Nhân tài và phát triển phương thức tuyển chọn nhân tài lãnh đạo, quản lý:

Bài 3: Tám phương châm tuyển chọn nhân tài

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Sau việc xem người là bước vạn sự khởi đầu nan trong việc dùng người, thì việc chọn người vô cùng hệ trọng, nhất là người đứng đầu tổ chức, bộ máy, rộng và cao hơn là thể chế, quốc gia xã tắc. 

Nó quyết định sự thành bại đối với việc kiến tạo bộ máy tương dung với công việc quản trị quốc gia cũng như trong dẫn dắt đất nước tới thịnh vượng hay bước suy tàn. Rộng hơn, nó tạo môi trường chính sự trong sạch hay nhơ nhuốc để bộ máy vận hành hay ách tắc, để mỗi người dốc lòng hay cầm canh hành sự. Rộng hơn nữa, thấp thì “quan trên trông xuống người ta trông vào”, cao thì bốn phương tám hướng trông lại mà tụ hội hay rũ áo phẩy tay trong cuộc hội nhập bốn bể và hợp tác muôn phương. Cao và sâu hơn cả, nó trực tiếp làm nên sự mạnh hay yếu của thể chế, thậm chí mệnh hệ tới vinh quang hay tàn lụi của cả quốc gia.

Từ kinh nghiệm và thực tiễn, bước đầu hình dung và khái lược ở đây 8 phép chọn người.

Chọn cái tâm hay chọn cái tài? 

Ấy là câu hỏi của muôn thuở. Tâm quý hay tài quý? Cổ nhân từng răn: “Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”; “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Ấy là tài năng mới đáng nói, đáng quý. Có mấy nghĩa "tài" khác ở đây, là tài luồn cúi, xoay xở, tài đục khoét, nịnh bợ; là tiền tài, vật chất. Nên cái tài mới là tòa ngang dãy dọc, đất đai nhiều như điền chủ, nghĩa là giàu lên nhanh chóng một cách khuất tất, mờ ám. Cái tài rất mờ ảo sáng tối, nhập nhằng trắng đen. Xem khắp trong lịch sử, xưa nay, khi quyền lực mà đem giao cho những kẻ mang cái tâm kém, thì giống như thả rông thú dữ vào xã hội; giao cho những kẻ ham thích tiền quyền, “tiền tài vị tiền tài”, nhất định có ngày quốc gia bị đem phát mãi, thậm chí cả những người dùng và cất nhắc họ, có ngày nhất định bị đem bán mua, đổi chác; thậm chí cái tài mà mục tiêu hành động không có đạo đức thì chính là sự tàn bạo.

Chưa thấy ai xưa nay, có tâm mà không có tài. Tâm thực thì người sẽ đến, tâm cao thì tài sẽ lớn, tâm quảng khoát sẽ đủ tầm bao quát bốn bể, dẫn dắt thiên hạ! Vì thế, thượng sách: Tâm và tài; trung sách: Tâm; và hạ sách: Tài. 

Chọn cho cái tình hay chọn cho cái lý? 

Dân gian ta có câu: “Cả trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Tình thì rất quý! Nhưng, nếu lụy cái tình như thế, thì “Một bỏ làm mười”, “Hòn đất cất nên ông bụt”, tất người tài bỏ đi, sỹ phu ngoảnh mặt, ắt sẽ làm nát chính sự. Rốt cục, cả hai cái tình cái lý, đều vì thế mà hỏng. Nên, ở đây, thượng sách phương châm chọn, cần dứt khoát, “Dù thẳng mực tàu làm đau lòng gỗ”: “Thương anh em để trong lòng/ Việc công xin cứ phép công em làm”. Ấy mới cần sự thấu tình đạt lý, nhưng trước nhất cái lý phải làm đầu, trong việc chọn người!    

Chọn vì “lễ nghĩa” hay chọn vì đảm lược? 

Người ta thường nói: “Ở đời, cần phải biết điều”, “Tốt lễ dễ thưa”, “Việc quan không thể nói bằng nước dãi”, “Ông có chân giò, bà thò nậm rượu”, “Đi nặng về nặng, đi nhẹ về nhẹ, đi không thì… về không”… Xưa nay, thử hỏi đã mấy ai đã đủ dũng khí ngoảnh mặt với “lễ nghĩa” kiểu ấy nên không ít đã “Há miệng mắc quai”, thậm chí “Một miệng mười quai”, nên vô hình làm tôi tớ cho cho bọn người dùng “lễ nghĩa” để đổi chác tước, bán mua vị? Và chọn người kiểu như thế, thì người đảm lược, tài hoa, có nhân, nghĩa, liêm sỉ lánh xa, thì không cần nói, đội ngũ chỉ nhung nhúc những kẻ bán mua, đổi chác, chính sự tự nó đã nát bét rồi! Tới lượt mình, người đi chọn không “thân bại danh liệt” mới là chuyện lạ!          

