Khảo sát tuyến đường sắt Bắc - Nam tại Huế và Đà Nẵng:

Sửa đổi Luật, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển đột phá của ngành đường sắt

Qua kiểm tra tình hình thực địa cũng như các cuộc làm việc với UBND thành phố Huế và Đà Nẵng, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp cho dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) - dự luật được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định hình tương lai ngành đường sắt Việt Nam. Đồng thời, có những góp ý về quy hoạch hệ thống đường sắt cho hai thành phố nhằm xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển mới của địa phương trong nhiều thập niên tới.

Nỗi lo mất an toàn giao thông đường sắt tại Huế

Tại thành phố Huế, Đoàn khảo sát ghi nhận việc quy hoạch đồng bộ giữa phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt với quy hoạch chung đô thị, trong đó địa phương đã có những bước chuẩn bị “đón đầu” cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam qua địa bàn; hình thành mô hình ga đường sắt và TOD theo các khu vực ga tại Phú Mỹ và Chân Mây.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Đà Nẵng. Ảnh: Tấn Tài
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Đà Nẵng. Ảnh: Tấn Tài

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, hiện đường sắt Huế có nền tảng hạ tầng tương đối tốt, ga trung tâm lớn nhưng việc kết nối liên phương thức còn hạn chế, khiến đường sắt chưa phát huy hết vai trò trong vận chuyển liên thông hành khách và hàng hóa; chưa có tuyến nhánh nào kết nối trực tiếp từ ga Huế đến cảng biển Chân Mây hoặc sân bay Phú Bài là hai đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh.

Một vấn đề nổi cộm là an toàn giao thông đường sắt ở Huế đang ở mức đáng báo động. Theo báo cáo của UBND thành phố, trên toàn tuyến dài 112,5km nhưng có đến 87 lối đi dân sinh tự mở cắt ngang đường sắt (đường ngang trái phép), tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Điển hình “điểm đen” Km690+380 (giao cắt đường sắt với đường Lương Văn Can, TP. Huế) đã xảy ra nhiều vụ va chạm nghiêm trọng.

Mới đây là trường hợp người đi xe máy bị tàu hất văng (may mắn thoát chết) và một nữ sinh bị tàu kéo lê, chấn thương nặng. Tai nạn đường sắt do lối đi tự mở chiếm hơn 50% tổng số vụ (52%). Từ đầu 2023 đến nay, tại Huế đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đường sắt làm 3 người thiệt mạng, hầu hết do va chạm tại các lối đi tự mở.

Hành lang an toàn đường sắt bị xâm phạm; việc cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn (phạm vi đất dành cho đường sắt) theo Luật 2017 đến nay chưa thực hiện được. Nguyên nhân do kinh phí giải phóng mặt bằng quá lớn, thủ tục phức tạp, địa phương thiếu nguồn lực, Trung ương chưa bố trí vốn. Trên thực địa, người dân vẫn lấn chiếm hành lang, tiềm ẩn mất an toàn và cản trở quy hoạch lâu dài.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh cũng xác nhận tình trạng mất an toàn giao thông đường sắt khi số vụ và người chết do tai nạn đường sắt diễn biến phức tạp; thành phố đang cố gắng để giải quyết dứt các “điểm đen”. Ngoài ra, việc giải phóng mặt bằng, tạo hành lang an toàn giao thông đường sắt cũng gặp nhiều khó khăn; các dự án đường sắt đô thị, tuyến nhánh đã đưa vào quy hoạch của thành phố nhưng việc triển khai trong thực tế đang ở giai đoạn nghiên cứu. Do đó, thành phố kỳ vọng việc xây dựng và ban hành dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) sẽ mở ra một không gian phát triển mới cho địa phương, giải quyết những tồn tại, hạn chế lâu này của ngành đường sắt.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiểm tra thực địa tại Huế. Ảnh: Tấn Tài
Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiểm tra thực địa tại Huế. Ảnh: Tấn Tài

Trong Báo cáo gửi Đoàn khảo sát, UBND TP. Huế kiến nghị, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để tháo gỡ các bất cập và tạo điều kiện bứt phá cho ngành đường sắt. Trong đó, cập nhật, bổ sung Luật Đường sắt 2017 cho phù hợp với tình hình mới bởi sau 6 năm, nhiều luật liên quan như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đất đai… đã thay đổi; tránh chồng chéo, khoảng trống pháp lý làm giảm hiệu lực quản lý đường sắt.

