Gia tăng tỷ lệ người bệnh viêm đường hô hấp khi thay đổi thời tiết

Tại TP. Hồ Chí Minh thời tiết nắng nóng kéo dài ở ngưỡng 37 độ C, có sự chênh lệch xấp xỉ 10 độ so với các tỉnh miền Trung, miền Bắc khiến nhiều người viêm đường hô hấp sau khi trở lại đi học, đi làm.

Tăng cao nguy cơ gây bệnh do sốc nhiệt

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều người bệnh đến thăm khám và điều trị các triệu chứng như: đau họng, sưng họng, khàn giọng, ho, đau đầu, sổ mũi, hắt hơi, nhức mỏi toàn thân, sốt nhẹ.

Trường hợp bé gái 10 tuổi bị viêm mũi họng cấp phải dùng mặt nạ để phun khí dung, mẹ bệnh nhi cho biết, gia đình chị về Quảng Nam ăn Tết, nhiệt độ lúc đó chừng 19 – 22 độ C, nhưng khi trở lại TP.Hồ Chí Minh thì thời tiết nắng nóng 37 – 38 độ liên tục.

Vài ngày sau, bé bị đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho đờm vàng, sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu nên đã đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh điều trị.

Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm mũi họng cấp. Tại đây, người bệnh được hút mũi, phun khí dung để thuốc tác động trực tiếp lên những vị trí viêm nhiễm và kê thêm thuốc điều trị hỗ trợ tại nhà để sớm hồi phục.

Gia tăng tỷ lệ người bệnh viêm đường hô hấp khi thay đổi thời tiết -0
Nhiều người bệnh đợi đến lượt khám các bệnh mũi họng tại bệnh viện (Ảnh: BVCC)

Tương tự, anh Đ.H.D. (29 tuổi, Thái Nguyên) cũng đến khám trong tình trạng ho, đau họng, nghẹt mũi, khó chịu, sốt, khàn giọng kéo dài hơn một tuần. Nguyên nhân do Miền Bắc nhiệt độ lạnh, nhiều đợt rét buốt liên tục nhưng khi trở lại TP. Hồ Chí Minh, anh có cảm giác sốc nhiệt. Bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm mũi xoang, viêm họng cấp.

ThS.BSNT Nguyễn Thị Hương cho rằng, phần lớn người bệnh chủ yếu di chuyển từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào TP. Hồ Chí Minh sau Tết. Do đó, cơ thể đối diện với sự thay đổi nhiệt độ từ lạnh sang nóng và chênh lệch mức nhiệt quá cao nên sức đề kháng cơ thể không kịp thích nghi, dẫn đến “hệ thống phòng vệ đầu tiên” là đường mũi họng bị bệnh trước tiên.

Bên cạnh đó, thời tiết, độ ẩm không khí thay đổi là cơ hội cho vi khuẩn, virus hoạt động mạnh; chưa kể, người bệnh phải di chuyển nhiều sau Tết, tiếp xúc nhiều nguồn bệnh như nơi đông người, khói xe, bụi bẩn, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm…) cũng dễ gây ra các bệnh mũi họng.

Không điều trị sớm, người bệnh dễ viêm phổi

Bác sĩ Nguyễn Thị Hương khuyến cáo, do thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể khó thích ứng. Lúc này, lượng nước và điện giải bị mất khá nhiều do đào thải qua mồ hôi và nước tiểu.

Bên cạnh đó, nắng nóng cũng làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sức đề kháng suy giảm, nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Nhiều trường hợp người bệnh viêm đường hô hấp, tự uống kháng sinh dẫn đến kháng thuốc hoặc các bài thuốc dân gian bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm, khiến virus, vi khuẩn tấn công sâu xuống đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản.

Về mặt y khoa, uống kháng sinh không tiêu diệt được virus gây bệnh dẫn tới việc điều trị tốn kém và kéo dài.

Gia tăng tỷ lệ người bệnh viêm đường hô hấp khi thay đổi thời tiết -0
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Điển hình, trường hợp anh P.M.T. (30 tuổi, Gò Vấp) sốt, ho, đau họng từ trước Tết nhưng tự uống thuốc tại nhà. Đến khi tình trạng ho kéo dài, bệnh nhân mệt mỏi, uống thuốc không hết đã đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, đau ngực. Kết quả, chụp X-quang ghi nhận người bệnh đã viêm phổi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hương, để phòng ngừa các bệnh viêm mũi họng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, mọi người cần tránh ra ngoài trời nắng từ 10 giờ đến 15 giờ, bởi lúc này tia UV cao, bức xạ mặt trời lớn dễ sốc nhiệt, uống mỗi ngày 2 lít nước, nhiều rau xanh, đủ chất, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

Ngoài ra, hãy giữ vệ sinh mũi họng bằng cách súc miệng, xịt mũi thường xuyên bằng nước muối; luôn đeo khẩu trang khi ra đường; thường xuyên rửa tay; hạn chế ăn đồ cay, nóng hoặc quá lạnh. 

Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen
Sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm “tuýt còi” bột ngọt nhập từ nước ngoài của công ty TNHH Liên Sen

Theo thông báo từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra mới đây, 4 lô bột ngọt (Monosodium L – Glutamate) của công ty TNHH Liên Sen, địa chỉ tại số 19 đường 44, khu phố 1, tổ 6, phường 16, quận 8, TP.Hồ Chí Minh được đề nghị tạm dừng lưu thông và sử dụng do vi phạm quy định về ghi nhãn.

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.