Ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 24.4, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt. Đây là sự kiện nổi bật, góp phần hoàn thiện mô hình đại học đa ngành - đa lĩnh vực, đánh dấu chặng đường ba mươi năm phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Tham dự buổi lễ có Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS Lê Quân; Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu; cùng Ban giám hiệu, các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật.

Sáng tạo, nghệ thuật là mảnh ghép hoàn thiện mô hình tổ chức đại học đa ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát biểu tại buổi lễ Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) GS.TS Lê Quân cho biết: "Quyết định chuyển đổi mô hình và tổ chức lại Khoa Các khoa học liên ngành thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật là một trong những sự kiện nổi bật, góp phần hoàn thiện mô hình đại học đa ngành - đa lĩnh vực, đánh dấu chặng đường ba mươi năm phát triển của ĐHQGHN".

Theo GS.TS Lê Quân, trong hơn ba mươi năm qua, kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về việc thành lập vào năm 1993, ĐHQGHN đã có sự phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, xứng đáng với vị trí làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và đang trên lộ trình hướng tới trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm các đại học hàng đầu châu Á và thế giới.

Trong quá trình phát triển đó, mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hoạt động theo cơ chế tự chủ đã từng bước khẳng định được tính đúng đắn và vị thế của Đại học Quốc gia Hà Nội. Cho đến thời điểm hiện tại, ĐHQGHN đã cơ bản hoàn chỉnh cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực với 37 đơn vị trong đó có 21 đơn vị đào tạo, triển khai hơn 500 chương trình đào tạo với quy mô khoảng 60.000 người học. Dù vậy, cho đến hiện nay hoạt động giáo dục về sáng tạo nghệ thuật vẫn còn là một sự khiếm khuyết so với cơ cấu tổ chức của các trường đại học đa ngành nói chung trên thế giới. 

GS.TS Lê Quân nhấn mạnh, ý tưởng về một trường nghệ thuật trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội đã được hình thành từ khá sớm nhưng chưa có điều kiện để thực hiện. Vì thế, việc chuyển đổi Khoa Các khoa học liên ngành thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật với các chức năng và nhiệm vụ chính là tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật là một trong những chủ trương nhằm hiện thực hóa quyết tâm đó, bổ sung một mảnh ghép còn thiếu trong mô hình tổ chức đại học đa ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một trong những thách thức đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp văn hóa sáng tạo ở Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao. Mặc dù đã có sự tồn tại của hệ thống các trường đào tạo về nghệ thuật trên phạm vi cả nước, tuy nhiên hầu hết các trường này đều đào tạo theo mô hình trường đạo tạo nghệ thuật chuyên ngành truyền thống, chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và kiến thức đa dạng của nguồn nhân lực trong phát triển công nghiệp văn hóa hiện đại.

Trong khi đó, thực tiễn của các hoạt động đào tạo về nghệ thuật trên thế giới hiện nay cho thấy giáo dục nghệ thuật hiện đại ngày càng tiếp cận theo mô hình liên ngành, đa dạng, linh hoạt theo định hướng công nghiệp văn hóa, nhằm tạo ra một thế hệ các nghệ sĩ vừa có năng lực sáng tạo vừa có khả năng phát triển sản phẩm và thương mại hóa.

Vì thế, việc xây dựng một trường đào tạo về các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật nằm trong hệ thống đa ngành đa lĩnh vực của Đại học Quốc gia Hà Nội để có thể phát huy được lợi thế liên ngành trong hoạt động đào tạo; đồng thời cũng đưa Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành một đơn vị đào tạo về nghệ thuật tiên phong ở Việt Nam theo quan điểm tiếp cận liên ngành. 

Việc chuyển đổi mô hình và tổ chức lại Khoa Các khoa học liên ngành thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật là một trong những thành tựu góp phần kết nối và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang về đào tạo nghệ thuật của Đại học Đông Dương - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lịch sử phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội và các tổ chức tiền thân đã cho thấy tầm vóc và vị thế của nó ngay từ khi thành lập là trở thành một trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nhân tài hàng đầu của quốc gia. Trong cơ cấu tổ chức của Đại học Đông Dương (tổ chức tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội) bên cạnh các đơn vị đào tạo về các lĩnh vực khoa học, y học, luật pháp, hành chính thì cũng đã tồn tại các cơ sở đào tạo về nghệ thuật. 

Mặc dù, trong suốt một thời gian dài, hoạt động đào tạo về nghệ thuật không còn được duy trì trong Đại học Quốc gia Hà Nội, tuy nhiên, với sự ra đời của Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng về sự phục hồi của truyền thống giáo dục nghệ thuật tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như sự trở lại của sáng tạo và nghệ thuật sẽ trở thành các lĩnh vực có đóng góp đáng kể trong sự phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian tới.

Sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài theo định hướng liên ngành

Tại lễ ra mắt Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật được ra đời trên nền tảng của Khoa Sau đại học (2002) và Khoa Các khoa học liên ngành (2017), các tổ chức tiền thân được Đại học Quốc gia Hà Nội giao phó thực hiện các sứ mệnh quan trọng mang tính  đột phá trong nhiều thời kỳ.

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật được ĐHQGHN giao cho sứ mệnh “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài theo định hướng liên ngành ở các lĩnh vực là thế mạnh của trường; tiên phong khai mở và phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa, sáng tạo và nghệ thuật; nghiên cứu, chuyển giao tri thức và tư vấn chính sách; đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế”.

Định hướng phát triển của Trường trong thời gian tới là sẽ trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng về khoa học liên ngành và nghệ thuật của ĐHQGHN và được xếp hạng cao ở khu vực và thế giới.

Đứng trước thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về sáng tạo, nghệ thuật hiện nay, chúng tôi mong muốn phát triển Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật trở thành một hình mẫu của cơ sở giáo dục mới đóng vai trò là địa điểm kết nối giữa thời gian quá khứ và hiện tại, giữa thế giới của khoa học và nghệ thuật, giữa tri thức truyền thống và hiện đại, giữa cách tiếp cận đơn ngành và liên ngành, giữa quan điểm đào tạo và nghiên cứu mang định hướng lý thuyết và ứng dụng; giữa triết lý sáng tạo vị nghệ thuật và vị nhân sinh.

Điều này chắc chắn được xây dựng khi nhà trường luôn chú trọng phát triển các giá trị cốt lõi mang bản sắc riêng đó là “tư duy liên ngành”, “tinh thần khai phóng” và “tầm nhìn toàn cầu” trong cộng đồng người dạy và người học.

Tư duy liên ngành là tiếp cận giáo dục khuyến khích sinh viên kết hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực học tập khác nhau để giải quyết vấn đề và hiểu thế giới xung quanh; đề cao sự hợp tác, giao thoa giữa các ngành học, vượt qua ranh giới truyền thống để tạo ra những ý tưởng mới mẻ và sáng tạo. 

Tinh thần khai phóng là triết lý giáo dục hướng đến việc đào tạo những con người toàn diện, có khả năng thích ứng với sự thay đổi và tự học hỏi trong suốt cuộc đời bằng việc thúc đẩy tôi rèn, hình thành các giá trị cốt lõi của người học là tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề, học tập suốt đời.

Tầm nhìn toàn cầu là định hướng phát triển giáo dục hướng đến việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và giá trị cần thiết để thành công trong một thế giới ngày càng kết nối và đa dạng; trong đó người học có hiểu biết về các nền văn hóa xã hội khác nhau, có khả năng giải quyết sáng tạo các vấn đề phức tạp, có năng lực giao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế.

Tất cả những giá trị cốt lõi kể trên phản ánh mong muốn về một Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật sẽ trở thành một hệ sinh thái sáng tạo rộng mở, đặc biệt có khả năng dẫn dắt trong việc cùng chung tay đào tạo nên một tầng lớp sáng tạo mới phục vụ phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam và hội nhập với dòng chảy phát triển toàn cầu. 

PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu khẳng định, để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2030 Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật sẽ đầy ắp những đổi thay tích cực từng ngày từng giờ bởi những nỗ lực sáng tạo dựa trên nhiệt huyết của giảng viên, viên chức, người lao động và người học. 

Ngày 29.01.2024, Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định số 333/QĐ-ĐHQGHN về việc chuyển đổi mô hình và tổ chức lại Khoa Các khoa học liên ngành thành Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Quyết định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01.03.2024.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?
Giáo dục

Nhìn từ vụ Quang Linh Vlogs: Vì sao nhiều người trẻ không thể ứng phó trước những cám dỗ?

Những ngày vừa qua, thông tin Quang Linh Vlogs và TikToker Hằng Du Mục - những người nổi tiếng, có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng liên quan tới hành vi sản xuất, quảng cáo và phân phối sản phẩm kẹo rau củ Kera, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"
Giáo dục

Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhắn nhủ tân cử nhân: "Thành công không đến từ con đường bằng phẳng"

Nhắn nhủ các tân cử nhân trong lễ tốt nghiệp, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ, trên con đường phía trước, sẽ không ít lần các em cảm thấy hoang mang khi đứng giữa các ngã rẽ. Nhưng các em hãy nhớ rằng, đặc quyền của tuổi trẻ là “thử và sai”. Thành công không đến từ những con đường bằng phẳng, mà là kết quả của nhiều phép thử.

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025
Giáo dục

Gần 2.000 học sinh tham dự Chương trình đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025

Sáng 5.4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững
Giáo dục

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững

Sau hơn 4 năm kể từ khi khánh thành và đưa vào hoạt động, Trường THCS Châu Hòa (Bến Tre) đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự phát triển giáo dục của địa phương; đồng thời cũng thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội và cam kết lâu dài của Trungnam Group đối với tương lai giáo dục Việt Nam.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...