Cụ thể, giảm ngưỡng công suất yêu cầu đối với cảng cạn trong Khoản 3 Điều 16 từ 50.000 xuống 40.000 TEU/năm để phù hợp với quy mô cảng Chân Mây (một cảng biển chính của Huế) dự kiến đến năm 2030 có công suất từ 30 - 40 nghìn TEU/năm. Việc này giúp Huế đủ điều kiện được đầu tư tuyến sắt kết nối cảng, thúc đẩy kinh tế vùng. Để xóa bỏ lối đi tự mở, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, UBND TP. Huế kiến nghị bổ sung cơ chế ngân sách Trung ương hỗ trợ các dự án đường sắt quan trọng như: xây dựng các hầm chui, cầu vượt, rào chắn tự động… tại những điểm giao cắt nguy hiểm trên tuyến đường sắt qua Huế; cho phép huy động vốn xã hội hóa (PPP) cho các tuyến nhánh địa phương...

ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải đề nghị, địa phương cần phối hợp với ngành đường sắt xóa triệt để các lối đi tự mở; đẩy nhanh xây dựng đường gom, hầm chui (theo kế hoạch) và sau khi hoàn thành phải đóng ngay các lối đi trái phép này. Tiến hành lồng ghép quy hoạch đường sắt vào quy hoạch đô thị; chuẩn bị quỹ đất và kế hoạch phát triển các ga mới (Phú Mỹ, Chân Mây) theo mô hình TOD; nâng cấp ga Huế và khu vực xung quanh, cải thiện dịch vụ. Cải thiện kết nối đường sắt với các phương thức khác: mở tuyến xe buýt hoặc dịch vụ trung chuyển từ ga Huế đến sân bay Phú Bài, cảng biển; quy hoạch trung tâm logistics gần ga để trung chuyển hàng hóa. Hỗ trợ xúc tiến dự án tuyến nhánh nối Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tạo kết nối thông suốt đường sắt - cảng biển trong tương lai.

Đà Nẵng xem phát triển đường sắt là “xương sống” của giao thông đô thị

Tại cuộc làm việc với Đoàn khảo sát, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Quang Nam nhấn mạnh, thành phố xem đường sắt sẽ là “xương sống” của hệ thống giao thông công cộng, theo thiết kế TOD. Bởi, nếu không kịp thời tổ chức giao thông đường sắt đô thị sẽ rất khó phát triển, còn đường bộ đã bắt đầu có tình trạng tắc đường. Do đó, thành phố rất mong chờ việc Quốc hội sớm thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) lần này sẽ giải quyết những vướng mắc, bất cập, tạo điều kiện cho địa phương vừa tái phát triển đô thị, vừa chuẩn bị hạ tầng để kết nối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tương lai.

gs-a2.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Tấn Tài

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng đề nghị, việc ban hành Luật cần đồng thời với Nghị định hướng dẫn, không để kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc thực hiện. Đồng thời, kiến nghị Bộ Xây dựng và Chính phủ sớm đầu tư xây dựng nhà ga mới ở Hòa Vang, bởi đây là vấn đề cốt lõi để thành phố nhằm tổ chức lại giao thông, đô thị.

Đóng góp ý kiến phục vụ thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Đà Nẵng Nguyễn Trung Nghĩa kiến nghị: Tại Điều 13 quy định về đất dành cho đường sắt, cần có định nghĩa “Đất dành cho đường sắt” như Luật hiện hành vì trong dự thảo Luật hiện có nhiều cụm từ “phạm vi đất dành cho đường sắt” nhưng chưa được định nghĩa rõ ràng. Việc bổ sung sẽ giúp thống nhất cách hiểu và tạo cơ sở pháp lý minh bạch trong quản lý, sử dụng đất phục vụ hạ tầng đường sắt.

Tại Điều 6 về ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt, có ý kiến đề nghị, cần bổ sung rõ loại hình doanh nghiệp nào (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp liên kết quốc tế) được hưởng ưu đãi cụ thể nào để tránh việc áp dụng không đồng đều. Tương tự, tại Điều 7 về quy hoạch mạng lưới đường sắt và quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt, cần quy định chi tiết hơn vai trò địa phương; Điều 8 về hợp tác quốc tế về đường sắt, cần tập trung nhiều hơn vào các tuyến đường sắt xuyên biên giới và kết nối giữa các cảng biển quốc tế để thúc đẩy thương mại và giao thông vận tải khu vực.

Điều 23 về đầu tư xây dựng công trình đường sắt cần có sự phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý. Ngoài quy định trong Luật Đường sắt, nên có một quy trình rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm khi giao cho một địa phương chủ trì lập đề xuất. Đồng thời, cần có quy định về thời gian và các bước tiến hành, cũng như cơ chế giải quyết nếu có sự không đồng thuận giữa các địa phương.

