Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Vẹo cột sống khởi phát sớm có thể tiến triển chậm, không tiến triển, hoặc tiến triển rất nhanh gây biến dạng lớn về cột sống, lồng ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Theo Bệnh viện Việt Đức, vẹo khởi phát sớm (EOS) được định nghĩa là những đường cong cột sống lớn hơn 10 độ và khởi phát trước 10 tuổi.

Vẹo cột sống khởi phát sớm có thể tiến triển chậm, không tiến triển, hoặc tiến triển rất nhanh gây biến dạng lớn về cột sống, lồng ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Việc phát hiện sớm và chiến lược điều trị đúng là yếu tố quan trọng giúp đạt được thành công trong kiểm soát, tối đa hiệu quả phương án điều trị.

Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm -0
Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Dấu hiệu nhận biết của bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong giai đoạn đầu hoặc vẹo cột sống nhẹ, nếu bố mẹ hoặc bác sĩ không quan sát kĩ rất khó phát hiện ra triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu giúp bố mẹ và bác sĩ phát hiện sớm ra vẹo cột sống ở trẻ nhỏ như :

Mất cân bằng vai: Đối vẹo cột sống làm biến dạng cột sống điều này có thể ảnh hưởng tới vai. Đặc biệt vẹo cột sống ngực làm cho hai vai bệnh nhân không cân bằng, bên cao bên thấp.

Đây là dấu hiệu khá giá trị, nếu cha mẹ nhận thấy con có triệu chứng này nên cho con khám sớm để phát hiện sớm vẹo cột sống.

Bướu sườn, hoặc bướu thắt lưng: Đây là dấu hiệu khá đặc hiệu để giúp chẩn đoán vẹo cột sống bao gồm: Vẹo cột sống làm thân đốt sống xoay, tạo ra các vùng gồ cao trên thân mình trẻ; Vẹo cột sống vùng ngực gây bướu sườn (vùng nhô cao) trên ngực đặc biệt vùng xương bả vai;Vẹo cột sống thắt lưng tạo ra vùng gồ lên tại ví trí eo và thắt lưng của trẻ.

Mất cân bằng thân mình: Vẹo cột sống biến dạng thân mình, đôi khi làm trẻ đi bị lệch một bên. Trẻ đứng thẳng hai tay áp sát thân mình, nếu nhìn kĩ cha mẹ sẽ thấy khoảng trống giữa tay và thân mình trẻ hai bên sẽ khác nhau, một bên rất rộng, một bên hẹp lại.

Nghiệm pháp Adam: Trẻ đứng thẳng hai chân chạm nhau, từ từ cúi thẳng người về trước, lúc này bướu sườn và bướu thắt lưng trẻ sẽ lộ rõ. Đây là biện pháp sàng lọc tốt nhất phát hiện vẹo cột sống ở trẻ nhỏ tại gia đình và trường học.

Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vẹo cột sống, tựu chung có thể chia thành 4 nhóm sau:

Vẹo cột sống bẩm sinh: do bất thường trong mang thai và hình thành cột sống như vẹo do dị tật thân đốt sống…

Vẹo thần kinh cơ: do bất thường về hệ cơ, thần kinh như bệnh bại não…

Vẹo do hội chứng như: vẹo trong bệnh u xơ dây thần kinh…

Vẹo cột sống vô căn: không tìm thấy căn nguyên nào.

Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ yếu tố nguy cơ trong vẹo cột sống. Các nghiên cứu chỉ ra không có mối liên quan giữa việc ngồi học và vẹo cột sống.

Tuy nhiên, có một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ vẹo cột sống như: gia đình có người vẹo, mang thai có bất thường thai sản, thuốc, bất thường về gen…

Bác sĩ lưu ý, người bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm nếu không phát hiện kịp thời gây biến dạng lớn cột sống và lồng ngực, ảnh hưởng tới chức năng tim phổi. Đồng thời, vẹo khởi phát quá sớm có thể ảnh hưởng tới hô hấp, thậm chí gây tử vong.

Ý kiến bạn đọc

Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.

Căng mình chống dịch sởi
Kinh tế - Xã hội

Căng mình chống dịch sởi

Dịch sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trẻ bị suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, thậm chí xuất hiện bão Cytonkine, tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác, rất nguy hiểm. 
Khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương nhiều ngày nay đã dành toàn bộ giường và không gian cho bệnh nhi mắc sởi. Trong đó 1/3 số bệnh nhi bị suy hô hấp phải thở máy, một số trẻ tiến triển nặng nhanh, suy đa cơ quan, xuất hiện “bão Cytokine”.

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần
Sức khỏe

Hà Nội tăng cường công tác quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

Sở Y tế vừa ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện
Sức khỏe

Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai ký thỏa tuận hợp tác toàn diện

Ngày 5.4, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác y tế toàn diện giữa hai đơn vị giai đoạn 2025 – 2030. Sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác y tế giữa hai bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam, hướng đến nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh tiến tới kết thúc dịch Sởi trong quý II.2025

Kết thúc tháng 3.2025, 22 phường, xã thuộc Quận 1, Quận 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Đây là thành quả và tiền đề rất lớn để TP. Hồ Chí Minh chủ động và kiên trì trong công tác phòng chống dịch bệnh của ngành y tế, từ đó quyết tâm kết thúc dịch Sởi ngay trong quý II này.

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.