CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị truy thu thuế hơn 2 tỷ đồng

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) bị phạt, truy thu thuế hơn 2 tỷ đồng theo Quyết định số 589/QĐ-CTBDU ngày 13.3.2023 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Cụ thể, CTCP Tập đoàn Hoa Sen đã có hành vi hạch toán không đúng doanh thu, chi phí, thu nhập khác niên độ trong năm 2020 và 2021 dẫn đến nộp thiếu ngân sách Nhà nước số tiền thuế TNDN và GTGT là 2,08 tỷ đồng.

Theo đó, CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị phạt 415,76 triệu đồng do hạch toán không đúng doanh thu, chi phí, thu nhập khác niên độ năm 2020 và 2021 dẫn đến nộp thiếu ngân sách Nhà nước.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen bị truy thu thuế hơn 2 tỷ đồng -0

Ngoài ra, công ty này còn bị yêu cầu nộp đủ số tiền thuế TNDN và GTGT là 2,08 tỷ đồng; tiền chậm nộp là 317,6 triệu đồng. Tổng tiền truy thu và phạt là 2,08 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 4.2022 (tức quý 1 trong niên độ tài chính 2022 - 2023 của Hoa Sen) cho biết, 

SG có doanh thu thuần đạt mức 7.917 tỷ đồng, giảm hơn 53% so với cùng kỳ của năm 2021.

Khởi sắc hơn quý 3.2022, trong quý này, Hoa Sen đã thoát khỏi tình trạng kinh doanh dưới giá vốn. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng cũng bám đuổi sát nút với doanh thu khi đạt mức 7.757 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính của Hoa Sen cũng sụt giảm mạnh mẽ so với cùng kỳ của một năm trước khi chỉ còn 32 tỷ. Trong khi đó, chi phí tài chính tiêu tốn tới 113 tỷ đồng, riêng chi phí cho lãi vay là 47 tỷ đồng. Trừ đi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Hoa Sen báo lỗ thuần 689 tỷ đồng. Sau thuế, doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ 680 tỷ đồng.

Về tình hình tài chính, hết quý 4.2022, Hoa Sen ghi nhận tổng tài sản ở mức 15.963 tỷ đồng, giảm so với hồi đầu năm (17.025 tỷ đồng).

Hàng tồn kho của Hoa Sen trong kỳ đã giảm 19,2 % so với thời điểm đầu năm xuống mức 5.980 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho vẫn chiếm gần 1/3 khối tài sản của Hoa Sen.

Ở chiều ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn trong kỳ của Hoa Sen tăng gần 14% so với hồi đầu năm lên mức 1.654 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của Hoa Sen đã giảm từ mức 6.141 tỷ đồng (đầu năm) xuống 5.793 tỷ đồng (cuối năm). Nợ vay tài chính ghi nhận giảm rõ rệt, đặc biệt, nợ vay tài chính ngắn hạn giảm hơn 1.300 tỷ đồng.

Việc giảm số nợ vay tài chính cũng là biện pháp hữu hiệu giúp Hoa Sen nhẹ bớt gánh nặng chi phí lãi trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng cao, gây áp lực lớn lên hoạt động của doanh nghiệp.

Tài chính

Ảnh minh họa
Tài chính

Mở rộng kênh dẫn vốn vào Việt Nam

Với việc quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Luật Chứng khoán (sửa đổi) được đánh giá sẽ thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó mở rộng kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế
Kinh tế

Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam - tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế

Việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là chủ trương, quyết sách chính trị có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc, bứt phá, củng cố các yếu tố nền tảng, làm tiền đề để nước ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Tài chính

Eurowindow tăng hạng trong TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024, Eurowindow vừa được ghi nhận tăng ngoạn mục 72 bậc so với năm 2023 nhờ sở hữu nền tảng vững mạnh về con người, không ngừng đổi mới công nghệ cùng chiến lược kinh doanh linh hoạt, uy tín, trách nhiệm trong từng sản phẩm - dịch vụ tạo nên sự tăng trưởng về doanh số, doanh thu. Được biết, đây là năm thứ 15 doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này, đồng thời giữ vị trí dẫn đầu trong ngành cửa và vách nhôm kính lớn.

Chỉ số Niềm tin Kinh doanh tăng mạnh
Kinh tế

Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) vừa công bố, Chỉ số niềm tin kinh doanh tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong hơn hai năm qua. Điều này cho thấy sự lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đối với triển vọng kinh tế Việt Nam, đồng thời minh chứng cho khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của nước ta trước những biến động toàn cầu.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh nhiệm vụ chính trị, chuyên môn năm 2025 đặt ra hết sức nặng nề, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xác định mục tiêu và phương châm hành động của năm là: “Tập trung nguồn lực, trí tuệ hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm và các đề án, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số các hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng ngày 8.1, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết đã xây dựng kịch bản và quyết tâm tăng trưởng hai con số trong năm 2025, qua đó, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Ảnh
Kinh tế

Cần tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới

Muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, trong 20 năm tới, nước ta phải phấn đấu tăng trưởng ở mức hai con số (10% trở lên). Các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Ảnh minhh họa
Kinh tế

Nhiều nơi giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 12.2024, giải ngân đầu tư công của cả nước ước đạt trên 529,6 nghìn tỷ đồng, bằng 77,55% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ năm 2023; đến nay vẫn còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.