Tại Điều 25 quy định về khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt, cần có quy định rõ ràng về cách xác định vùng phụ cận ga đường sắt, phạm vi bao nhiêu mét hoặc diện tích bao nhiêu là hợp lý. Điều này sẽ giúp các bên liên quan có căn cứ rõ ràng khi triển khai các dự án khai thác đất. Trường hợp đất xung quanh ga đường sắt không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng đường sắt đề nghị bỏ quy định tại điều này, vì khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường sắt là việc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Qua khảo sát thực địa tại Huế và Đà Nẵng cũng như tại các cuộc làm việc với lãnh đạo chính quyền hai thành phố, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi ghi nhận và đánh giá cao các đóng góp ý kiến phục vụ việc thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); đồng thời cho biết sẽ tổng hợp đầy đủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm ý kiến từ cơ sở được phản ánh trọn vẹn trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật.

Nhấn mạnh việc sửa đổi Luật Đường sắt vào thời điểm này là vô cùng cần thiết, cấp bách, Phó Chủ nhiệm UB Tạ Đình Thi nhận định, Luật mới sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển đột phá của ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn tới. Những vấn đề tồn tại tại của đường sắt Huế, Đà Nẵng cần quy định của luật mới để giải quyết tận gốc, đồng thời mở đường cho những dự án lớn trong tương lai (như đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị…).

Lưu ý tổ soạn thảo khi hoàn thiện dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) cần nhìn nhận, đánh giá các Luật khác liên quan để có kiến nghị, sửa đổi đồng bộ, Phó Chủ nhiệm UB Tạ Đình Thi yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp thu, xử lý các kiến nghị của Huế và Đà Nẵng.

Diễn đàn

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả
Hội đồng nhân dân

Hòa Bình nâng cao chất lượng giám sát theo hướng hiệu lực, hiệu quả

Xác định công tác giám sát là khâu then chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình đã không ngừng nỗ lực đổi mới, đẩy mạnh hoạt động giám sát theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm được Nhân dân quan tâm. Đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận giám sát, tái giám sát đối với những nội dung không thực hiện hoặc thực hiện chưa đạt yêu cầu đặt ra để đôn đốc thực hiện.

Xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân

Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa giám sát tại huyện Hậu Lộc - ảnh Quốc Hương
Hội đồng nhân dân

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa vừa tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2024”. Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Mai Văn Hải, các địa phương cần quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân
Diễn đàn

Vì sự phát triển bứt phá và hạnh phúc của Nhân dân

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương mang tầm chiến lược, thể hiện tư duy cải cách, đột phá mạnh mẽ nhằm xây dựng một nền hành chính tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân. Quá trình thực hiện chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cán bộ, đảng viên, rất cần sự chia sẻ, nỗ lực phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển bứt phá của thành phố, đất nước và hạnh phúc của Nhân dân.

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đồng bộ, quyết liệt, trên trước, dưới sau

Tiếp theo Kết luận số 121-KL/TW về Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW ngày 14.2.2025 và Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.

TS. Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Khuyến khích vận chuyển container vào cảng, đột phá phát triển hạ tầng logistics

TS. Mai Văn Nhiều - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch phụ trách HĐND tỉnh Long An
Với tư duy đột phá trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, từ đó giải phóng được các nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics và tạo động lực hiện thực hóa quy hoạch khu kinh tế ven biển, hình thành thành phố cảng của tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh Long An xem Nghị quyết về chính sách khuyến khích container vận chuyển qua cảng là một đột phá phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vững vàng cùng cả nước bước vào giai đoạn phát triển phồn vinh, thịnh vượng.

Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội
Diễn đàn

Nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội

Giám sát công tác tổ chức, quản lý lễ hội Xuân Ất Tỵ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị, UBND cấp huyện, cấp xã phát huy, đề cao vai trò của cộng đồng, Nhân dân địa phương trong tổ chức và quản lý lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội dân gian.

Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường
Diễn đàn

Xử lý nghiêm hành vi khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường

Kết luận cuộc làm việc tại Sở Công thương Cao Bằng về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2024, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh La Văn Hồng đề nghị, sở phối hợp với các ngành, địa phương có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác trái phép, gian lận sản lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, hiệu quả
Diễn đàn

Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng thực chất, hiệu quả

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2020 - 2024, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị, UBND tỉnh, các ngành cần có giải pháp trọng tâm, trọng điểm, cụ thể hàng năm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học theo hướng thực chất. Đồng thời, quan tâm, dành nguồn lực đầu tư mua sắm trang, thiết bị dạy học; triển khai kịp thời các chính sách, pháp luật mới ban hành tới cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân...

