Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quản lý bảo hiểm xã hội

Tham gia thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) đề nghị, cần phân định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quản lý BHXH để tránh tình trạng chồng chéo, không rõ ràng.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, khoản 1, Điều 18 dự thảo Luật quy định: Hội đồng Quản lý BHXH được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm giám sát hoạt động của cơ quan BHXH và tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, một số quy định tại Điều 19 về trách nhiệm của Hội đồng Quản lý BHXH không chỉ dừng lại ở trách nhiệm “giám sát, tư vấn” mà có thêm vai trò quyết định.

Rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong quản lý bảo hiểm xã hội -0
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ảnh: Lâm Hiển

Đại biểu dẫn chứng, khoản 2 và khoản 4, Điều 19 quy định Hội đồng Quản lý BHXH thông qua các báo cáo hàng năm về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm; tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm; đề án, phương án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm; dự toán hàng năm về thu chi, mức chi và báo cáo quyết toán về chi liên quan đến các quỹ BHXH; chiến lược đầu tư và phương án đầu tư hàng năm trước khi cơ quan BHXH trình cơ quan có thẩm quyền. “Như vậy, Hội đồng Quản lý BHXH không thông qua báo cáo thì cơ quan BHXH không trình cơ quan có thẩm quyền được. Do đó, nội hàm “thông qua” tại quy định này không phù hợp với vai trò “giám sát, tư vấn” và rất cần được làm rõ”, đại biểu nhận định.

Tại khoản 3, Điều 19 quy định Hội đồng Quản lý BHXH quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về danh mục đầu tư, cơ cấu đầu tư và phương thức đầu tư cụ thể của các Quỹ BHXH, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm y tế trên cơ sở đề nghị của cơ quan BHXH. Theo đại biểu, danh mục, cơ cấu, phương thức đầu tư các Quỹ bảo hiểm có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự an toàn, bền vững, phát triển của các Quỹ bảo hiểm trong luật này. Hơn nữa, đây cũng là một trong những nội dung quản lý nhà nước về BHXH quy định tại Điều 134 (khoản 6) của dự thảo. Do đó, chủ thể quyết định những vấn đề này phải gắn với thẩm quyền quản lý nhà nước.

Rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong quản lý bảo hiểm xã hội -0
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cũng đánh giá, quy định Hội đồng Quản lý BHXH quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về danh mục, cơ cấu và phương thức đầu tư các Quỹ bảo hiểm là chưa phù hợp. Bởi, Hội đồng Quản lý BHXH không thuộc nhóm cơ quan quản lý nhà nước hoặc tham gia phối hợp thức hiện quản lý nhà nước về BHXH được quy định tại Điều 135 dự thảo luật. 

“Các quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 19 đang chưa rõ về trách nhiệm giữa các bộ với Hội đồng Quản lý BHXH trong “quản lý nhà nước”. Vì vậy, cần phân định để tránh tình trạng chống chéo về phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý về BHXH”, đại biểu nhấn mạnh.

Về chiến lược phát triển ngành BHXH, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, Điều 134 của dự thảo luật quy định, một trong các nội dung quản lý nhà nước là ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, Điều 137 của dự thảo luật lại chỉ quy định Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, chiến lược, kế hoạch phát triển BHXH. Và Điều 19 cũng quy định Hội đồng Quản lý BHXH có trách nhiệm thẩm định chiến lược phát triển ngành BHXH, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan BHXH về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

Từ những lập luận trên, đại biểu đánh giá, dự thảo luật mới chỉ quy định về thẩm quyền xây dựng, trình, thẩm định, giám sát, kiểm tra về chiến lược phát triển ngành BHXH mà chưa quy định rõ cơ quan nào ban hành hoặc quyết định chiến lược về BHXH. Tương tự đối với kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về BHXH cũng cần làm rõ thẩm quyền ban hành.

Về vấn đề giải quyết các chế độ BHXH đối với chủ hộ kinh doanh đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, theo Luật BHXH hiện hành, chủ hộ kinh doanh không thuộc đối tượng tham gia BHXH. Báo cáo số 234/BC-CP của Chính phủ cũng đã khẳng định, việc cơ quan BHXH thu và giải quyết chế độ BHXH bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh thời gian qua là không đúng quy định.

“Chính phủ đã đề xuất giải pháp xử lý và tôi đồng tình với quan điểm là nên xử lý trong nghị quyết của Quốc hội mà không đưa nội dung này vào điều về quy định chuyển tiếp. Bởi, nguyên tắc của quy định chuyển tiếp là để xử lý việc áp dụng quy định mới hay quy định cũ cho quan hệ pháp luật đã tồn tại, trong khi quy định tại khoản 11 Điều 142 có bản chất là bổ sung quy định mới”, đại biểu nhấn mạnh.

Liên quan đến quy định về hưởng chế độ BHXH một lần, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà dẫn chứng báo cáo của BHXH Việt Nam cho biết, giai đoạn 2016 - 2022, trong số gần 5 triệu lượt người hưởng BHXH một lần chỉ có 1,3 triệu người (chiếm 26%) quay trở lại và tiếp tục tham gia đóng BHXH. Việc rút BHXH một lần cũng có nhiều lý do và đối tượng chủ yếu là người trẻ (từ 20 - 40 tuổi chiếm gần 80%), người có thời gian đóng BHXH dưới 5 năm. Từ thực tiễn trên, đại biểu tán thành với phương án 1 mà dự thảo đang đề xuất là “người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu được rút BHXH một lần”.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật hiệu quả của Chương trình đối với việc giảm tệ nạn xã hội, nhất là với thanh thiếu niên; tăng cường sức khỏe, hiệu quả giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đầu tư chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp hóa chất

Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày, có ý kiến đề nghị làm rõ chính sách do Nhà nước ưu đãi và do Nhà nước đầu tư; có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, Ủy ban tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc rà soát công tác chuẩn bị Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc làm việc rà soát công tác chuẩn bị Phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Chiều 7.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan liên quan rà soát công tác chuẩn bị Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sẽ diễn ra đầu tuần tới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm tính kịp thời song vẫn cần thận trọng, kỹ lưỡng

Nhất trí việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước để kịp thời khắc phục ngay những vướng mắc trong thực tiễn, tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý các nội dung sửa đổi phải được rà soát, đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng, cân nhắc việc quy định quá linh hoạt có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn trong quản lý tài chính - ngân sách cũng như những rủi ro cho cán bộ trực tiếp thực thi nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Mở rộng đối tượng kiểm toán độc lập: Tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến doanh nghiệp?

Sáng 7.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 dự án cảng hàng không Long Thành

Cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Thống nhất cần có chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên để bảo đảm khả thi, tăng tính thuyết phục khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Theo đó, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường chiều 6.11
Thời sự Quốc hội

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực

Cho ý kiến với quy định về phân cấp, thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý tại Điều 18, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, khi thay đổi phân cấp, phân quyền cần lưu ý đến tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị được phân cấp, cũng như bảo đảm có sự phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn
Thời sự Quốc hội

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).