6 năm ông Lưu Trung Thái làm CEO, MB có những gì?

Ông Lưu Trung Thái, tân Chủ tịch HĐQT của MB từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của MB từ năm 2017. Khoảng thời gian ông Thái làm CEO của MB, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu và lợi nhuận, chỉ số nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng gia tăng.

Lãi nghìn tỷ nhưng chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ “khiêm tốn”

Đại hội cổ đông thường niên 2023 của Ngân hàng TMCP Quân Đội - MB Bank (Mã MBB) được dự kiến diễn ra vào ngày 25.4.2023. Thông thường, trước thềm đại hội, các đơn vị luôn cố gắng tránh sự xáo động về đội ngũ nhân sự để không làm ảnh hưởng tới tâm lý cổ đông. Tuy nhiên mới đây, MB lại bất ngờ thay ghế vị trí Chủ tịch HĐQT ngay trước thềm đại hội.

Theo đó, ông Lễ Hữu Đức, Chủ tịch HĐQT của MB đã nộp đơn từ nhiệm và được HĐQT của MB thông qua, từ đó giảm số lượng thành viên HĐQT từ 11 người xuống chỉ còn 10 người.

6 năm ông Lưu Trung Thái làm CEO, MB có những gì? -0
Tình hình chia cổ tức của MB qua các năm (Nguồn: Fireant).

Cũng trong ngày 12.4.2023, HĐQT của MB cũng đã bầu ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT trong thời gian còn lại của Nhiệm kỳ 2019 - 2024. Ông Thái thôi giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc MB từ ngày 12.4.

Ông Lưu Trung Thái từng được bầu làm thành viên HĐQT của MB trong nhiệm kỳ 2009 - 2014. Đến năm 2013, ông được giao vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Bước sang năm 2017, ông Thái được HĐQT giao thêm vị trí Tổng Giám đốc MB và cũng là nhân vật có ảnh hưởng tới quyết sách cũng như hoạt động kinh doanh của MB từ đó đến nay. 

Nhìn lại MB 6 năm dưới thời Lưu Trung Thái, trong thời gian ông Lưu Trung Thái tiếp quản vị trí Tổng Giám đốc của MB, doanh thu hoạt động của ngân hàng có sự phát triển vượt bậc, tăng từ 13.867 tỷ đồng năm 2017 lên mức 27.362 tỷ đồng trong năm 2020. Giai đoạn năm 2021 và 2022 ghi nhận tăng trưởng về doanh thu mạnh nhất với ghi nhận lần lượt ở mức 36.934 tỷ và 45.593 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng cũng theo đó tăng trưởng bằng lần, từ khi chỉ có 3.490 tỷ đồng trong năm 2017 lên mức 18.115 tỷ đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, dù kinh doanh liên tục báo lãi hàng nghìn tỷ nhưng MB chia cổ tức bằng tiền ở mức “khiêm tốn”, đặc biệt, giai đoạn 4 năm gần đây, MB không chia cổ tức bằng tiền.

Đáng chú ý, trong thời gian ông Lưu Trung Thái giữ vị trí Tổng Giám đốc, MB chỉ chi trả cổ tức tiền mặt 2 lần trong năm 2017 và 2018 với tỷ lệ èo uột chỉ 6% dù báo lãi hàng nghìn tỷ. Còn lại, phương án chi trả cổ tức luôn là bằng cổ phiếu. Ngoài ra, một lần hiếm hoi khác vào đợt 1.2016, MB chi trả cổ tức bằng tiền mặt cũng với tỷ lệ 6%.

Dù trong năm 2022 và 2021, nhóm các cổ phiếu ngân hàng hầu hết đều có sự bứt phá mạnh mẽ nên có thể phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu nhận được nhiều sự ủng hộ của cổ đông. Nhưng cần phải lưu ý rằng một khoảng thời gian khá dài trước đó, mã MBB từng có giai đoạn "ngụp lặn" rất sâu thậm chí có thời điểm về dưới cả mệnh giá.

6 năm ông Lưu Trung Thái làm CEO, MB có những gì? -0
Biểu đồ giá cổ phiếu của MB trong 5 năm gần đây

Điển hình như phiên giao dịch đầu năm 2019, MBB có giá 9.150 đồng/cổ phiếu, phiên đầu năm 2020 cũng không khá khẩm hơn mấy với 11.400 đồng/cổ phiếu, về  khoảng cuối tháng 3.2020 giá cổ phiếu của MB tiếp tục rơi xuống “đáy”. Do đó phương án chi trả cổ tức "không tiền mặt" trong 2 năm này cũng từng khiến nhiều cổ đông không khỏi băn khoăn.

Nợ xấuleo thang, cả 3 nhóm nợ xấu đạt đỉnh trong năm 2022

Trong hoạt động “lõi” của MB, từ năm 2017 đến năm 2022, tổng dư nợ của MB tăng từ 184.188 tỷ đồng lên 450.574 tỷ đồng, tương đương với việc tăng gần gấp 2,4 lần trong thời gian 6 năm. Tuy nhiên, một điều dễ thấy nữa đó là từ năm 2017 đến 2022, có sự gia tăng của các nhóm nợ xấu.

