Sớm hoàn thiện khung pháp lý về điện gió ngoài khơi

Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận, tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam vào khoảng 600GW; triển vọng nguồn năng lượng này có thể cung cấp 12% tổng sản lượng điện quốc gia vào năm 2035; theo các chuyên gia, để bảo đảm mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng bền vững cho hiện tại và tương lai.

Vướng mắc trong phát triển điện gió ngoài khơi

Thông tin cụ thể từ thực tế triển khai điện gió ngoài khơi, ông Nguyễn Tuấn, Trưởng Ban Thương mại, Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cho biết, hiện nay vẫn chưa rõ ràng về trình tự, thủ tục cho điện gió ngoài khơi, thiếu cơ chế để phát triển các dự án bền vững; tạo khoảng trống pháp lý cho xuất khẩu điện gió ngoài khơi; chưa tạo được đòn bẩy để đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió ngoài khơi với công suất lên đến 600.000MW và mục tiêu công suất đạt 6.000MW vào năm 2030. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tại vẫn chưa có dự án cụ thể nào được xác định trong kế hoạch này và chỉ mới phân bổ công suất theo từng vùng. Bên cạnh đó, để phát triển các dự án này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan như văn bản pháp lý; quản lý nhà nước chuyên ngành; kỹ thuật...

dien-gio-ngoai-khoi.jpg
Dự án điện gió ngoài khơi, bảo đảm mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra. Ảnh: Huyền Vy

Đó là chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, quy hoạch không gian biển quốc gia chưa được phê duyệt nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII. Cùng với đó là vướng mắc về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư; các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Về văn bản pháp lý, cho đến nay chưa có quy định cụ thể nào cho điện gió ngoài khơi, ngoại trừ việc đề cập trong Quy hoạch điện VIII ban hành năm 2023. Theo Điều 45, khoản 2 của Luật Biển Việt Nam 2012, việc giao một số khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên cần tuân thủ quy định của Chính phủ, nhưng chưa có hướng dẫn rõ ràng về việc cho thuê mặt nước biển cho ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi...

Trong lĩnh vực cấp giấy phép môi trường, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nêu rõ yêu cầu về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án năng lượng tái tạo tại Điều 28, giấy phép môi trường tại Điều 39 và các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính tại Điều 91. Tuy nhiên, vẫn chưa cụ thể hóa các dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục xanh nhằm giảm khí thải nhà kính và việc miễn giảm nội dung đánh giá tác động môi trường cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới ở Việt Nam rất cần cơ chế thí điểm, do đó, nhiều chuyên gia kiến nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân kỳ các giai đoạn phát triển của ngành; tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chủ trương; phát triển thí điểm các dự án điện gió ngoài khơi phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Đáp ứng nhu cầu năng lượng bền vững

Phát triển ngành điện là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng bền vững cho hiện tại và tương lai. Trong những năm gần đây, phát triển kinh tế - xã hội đã yêu cầu tăng trưởng công suất điện lên từ 10 - 12% mỗi năm. Do vậy, việc đầu tư từ sớm, từ xa để bảo đảm cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển trong tương lai, nhất là các nguồn điện nền, điện năng lượng tái tạo, điện sạch (như điện gió ngoài khơi, điện khí) để hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 là hết sức cấp thiết.

TS. Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, thời gian từ nay đến năm 2030 không còn nhiều, vì vậy, cần sớm có những giải pháp mang tính đột phá, thử nghiệm để vừa làm vừa rút kinh nghiệm xây dựng cơ chế, hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi.

Trong Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất những chính sách, cơ chế để phát triển điện gió ngoài khơi; trong đó, tập trung vào các quy định về khảo sát lập dự án, trình tự, thủ tục về đầu tư; xây dựng, các chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia dự án. Đáng lưu ý, Dự thảo có cơ chế đặc thù để các doanh nghiệp Nhà nước tham gia đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi nhằm chủ động trong việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và bảo đảm quốc phòng, an ninh tại những khu vực biển nhạy cảm.

Dự thảo quy định nguyên tắc về cơ chế bảo đảm huy động sản lượng điện tối thiểu đối với nhà máy điện gió ngoài khơi để hỗ trợ thu xếp vốn vay, vì các dự án điện gió ngoài khơi nói chung sẽ có quy mô và vốn đầu tư lớn. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết các chính sách hỗ trợ phù hợp với mục tiêu phát triển và thu hút đầu tư trong từng thời kỳ.

