Cách bảo đảm thực phẩm trong tủ lạnh an toàn, tránh ngộ độc

Tủ lạnh là một thiết bị gia dụng phổ biến giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon và an toàn cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, nếu không bảo quản đúng cách, thực phẩm trong tủ lạnh có thể bị hư hỏng, mất chất dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm đúng cách là chìa khóa để đảm bảo an toàn và duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Bảo quản thực phẩm đúng cách kéo dài thời hạn sử dụng lâu hơn, tiết kiệm và giảm lãng phí thực phẩm.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh- Phó trưởng khoa Vi sinh thực phẩm & Sinh học phân tử - Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách, đảm bảo an toàn và giá trị dinh dưỡng như sau:

Duy trì nhiệt độ và thời gian bảo quản thực phẩm phù hợp

Ngăn mát tủ lạnh nên được giữ ở 4 độ C, đây là nhiệt độ lý tưởng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp thực phẩm giữ được độ tươi ngon và chất dinh dưỡng. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ ngăn mát thường xuyên bằng nhiệt kế để đảm bảo tủ lạnh đang hoạt động đúng cách.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh cho biết, để thực phẩm trong ngăn mát được bảo quản tốt nhất, nên tránh cất, lưu trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh và để khoảng trống giữa các vật dụng. Điều này sẽ giúp không khí lưu thông, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và giữ cho tủ lạnh hoạt động hiệu quả.

Ngăn đông tủ lạnh nên được đặt ở nhiệt độ từ -18 đến -20 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để đông lạnh thực phẩm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giữ cho thực phẩm giữ được hương vị, độ tươi ngon và chất dinh dưỡng trong thời gian dài.

Một số cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để đảm bảo giá trị dinh dưỡng -0
Nên phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh (Ảnh: iStock)

Phân loại thực phẩm để bảo quản

Phân loại thực phẩm là một trong những bước quan trọng nhất trong việc bảo quản thực phẩm. Việc phân loại thực phẩm đúng cách mang lại lợi ích như:

Tránh lây nhiễm chéo: Thực phẩm tươi sống có thể chứa vi khuẩn gây hại. Nếu không được phân loại, vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống có thể lây lan sang các loại thực phẩm khác, gây ngộ độc thực phẩm.

Hạn chế thực phẩm hư hỏng, mất dưỡng chất: Mỗi loại thực phẩm có nhu cầu bảo quản khác nhau. Việc phân loại thực phẩm giúp bảo quản thực phẩm đúng cách, giúp thực phẩm giữ được lâu và không bị mất chất dinh dưỡng.

Giảm kích thích quá trình chín của trái cây: Một số loại trái cây chín có thể sản sinh ra khí ethylene, kích thích các loại trái cây còn xanh chín nhanh hơn. Việc phân loại trái cây giúp kiểm soát quá trình chín của trái cây, tránh lãng phí thực phẩm.

Theo Tiến sĩ Quốc Anh, để phân loại thực phẩm trong tủ lạnh, cần thực hiện theo các bước sau:

Kiểm tra hạn sử dụng: Xem hạn sử dụng của thực phẩm để phân loại thực phẩm cần sử dụng ngay và thực phẩm có thể sử dụng sau.

Phân loại theo nguồn gốc: Thực phẩm tươi sống (thịt, cá, trứng, rau củ quả) cần được phân loại riêng với thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đông lạnh. Điều này giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.

Ghi chú ngày sử dụng trên các hộp đựng thực phẩm: Ghi chú ngày sử dụng trên các hộp đựng thực phẩm giúp dễ dàng kiểm soát hạn sử dụng của thực phẩm, tránh sử dụng thực phẩm quá hạn.

Bảo quản thực phẩm trong tủ đông

Tủ đông có thể bảo quản nhiều loại thực phẩm, từ thịt, cá, rau củ, nước hầm xương đến các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bảo quản thực phẩm trong tủ đông giúp tiết kiệm thời gian đi chợ và chuẩn bị nấu ăn, đồng thời giảm thiểu lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên để bảo đảm an toàn và duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, việc bảo quản thực phẩm trong tủ đông nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Không để thực phẩm chắn lỗ thông hơi của tủ

Đảm bảo việc lưu trữ trong ngăn đông không vượt quá công suất sử dụng của thiết bị, các lỗ thông hơi không bị bịt kín, đóng đá. Lỗ thông hơi của tủ đông giúp lưu thông không khí, đảm bảo nhiệt độ trong tủ được đồng đều. Nếu thực phẩm chắn lỗ thông hơi, tủ sẽ bị quá tải, giảm hiệu năng và tiêu tốn nhiều điện năng, và ảnh hưởng đến độ an toàn  và chất lượng thực phẩm được bảo quản.

Thực phẩm bảo quản trong tủ đông phải được bao gói

Khi thực phẩm không được đóng gói tiếp xúc với không khí lạnh dưới 0°C, nước trong thực phẩm sẽ bắt đầu quá trình thăng hoa và hình thành các tinh thể băng trên bề mặt thực phẩm. Các tinh thể băng này sẽ hút lấy độ ẩm từ thực phẩm, dẫn đến việc thực phẩm bị mất nước, khiến trở nên khô, cứng, thay đổi màu sắc và còn có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Ghi nhãn cho các thực phẩm bảo quản

Tương tự như bảo quản thực phẩm trong ngắn mát, ghi nhãn cho mọi thực phẩm trong tủ đông sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu sử dụng. Nên ghi rõ tên thực phẩm, ngày đóng băng và ngày hết hạn.

Rã đông an toàn

Rã đông thịt một cách an toàn sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Rã đông  có thể tiến hành trong ngăn mát tủ lạnh, bằng lò vi sóng hoặc lò nướng. Nên rã đông thịt trong tủ lạnh, trên một đĩa hoặc khay có viền để đảm bảo chất lượng của thực phẩm được duy trì tốt nhất.

Thời gian rã đông sẽ tùy thuộc vào kích thước của loại thực phẩm. Tuy nhiên, không nên rã đông những bằng cách để ngoài nhiệt độ phòng trong thời gian dài, vì có thể tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật phát triển trong quá trình rã đông.

Tránh việc lặp lại làm đông các thực phẩm đã được rã đông

Làm lạnh thực phẩm đã rã đông nhiều lần có thể khiến thực phẩm mất chất dinh dưỡng, hương vị và thậm chí là bị nhiễm khuẩn. Để tránh tình trạng này, nên cắt/chặt thực phẩm thành các phần vừa đủ cho mỗi lần chế biến. Điều này sẽ giúp sử dụng hết thực phẩm trong một lần rã đông, tránh phải làm lạnh thực phẩm đã rã đông.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.