Chọn mẫu mã hay chọn thực việc? 

Ấy là mối quan hệ giữa bằng cấp và thực tài. Người ta lóa mắt và chuộng hư danh, đặt ra bao nhiêu tiêu chuẩn về bằng cấp và loại bỏ những người thực việc. Thế là, theo đó, vô khối kẻ ngược xuôi bán mua bằng cấp, cốt lấy hư danh lừa đời: “Điểm tô cái mẽ bề ngoài/ Che đi cái vẻ sơ sài bên trong”, nhưng kỳ thực thì “Chữ không hay, cày chẳng biết”, “Tốt mã rẻ cùi”... Họ không thuộc những đám “Cáo mượn oai hùm”, “Đông Quách tiên sinh” thì cũng ở hạng: “Ma mang mặt người”, “Ruồi trên đầu hổ”… Vì thế, bao nhiêu “ngọn núi cao thường giấu ngọn”, “những “bông lúa chín thường cúi đầu”… bị lãng quên! Ngọc đâu bán rao! Bộ máy không xộc xệch, đại bại mới lạ!   

Chọn người khéo nói hay chọn người trung trực? 

Thói thường thì ghét bỏ người “Trung ngôn nghịch nhĩ” (Lời nói thẳng khó nghe) mà lại thích kẻ “Xảo ngôn, lệnh sắc…” (Nói năng khéo léo, nét mặt giả bộ niềm nở…). Nhưng, có biết đâu rằng: “Mật ngọt chết ruồi”, “Những nơi cay đắng là nơi thật thà”. Nhớ xưa, cổ nhân lại chọn và lập một chức quan, đứng hàng tam phẩm, chuyên phản biện, can gián nhà vua, gọi là Gián nghị đại phu. Trên thích nghe can gián, dưới dám nói lời trung - đây là bí quyết trị quốc của những thời thịnh trị!    

Nay, thì được mấy nơi và bao người được chọn như thế nhỉ? “Thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt/ Lật lường, lươn lẹo, lại lên lương”. Vì, đó đây vẫn nhan nhản những hạng “Giá áo túi cơm”, xảo trá, lật lường; vẫn lắm kẻ “Lưỡi dài hơn tay”, “Mướp đắng mạt cưa”. Vô luận, thành bại đã quá tỏ tường!

Chọn cho công việc hay chọn chỉ vì người? 

Trải suốt xưa nay, nhìn khắp đông tây nam bắc, ở đâu và thời nào hễ tiến bộ cũng đều vì việc đặt người! Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, chỉ có 2 người. Đó là cụ Bùi Bằng Đoàn làm Trưởng ban và ông Cù Huy Cận. Mọi người hỏi về điều đó, thì Người nói: Việc tới đâu thì đặt người tới đó. Cụ Bùi đầy kinh nghiệm, chú Cận trẻ tuổi thì đi theo, để học việc.  Sau này, việc nhiều thì bố trí thêm. 

Nay thì song trùng, tam trùng, thậm chí tứ trùng vì nạn ngũ “ệ” (nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn đồ đệ, bét trí tuệ). Không ít nơi, số người dốt nát lại giữ “đấng” giỏi “chỉ tay năm ngón” chiếm tới nửa bộ máy, cộng với tệ kéo bè kết cánh, biến cơ quan thành “nhà trẻ phủ huyện”, thậm chí thành “nhà trẻ quốc gia” gồm những “con anh Sáu cháu chị Tư”, “con tôi, con anh”… thử hỏi còn đâu đất dụng võ của bậc nhân tài. Đông nhưng không mạnh, lại “Miệng ăn núi lở”, bộ máy không cát cứ, không nhóm lợi ích, không “liên minh ma quỷ” mới là chuyện lạ!

Chọn cho công sự hay chọn cho thân hữu? 

Năm 1947, Cụ Hồ nói, đại ý: Có những đồng chí còn giữ thói “Một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ… Cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tiếp: Tư túng - Kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình, không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, việc quốc gia, chứ không phải việc riêng gì của tổ chức nào, của dòng họ ai. 