Mặt khác, Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) quy định, căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch, kế hoạch về phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận danh mục các khu vực thu hút đầu tư và cho phép khảo sát để nghiên cứu đầu tư dự án. Đây sẽ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển để khảo sát nghiên cứu phát triển dự án theo quy định...

Doanh nghiệp

Vietcombank nhận giải thưởng "Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam" năm 2024
Doanh nghiệp

Vietcombank nhận giải thưởng "Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam" 2024

Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên về thanh toán quốc tế (Sibos) diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) với sự tham dự của đại diện các ngân hàng, định chế tài chính lớn của khu vực và thế giới, mới đây, Tạp chí The Asian Banker (TAB) đã tổ chức Lễ vinh danh 1.000 ngân hàng mạnh nhất thế giới.

ABBANK ra mắt ABBANK Business - nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp

ABBANK ra mắt ABBANK Business - nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa chính thức ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business, giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và các giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi, một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi. ABBANK Business có thể được sử dụng trên đa nền tảng: từ các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng iOS và Android cho đến máy tính, laptop thông thường. Giao diện của ABBANK Business hiện đại, thân thiện và dễ sử dụng.

 Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn phát biểu
Doanh nghiệp

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus – một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Đại diện Vietnam Airlines đón nhận giải thưởng. Ảnh: VNA.
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines nhận “cú đúp” giải thưởng tại MMA Smarties 2024

Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences” tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024. MMA Smarties là chuỗi giải thưởng uy tín toàn cầu do MMA Global (Mobile Marketing Association - MMA) có trụ sở tại New York, Mỹ tổ chức. Giải thưởng tôn vinh những sáng kiến marketing đột phá, thể hiện sự sáng tạo và tác động lớn đến xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Vietcombank xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ, sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp về mọi mặt
Doanh nghiệp

Cam kết cùng doanh nghiệp

Với cam kết đồng hành cùng khách hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) luôn sáng tạo, đổi mới để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển và lớn mạnh.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile
Doanh nghiệp

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile

Hà Nội, ngày 29.10, Hội thảo và triển lãm Smart Banking 2024 do Ngân hàng Nhà nước chủ trì đã quy tụ nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng. Tại sự kiện, Techcombank một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành với những giải pháp số hóa đột phá trên nền tảng Techcombank Mobile.

9 tháng đầu năm 2024, BSR đã sản xuất và xuất bán gần 4,8 triệu tấn sản phẩm các loại. Ảnh: BSR
Doanh nghiệp

Lọc hoá dầu Bình Sơn sản xuất gần 4,8 triệu tấn sản phẩm, doanh thu hơn 87 nghìn tỷ đồng

Thời gian qua, giá dầu thế giới biến động mạnh gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các nhà máy lọc dầu trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã chứng khoán - BSR) quản lý, vận hành cũng chịu không ít tác động. Vượt qua những khó khăn, trong 9 tháng đầu năm 2024, BSR đã sản xuất gần 4,8 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu hơn 87 nghìn tỷ đồng.

Chỉ số cường độ tiêu thụ năng lượng - Energy Intensive Index (EII) của nhà máy giảm xuống khoảng 100% sau đợt Bảo dưỡng tổng thể Nhà máy tháng 3-4.2024. Ảnh: BSR.
Doanh nghiệp

Lọc hóa dầu Bình Sơn đẩy mạnh giải pháp tiết kiệm chi phí trong sản xuất

Các giải pháp tiết kiệm, tiết giảm luôn được Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) áp dụng triệt để, kể cả trong giai đoạn thuận lợi của thị trường. Ở thời điểm hiện tại, khi gặp những khó khăn vì giá dầu giảm sâu, BSR quyết tâm tập trung vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở dải công suất tối ưu để tối đa lợi nhuận. Đồng thời, áp dụng các giải pháp tiết kiệm trong điều hành, sản xuất kinh doanh nhằm vượt qua các thách thức từ giá dầu giảm sâu.

9 tháng 2024, ABBANK ghi nhận kết quả tích cực trong chuyển đổi số, tín dụng tăng trưởng, khung vốn vững chắc
Doanh nghiệp

9 tháng 2024, ABBANK ghi nhận kết quả tích cực trong chuyển đổi số, tín dụng tăng trưởng, khung vốn vững chắc

Tính đến hết ngày 30.9.2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận sự bứt phá về số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng số và tăng trưởng về dư nợ. Các chỉ số về khung vốn tiếp tục được đảm bảo theo quy định. ABBANK cũng tích cực chung tay trong công tác hỗ trợ khắc phục sau bão Yagi và đồng hành cùng khách hàng phát triển kinh doanh.