6 năm ông Lưu Trung Thái làm CEO, MB có những gì? -0
Diễn biến các nhóm nợ xấu của MB qua các năm (đơn vị: tỷ đồng)

Theo đà tăng của tổng dư nợ, tổng nợ xấu của MB cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ khá chậm trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, từ 2.218 tỷ đồng lên 2.887 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu được cải thiện, giảm từ 1,2% xuống còn 1,15%. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, tổng nợ xấu của MB gia tăng mạnh từ 3.248 tỷ đồng trong năm 2020, đi ngang trong năm 2021 để rồi đột biến tăng lên ngưỡng 5.031 tỷ đồng. Tương ứng với việc nợ xấu năm 2022 tăng tới 1.764 tỷ đồng chỉ trong 1 năm, tỷ lệ tăng 54%.

Trong 3 nhóm nợ xấu, có thể thấy rằng nợ xấu Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ liên tục gia tăng "bền vững" mỗi năm, tăng từ 668 tỷ đồng trong năm 2017 lên 1.221 tỷ đồng trong năm 2022. Cần phải lưu ý rằng đây là nhóm nợ có độ rủi ro chỉ sau Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Ngoài ra, nợ xấu nhóm 5 là nhóm có rủi ro mất vốn cao nhất, tuy có tăng giảm qua từng năm nhưng lại tăng đột biến từ 819 tỷ đồng lên 2.293 tỷ đồng chỉ trong năm 2022 vừa qua. Điều này đồng nghĩa, về giá trị tuyệt đối, nợ xấu nhóm 5 đã tăng tới 2,8 lần chỉ trong 1 năm. Cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ nợ xấu của MB đã tăng từ mức 0,9% trong năm 2021 lên 1,12% trong năm 2022.

Và cũng chính trong năm 2022 này, toàn bộ 3 nhóm nợ xấu của MB đều đã đạt đỉnh cao nhất trong 6 năm kể từ khi CEO Lưu Trung Thái nắm giữ chức vụ Tổng Giám đốc để rồi hiện tại, được tiếp tục được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT.

Tài chính

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ
Tài chính

VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố quy mô 45.000 tỷ

Sau thành công của Gói vay căn hộ, nhà phố năm 2024 với đặc tính “Vay nhanh, trả dễ”, góp phần giúp hơn 15.000 gia đình Việt sở hữu căn nhà mơ ước, VIB đã chính thức ra mắt gói Vay mua căn hộ, nhà phố năm 2025 quy mô 45.000 tỷ đồng, cùng với nhiều tính năng ưu việt và lợi ích cao dành cho khách hàng.

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%
Tài chính

Bac A Bank hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đường dài với lãi vay ưu đãi chỉ từ 5,5%

Nhằm hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn tài chính ưu đãi - đáp ứng toàn diện nhu cầu mở rộng đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình ưu đãi “Vay vốn dễ dàng - Vững vàng chạm đích” áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn.

AMH
Tài chính

Kho bạc Nhà nước hoạt động theo mô hình mới

Từ ngày 15.3.2025, hệ thống Kho bạc Nhà nước đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức bộ máy mới thống nhất. Đây là dấu mốc quan trọng với hệ thống Kho bạc Nhà nước, bước sang giai đoạn phát triển mới tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính
Tài chính

Doanh nghiệp liên tiếp mua bản quyền chương trình của Trung Quốc đưa về Việt Nam lãi lớn nhờ doanh thu tài chính

Nhìn vào dữ liệu tài chính cho thấy, việc đưa các chương trình bản quyền từ Trung Quốc về Việt Nam đang là "gà đẻ trứng vàng" của Yeah 1 Group. Ngay sau "anh trai" và "chị đẹp", mới đây Yeah 1 Group cho biết trong năm 2025 sẽ tiếp tục phát triển hai dự án trọng điểm là Show It All và HAHA Farmer đều được mua bản quyền từ Trung Quốc.

Ảnh
Tài chính

Việt Nam có thể tăng trưởng 8% trong năm nay

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Andrea Coppola, Việt Nam “hoàn toàn có thể đạt” mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay, với các điều kiện đi kèm, như: phải có chính sách tài khóa hiệu quả hơn nữa, tăng giải ngân vốn đầu tư công cả về mức đầu tư cũng như chất lượng; thúc đẩy đầu tư tư nhân; theo dõi sát sao lạm phát để có điều chỉnh kịp thời…

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tài chính

Công ty Thanh Tuyền liên tiếp "trúng thầu sát giá" trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Thanh Tuyền đã trở thành doanh nghiệp "quen mặt", liên tiếp trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Theo dữ liệu đấu thầu, doanh nghiệp này đã trúng khoảng hơn 60 gói thầu với tổng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng, bao gồm cả liên danh và độc lập.

Việt Nam cần sớm phát triển thị trường vốn
Tài chính

Bài toán lớn nhất là nguồn vốn phục vụ tăng trưởng

Trước yêu cầu phải đầu tư phát triển hạ tầng cao tốc, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... nếu không sớm phát triển thị trường vốn, mục tiêu tăng trưởng cao năm nay và giai đoạn tới sẽ rất thách thức. Theo các chuyên gia, các kênh thị trường trái phiếu, thị trường nợ… hiệu quả sẽ giúp khai thông, huy động được nguồn vốn trong dân, gồm 15 triệu tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và hàng trăm tỷ USD của ngành bảo hiểm.

AMH
Tài chính

Mong đợi gì ở nghị quyết phát triển đột phá kinh tế tư nhân?

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân với quan điểm đây phải là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng. Các chuyên gia hy vọng, nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường kinh doanh trên tinh thần doanh nghiệp được phép làm những điều pháp luật không cấm và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.