chi trả cho người gửi tiền của tổ chức tham gia BHTG đó. Cụ thể, trong trường hợp tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền hoặc do yêu cầu của Ủy ban giám sát tài chính Hàn Quốc về việc tổ chức tín dụng đó ngừng thanh toán và ngừng hoạt động, BHTG Hàn Quốc sẽ chi trả cho người gửi tiền sau khi Ủy ban BHTG ra quyết định xử lý. Trong trường hợp thứ hai, khi tổ chức tín dụng bị hủy bỏ giấy phép hoạt động, giải thể hoặc tuyên bố phá sản, BHTG Hàn Quốc sẽ chi trả ngay cho người gửi tiền mà không cần dựa trên quyết định xử lý của Ủy ban BHTG. Hiện nay, hạn mức trả tiền bảo hiểm ở Hàn Quốc là 50 triệu won (tương đương hơn 37.000 đô la Mỹ).

Hàn Quốc đã phát triển một "Hệ thống thông tin xử lý tích hợp" (IRIS) trực tuyến nhằm phục vụ quá trình chi trả nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ và số hóa hiện nay. Ngoài ra, BHTG Hàn Quốc còn phối hợp với các tổ chức tài chính để hỗ trợ quá trình trả tiền bảo hiểm. BHTG Hàn Quốc thông qua các đại lý như 6 ngân hàng thương mại lớn có chi nhánh trên toàn quốc để xác minh thông tin người gửi tiền trực tiếp và chuyển khoản, thanh toán; phối hợp với công ty xếp hạng tín nhiệm để xác minh thông tin người gửi tiền qua điện thoại; tạm ứng trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền; mua tiền gửi và trái phiếu vượt quá hạn mức bảo hiểm và chi trả cổ tức tạm ứng bằng cách tính vào tỷ lệ cổ tức phá sản dự kiến...

Việt Nam phấn đấu rút ngắn thời gian chi trả

Tại Việt Nam, Luật BHTG quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo hạn mức quy định.

Đến nay, BHTGVN đã tiến hành chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền tại 39 quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố cho 1.793 người được bảo hiểm tiền gửi, với số tiền 26,78 tỷ đồng. Trong đó, BHTGVN trực tiếp thực hiện chi trả 34 quỹ tín dụng nhân dân, ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện chi trả 5 quỹ tín dụng nhân dân. Nhìn chung, việc chi trả bảo hiểm tiền gửi bằng cả 2 hình thức trực tiếp và ủy quyền đều được thực hiện một cách chính xác và kịp thời, góp phần quan trọng ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội tại các địa phương, tham gia giải quyết dứt điểm việc xử lý pháp nhân đối với các quỹ tín dụng nhân dân gặp khó khăn kéo dài không thể khắc phục.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác chi trả BHTG, BHTGVN đã xác định mục tiêu tại Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: chi trả BHTG theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam, phấn đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế kể từ khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm đến năm 2025 là 30 ngày làm việc và đến năm 2030 là 15 ngày làm việc, giúp người gửi tiền được tiếp cận sớm với tiền gửi của mình khi tổ chức tham gia BHTG được xử lý.

Trên cơ sở đó, các giải pháp cụ thể được đặt ra trong thời gian tới đối với hoạt động chi trả của BHTGVN, bao gồm: nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật BHTG theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế nhằm bảo đảm ngăn chặn tình trạng trục lợi BHTG, trách nhiệm phối hợp giữa tổ chức BHTG và các cơ quan liên quan; tạo hành lang pháp lý để tổ chức BHTG tham gia thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG nhằm tối đa hóa giá trị thu hồi. Luật BHTG cần quy định cụ thể về về thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, bổ sung quy định về tạm ứng chi trả, quy định về cơ chế bảo hiểm toàn bộ trong trường hợp đặc biệt.

Xây dựng kế hoạch dự phòng và diễn tập chi trả cho từng loại hình tổ chức tham gia BHTG; xây dựng sổ tay chi trả đối với từng loại hình tổ chức tham gia BHTG nhằm chuẩn hóa quy trình chi trả, đa dạng hóa các hình thức chi trả, áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình chi trả nhằm rút ngắn thời gian chi trả thực tế.

Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.

2 triệu cổ phiếu PPC "ế" khách, Công ty con của REE chưa thể thoái vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại
Tài chính

2 triệu cổ phiếu PPC "ế" khách, Công ty con của REE chưa thể thoái vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại

Từ ngày 17.7 đến ngày 14.8, Công ty TNHH Năng Lượng REE (Công ty con của CTCP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán: REE) đã không bán được cổ phiếu nào trong tổng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PPC, vì vậy vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu là 66,49 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,74% vốn điều lệ tại Nhiệt điện Phả Lại.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư
Tài chính

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã xuất hiện những điểm tích cực, đang dần có chiều sâu và đúng bản chất là kênh huy động vốn trung, dài hạn. Để phát triển bền vững thị trường, cần sớm bổ sung chính sách khuyến khích xếp hạng tín nhiệm, triển khai các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và năng lực quản lý, giám sát thị trường.

LPBank được vinh danh Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”
Tài chính

LPBank được vinh danh Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”

Ngày 14.8, tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện Treasury Executive Summit 2024, Finastra - nhà cung cấp hàng đầu thế giới về ứng dụng phần mềm tài chính và thị trường giao dịch đã vinh danh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) là Ngân hàng “Triển khai hệ thống Kondor Treasury nhanh nhất Châu Á - Thái Bình Dương”.

Lộ diện cổ đông người nước ngoài và nhóm doanh nghiệp nắm giữ 37,09% vốn điều lệ MSB
Tài chính

Lộ diện cổ đông người nước ngoài và nhóm doanh nghiệp nắm giữ 37,09% vốn điều lệ MSB

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa cập nhật danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ dựa vào thông tin cổ đông cung cấp. Theo đó, đến ngày 23.7 có tổng cộng 11 cổ đông gồm một cổ đông cá nhân và 10 cổ đông tổ chức đang nắm giữ tổng cộng 37,09% vốn điều lệ MSB.