Điều chỉnh kinh phí những dự án chậm hoặc không thể giải ngân
Diễn đàn

Điều chỉnh kinh phí những dự án chậm hoặc không thể giải ngân

Giám sát việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Nông đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh liên quan phân bổ kịp thời đối với các nguồn vốn còn lại chưa phân bổ; điều chỉnh kinh phí những đơn vị, dự án chậm giải ngân hoặc không thể giải ngân; đẩy nhanh tiến độ giải ngân, chú trọng hiệu quả sau đầu tư của các nguồn vốn 3 Chương trình MTQG năm 2025…

Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ
Diễn đàn

Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ

Giám sát chuyên đề tình hình và kết quả triển khai thực hiện các dự án theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Bình kiến nghị cần kiên quyết thu hồi các dự án đã được gia hạn nhiều lần nhưng vẫn chậm tiến độ sử dụng đất hoặc không triển khai do chủ quan từ phía doanh nghiệp.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Diễn đàn

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

Theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Tuyết Hương, trong năm 2025, cơ quan dân cử các cấp tỉnh Hưng Yên sẽ tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn; tiếp tục đổi mới và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động... góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quyết sách
Diễn đàn

Bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quyết sách

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, tạo đà tăng trưởng 2 con số cho những năm tiếp theo, HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần linh hoạt, chủ động nắm vững tình hình thực tiễn, nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Qua đó, đẩy nhanh việc ban hành, thể chế hóa các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền nhằm khơi tăng và cải cách mạnh mẽ các nguồn lực; chủ động phát hiện, tháo gỡ ngay những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển.

Phát huy vai trò "nòng cốt" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn

Phát huy vai trò "nòng cốt" thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chủ đề "Giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm của HĐND đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn tăng tốc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026”... của hội nghị được các đại biểu tham dự đánh giá là hết sức thời sự, cần thiết. Nhất là trong bối cảnh tỉnh Hưng Yên đang quyết liệt triển khai cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; tập trung tăng tốc, bứt phá, hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển; cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bài cuối: Hành lang pháp lý quan trọng tạo chủ động, linh hoạt
Diễn đàn

Bài cuối: Hành lang pháp lý quan trọng tạo chủ động, linh hoạt

Bên cạnh thay đổi nguyên tắc hoạt động, hoạt động của HĐND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng có những điểm mới khắc phục các “điểm nghẽn” phát sinh. Nhất là những quy định tăng thêm thẩm quyền cho Thường trực HĐND cũng như các quy định về thẩm quyền để HĐND chủ động hơn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Đoàn giám sát làm việc với Tòa án nhân dân tỉnh
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp giải quyết án hành chính, đất đai

Nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế được Ban Pháp chế HĐND tỉnh chỉ rõ qua giám sát về phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong giải quyết án hành chính và đất đai, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác, giải quyết các công việc; tăng cường hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ, tiếp, đối thoại với doanh nghiệp, người dân nhằm hạn chế việc khiếu kiện, tranh chấp… Khi phát sinh khiếu kiện hành chính tại Tòa án, chủ động phối hợp, thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Tòa án để giải quyết kịp thời, hiệu quả các vụ việc.

Bài 1: Làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số
Diễn đàn

Bài 1: Làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số

Khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định HĐND làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Đây là quy định mới làm rõ hơn trọng trách, vai trò cũng như nguyên tắc tập thể lãnh đạo trong hoạt động của cơ quan dân cử. Hoạt động của HĐND phải chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Đặc biệt, khi quy định về phân cấp, phân quyền rõ ràng và mạnh hơn, hướng về cơ sở, việc quy định nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số là trúng.

Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay
Diễn đàn

Giám sát chuyên đề giải quyết bất cập trong thực tiễn

Đỗ Ngọc Duy, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa

HĐND tỉnh Thanh Hóa luôn coi giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, ngoài giám sát thường xuyên, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trên 30 cuộc giám sát chuyên đề. Qua đó, nhiều vấn đề nổi cộm, vướng mắc trong thực tiễn đã được quan tâm tháo gỡ, giải quyết triệt để, tạo chuyển biến tích cực trong xã hội, vun đắp niềm tin của cử tri và Nhân dân địa phương.

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các nghị quyết tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Giải phóng nguồn lực, tạo đà cho tăng trưởng, phát triển

Trong bối cảnh Quảng Ninh cùng cả nước quyết liệt xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2025 ở mức rất cao, những quyết nghị của HĐND tỉnh tại Kỳ họp thứ 25 vừa diễn ra đã nhận được sự ủng hộ đồng tình, tin tưởng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. Với hành lang pháp lý được củng cố nhằm tháo gỡ các "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực cho phát triển, Quảng Ninh đang tập trung tăng tốc, bứt phá, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hoàng Thị Kim Vân phát biểu tại cuộc làm việc với UBND huyện Chi Lăng
Diễn đàn

Phát huy hiệu quả các chính sách về bảo hiểm y tế, công tác gia đình

Khảo sát tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội tại 2 huyện Chi Lăng, Lộc Bình, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Lạng Sơn đề nghị, các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về công tác gia đình, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); đẩy mạnh phối hợp, vận động nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình, câu lạc bộ; tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.