Những loại trái cây bổ dưỡng, ít đường phù hợp với chế độ ăn kiêng

Các loại trái cây ít đường như quả mọng, kiwi và trái cây họ cam quýt có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Ăn một miếng trái cây có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và chất xơ. Nhưng nếu bạn đang trong thời gian theo dõi lượng đường nạp vào cơ thể, bạn có thể chọn những loại trái cây ít đường.

Dưới đây là một số loại trái cây ít đường có thể kết hợp vào chế độ ăn uống:

Bưởi

Loại trái cây có vị chua này là món ăn phổ biến với nhiều lợi ích dinh dưỡng. Bưởi có lượng đường tương đối thấp và là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời.

Một nửa quả bưởi cỡ trung bình chứa 8,5 gam đường và 43% giá trị vitamin C hàng ngày. Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và hình thành collagen đồng thời giúp cải thiện sự hấp thụ sắt.

Bưởi cũng có chỉ số đường huyết thấp. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa do đó khiến lượng đường trong máu tăng ít và chậm hơn. Điều đó có nghĩa là tuân theo chế độ ăn với những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Hãy thử kết hợp bưởi vào món salad hoặc bữa ăn có chứa các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh.

Quả mọng

Quả mọng có lượng đường thấp hơn nhiều so với các loại trái cây khác. Ví dụ hàm lượng đường trong 1 cốc quả mọng: mâm xôi 5g, dâu tây 7g, dâu đen 7g.

Quả mọng rất giàu chất xơ, polyphenol và vitamin. Ngoài ra, chúng còn có chỉ số đường huyết thấp. Ăn nhiều trái cây có chỉ số đường huyết thấp như quả mọng giúp cải thiện đáng kể nồng độ hemoglobin A1C ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Quả mọng cũng là một nguồn giàu các hợp chất có lợi với đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là những chất giúp hạn chế thiệt hại do các gốc tự do gây ra- có liên quan đến ung thư và các bệnh mãn tính khác. Ví dụ quả nam việt quất có thể làm giảm khoảng 1/3 nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Bạn có thể thưởng thức một ít quả mọng như một bữa ăn nhẹ giữa ngày hoặc thêm quả mọng vào sữa chua.

ảnh chụp màn hình 2023-08-28 lúc 18.04.42.png -0
Quả mọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể (Ảnh: iStock)

Cam và Chanh

Với hương vị chua, không có gì ngạc nhiên khi chanh là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các loại trái cây ít đường. Mỗi quả chanh vàng chứa 2,1 g đường và 2,4 g chất xơ trong khi đó mỗi quả chanh xanh thậm chí chỉ chứa 1g đường và 2g chất xơ.

Vắt nước chanh vào ly nước để làm đồ uống giải khát hoặc trộn nước cốt chanh với dầu ô liu nguyên chất để tạo ra nước sốt salad thơm ngon.

Cũng như chanh, cam  phù hợp với chế độ ăn ít đường. Một quả cam chỉ chứa dưới 13 gam đường, 3 gam chất xơ và một lượng vitamin C. Cam có hàm lượng nước cao, có thể giúp cơ thể giữ nước.

Kiwi

Một quả kiwi chứa 7 g đường. Kiwi cung cấp chất xơ và vitamin C có lợi cho sức khỏe. Một quả kiwi cung cấp 62% lượng vitamin C mỗi ngày và 2,3 g chất xơ chỉ với 48 calo.

Bạn có thể ăn riêng quả kiwi hoặc thêm kiwi thái hạt lựu vào món salad.

Bơ là loại trái cây ít đường cực kỳ bổ dưỡng. Một quả bơ chứa ít hơn nửa gam đường và cung cấp 9g chất xơ. Chính vì chúng giàu chất béo không bão hòa đơn nên bơ có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ bơ hàng ngày trong 12 tuần đã cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở người lớn mắc bệnh béo phì và kháng insulin.

Thêm bơ nghiền vào bánh mì nướng, làm kem bơ hay sinh tố bơ là những lựa chọn bổ dưỡng.

Quả mơ là một món ăn nhẹ tuyệt vời cho những ai đang theo chế độ ăn ít đường. Hai quả mơ nhỏ chứa 6 g đường, 1,4 g chất xơ chỉ với 34 calo.

Mặc dù mơ khô có lượng đường cao hơn một chút và ít chất xơ hơn-chứa 4,2 gam đường và 0,6 g chất xơ trên mỗi lát nhỏ-nhưng chúng vẫn ở mức tương đối thấp trên thang chỉ số đường huyết.

Ăn mơ khô kết hợp cùng với các thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh như các loại hạt và phô mai có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Một vài khuyến nghị

Nên sử dụng trái cây tươi thay vì nước ép trái cây bởi nước ép trái cây có xu hướng chứa nhiều đường và ít chất xơ, có thể làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các loại trái cây có lượng đường cao. Tuy nhiên, chúng nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Ví dụ, trái cây sấy khô như chà là, nho khô nên có khẩu phần ăn ít  hơn các loại trái cây khác.

Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp trái cây với nguồn protein và chất béo lành mạnh để tạo ra những bữa ăn cân bằng giúp làm chậm tốc độ tăng lượng đường trong máu.

Theo Health

Sức khỏe

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.