Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu dân số và là một trong những nhóm người dễ tổn thương. Để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giúp nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của đất nước, thời gian qua nhiều chính sách đã được triển khai hiệu quả.

Chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi -0
Khám, chữa bệnh cho người cao tuổi. Nguồn: TTXVN

Thường xuyên quan tâm, chăm sóc

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 với dân số 96,21 triệu người, số người cao tuổi đã đạt 11,41 triệu (chiếm 11,86% tổng dân số). Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số cao tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ đạt 17,28 triệu người (chiếm 16,53% dân số) vào năm 2029; 22,29 triệu người (chiếm 20,21% dân số) vào năm 2039. Đến năm 2069, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ có 31,69 triệu người, chiếm 27,11% dân số. Vào năm 2036, dự báo tỷ lệ người từ 65 tuổi ở Việt Nam đạt 14,17% tổng dân số với gần 15,46 triệu người.

Theo thống kê, khoảng 95% người cao tuổi có bệnh, chủ yếu là bệnh mạn tính không lây truyền, đối với người cao tuổi, chăm sóc y tế là điều quan trọng nhất. Những năm qua, nước ta đã có nhiều chính sách thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giúp nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Theo đó, Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 với mục tiêu chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025, 100% năm 2030; người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm đạt 70% năm 2025, 90% năm 2030…

Để chuẩn bị cho già hóa dân số, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025, được triển khai trên toàn quốc. Đề án đã đề ra yêu cầu các cấp, các ngành quan tâm đến chính sách bảo hiểm y tế, dự báo chi phí chăm sóc sức khỏe trong tương lai đối với người cao tuổi; phân bổ nhân lực để thực hiện cung ứng dịch vụ dự phòng các bệnh mãn tính ở tuyến y tế cơ sở, trong cộng đồng…

Ngoài ra, từ năm 2018, Bộ Y tế đã đề nghị các Sở Y tế, các Bệnh viện trực thuộc Bộ và Y tế ngành thành lập khoa Lão và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Tùy thuộc vào quy mô bệnh viện, quy mô giường bệnh của khoa Lão chiếm 10% tổng số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện (tối thiểu từ 30 giường trở lên).

Bên cạnh đó, đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở các tuyến song song với củng cố, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh không lây nhiễm, khám chữa bệnh cho người cao tuổi; từng bước xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi.

Đầu tư cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Tại TP. Hồ Chí Minh, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 nhằm bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Cụ thể, 100% cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030. Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm 2025 và 85% năm 2030; được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025 và 100% năm 2030; được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm đạt 70% năm 2025 và 90% năm 2030…

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu, tuổi thọ bình quân người cao tuổi đạt 76,8 tuổi vào năm 2025 và 77 tuổi vào năm 2030, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 67 năm vào năm 2025 và 68 tuổi vào năm 2030; phấn đấu duy trì và mở rộng hoạt động 144 câu lạc bộ người cao tuổi giúp người cao tuổi và 144 tổ tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi già yếu neo đơn tại cộng đồng ở 144 phường, xã, thị trấn trên địa bàn. 100% người cao tuổi khi bị bệnh được khám và điều trị vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; người cao tuổi cô đơn, bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám và điều trị tại nơi ở đạt 70% năm 2025 và 100% năm 2030.

Ngoài ra, bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi có khoa lão và bệnh viện tuyến quận, huyện dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi đạt 100% năm 2025 và duy trì đến năm 2030; số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường thân thiện với người cao tuổi đạt ít nhất 20% năm 2025 và 50% năm 2030...

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.