Tác động của giấc ngủ đối với học tập và trí nhớ

Đối với nhiều sinh viên, việc thức trắng đêm để học bài và ôn luyện dường như đã trở thành thói quen. Khoảng 20% sinh viên thức trắng đêm ít nhất một lần một tháng và khoảng 35% thức đến hơn 3 giờ sáng ít nhất một lần mỗi tuần.

Có thể nói, thức đêm để học bài là một trong những phương pháp tệ nhất mà học sinh thường áp dụng trong việc nâng cao điểm số của mình.

Vào tháng 10.2019, hai giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT) đã tìm thấy mối tương quan giữa giấc ngủ và kết quả học tập. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên ngủ càng ít, có điểm số càng kém.

Vậy tại sao giấc ngủ lại ảnh hưởng đến điểm thi? Mặc dù câu trả lời nghe có vẻ đơn giản, rằng học sinh sẽ làm bài tốt hơn khi không bị mệt mỏi về tinh thần hoặc thể chất. Nhưng sự thật có thể phức tạp và thú vị hơn nhiều.

Trong 20 năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm bài, mà còn ảnh hưởng đến khả năng học, ghi nhớ, lưu giữ, nhớ lại và sử dụng kiến ​​thức mới để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Giấc ngủ cải thiện khả năng học hỏi như thế nào?

Khi tìm hiểu về các sự kiện và thông tin, hầu hết những kiến thức chúng ta học được đều lưu trữ tạm thời trong một vùng não gọi là hồi hải mã. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, giống như hầu hết các trung tâm lưu trữ, vùng hải mã có khả năng lưu trữ hạn chế. Điều này có nghĩa là, nếu hồi hải mã đã đầy và chúng ta cố gắng nhồi nhét thêm thông tin, chúng ta sẽ không thể ghi nhớ được.

Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết rằng giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ sâu có vai trò nâng cao khả năng học hỏi của chúng ta. Trong một nghiên cứu, 44 người đã nghiêm túc học tập trong 2 buổi học được chia vào các khoảng thời gian là buổi trưa và buổi chiều trong ngày.

Một nửa nhóm được phép ngủ trưa, trong khi nửa còn lại tham gia, tập trung liên tục không nghỉ ngơi giữa các buổi học. Kết quả cho thấy, nhóm ngủ trưa giữa các buổi học sẽ học tập hiệu quả đến tận 6 giờ tối y như các họ đã làm việc năng suất vào buổi trưa. Tuy nhiên, nhóm không ngủ trưa lại giảm đáng kể khả năng tập trung và học tập

Giấc ngủ cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin như thế nào?

Trong những thế kỷ trước, các nhà khoa học đã thử nghiệm lý thuyết: Ngủ sâu sau một đêm sẽ làm tăng đáng kể sức mạnh của trí nhớ nhiều lần và thường nhận thấy giấc ngủ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và hồi tưởng ký ức từ 20 - 40%.

Giấc ngủ giai đoạn 3 (còn gọi là giấc ngủ sóng não chậm) đặc biệt quan trọng đối với việc cải thiện khả năng ghi nhớ và nhớ lại.

Giấc ngủ cải thiện trí nhớ dài hạn như thế nào? 

Theo Matthew Walker, giáo sư khoa học thần kinh và tâm lý học tại UC Berkeley, chỉ ra rằng sóng não chậm của giấc ngủ "đóng vai trò như một dịch vụ chuyển phát nhanh", vận chuyển ký ức từ hồi hải mã đến các vị trí lưu trữ lâu dài hơn khác.

Giấc ngủ cải thiện khả năng sáng tạo như thế nào?

Nhiều bài kiểm tra được thiết kế để đánh giá tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Giấc ngủ REM (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh), đóng một vai trò trong việc tăng cường các kỹ năng này. Các nhà khoa học đã kiểm chứng tác động của giấc ngủ REM đối với khả năng giải các câu đố đảo chữ (ví dụ các câu đố chữ như “EOUSM” - “MOUSE”). Các câu đố này đòi hỏi người tham gia có khả năng tư duy sáng tạo mạnh mẽ và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Những người thức dậy sau giấc ngủ sâu, họ có thể giải được nhiều câu đố hơn từ 15 đến 35% so với khi thức dậy từ giấc ngủ nông. Họ cũng hoạt động sôi nổi, tích cực hơn 15 đến 35% so với khoảng thời gian học tập giữa ngày. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp.

Không nên thức khuya để học

Nghiên cứu về giấc ngủ trong 20 năm qua chỉ ra rằng giấc ngủ không chỉ đơn giản là cung cấp cho sinh viên năng lượng cần thiết để học tập và thực hiện tốt các bài kiểm tra. Giấc ngủ thực sự giúp học sinh học, ghi nhớ, lưu giữ, nhớ lại và sử dụng kiến ​​thức mới để đưa ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu của MIT kết luận rằng nếu muốn cải thiện điểm thi, sinh viên phải ưu tiên giấc ngủ của mình trong toàn bộ quá trình học tập. Thức khuya để học sẽ không mang lại hiệu quả, thiếu ngủ chỉ khiến tinh thần và thể chất trở nên kiệt quệ. Thiếu ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về trí nhớ cũng như khả năng học hỏi.


(Nguồn: https://www.med.upenn.edu)

Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Sống khỏe

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Dù không phải bệnh có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên sự nguy hiểm của liên cầu lợn lúc nào cũng hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
Sống khỏe

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu
Sống khỏe

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo tăng cường kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong môi trường giáo dục. Theo đó, các lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái phép nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.