Không ít nơi hoành hành  “Con anh, cháu tôi”,  “Cậy thần cậy thế”, “Con cháu các cụ cả” (5C), “Cả họ làm quan”, rồi nhiều chốn xa thì xã “Đảng ủy họ ta”, gần thì huyện “Ban Thường vụ nhà ta”(!) Thế là, “Ếch nhốt giỏ cua”, “Đem vàng thử lửa”, thử hỏi nhân tài không ngậm miệng thì còn đâu chỗ nữa, sỹ phu không thúc thủ thì nhất định chỉ còn một đường… lùi là thượng sách! Mỗi người vì thế, không cậy là “thái tử đỏ”, “con ông nọ, cháu bà kia" thì cũng hạng “Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc… cỏn con mà làm”, náu mình trong “nhà trẻ quốc gia” phục đợi “kéo cây mạ thành ngay bông lúa” vinh thân phì gia. Tổ chức vì thế, như nhà bồi giấy, không mưa cũng nát, không vò cũng tan!

Chọn cho cơ cấu hay chọn cho công việc? 

Không ít nơi văng vẳng những lời ta thán: “Trọn đời phấn đấu không bằng cơ cấu một giây”, “Lúc cần trẻ, ta đã già/ Cơ cấu cần nữ, lại là đàn ông”… Thế là lắm nơi chia chác mâm bát làm trọng, lấy cái phường hội làm đầu! Cơ cấu là hình thức, công việc là nội dung của việc chọn lựa, sắp đặt bộ máy. Nên, công việc là quyết định, cơ cấu đứng hàng thứ, chỉ giữ phần quan trọng mà thôi! Bởi, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Thế mới thật sự quang minh lỗi lạc! 

Vì thế, không nệ mâm bát đủ đầy, không để tài đức khuất thân mà công việc thì… bê trễ! Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào, Chính phủ dứt khoát không khoan dung, như Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo. Được như thế, thì còn gì hơn? 

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm không chồng chéo giữa hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành

Cho ý kiến với dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định rõ hơn nguyên tắc về việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán. Đặc biệt là bổ sung quy định xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa các hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành và giám sát để tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, không gây phiền hà cho đối tượng bị thanh tra, kiểm tra, bị giám sát.

Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đàm Thanh
Quốc hội và Cử tri

TP. Hải Phòng kiến nghị thông qua nghị quyết thay thế Nghị quyết 35 về cơ chế đặc thù

Chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lê Tiến Châu đã chủ trì chương trình làm việc của Đoàn ĐBQH thành phố với đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và một số sở, ngành.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Kiểm soát rủi ro của trí tuệ nhân tạo một cách công bằng

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mang lại rất nhiều cơ hội, lợi ích cho nền kinh tế, sự phát triển của đất nước, doanh nghiệp, cá nhân, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đối với con người, xã hội. Từ tính chất hai mặt này, chính sách của một quốc gia cần phải hài hòa giữa kiểm soát rủi ro với thúc đẩy phát triển AI, làm sao để công nghệ này phục vụ con người một cách tốt nhất. Các quy định, biện pháp kiểm soát AI nhằm giảm thiểu rủi ro xã hội và bảo vệ con người, nhưng không làm cản trở hay đình trệ các tiến bộ và đổi mới sáng tạo.

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 Luật tại phiên họp sáng 25.4, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, sửa đổi một số luật hiện hành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang hiện diện nhưng phải bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với các quy luật kinh tế, nguyên tắc phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đặc biệt, cần tránh tạo ra khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản nhà nước.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, sáng nay (24.4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Báo cáo của Chính phủ về nội dung này cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, thì tính đến hết ngày 31.12.2024, vẫn còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương, và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước đạt giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín

Tại Hội nghị lấy ý kiến tham gia góp ý vào 8 dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV do Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức, các đại biểu đề nghị cần kiểm tra, rà soát quy định trong các dự thảo để tránh trùng lặp và bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung, quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khảo sát về ngân sách nhà nước, quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch

Ngày 22.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã khảo sát tại Sở Tài chính về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; quản lý doanh nghiệp và công tác quy hoạch. Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc chủ trì buổi làm việc. 

AMH
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt fanpage có ảnh hưởng lớn

Việc đưa thông tin, hình ảnh không chính xác, thậm chí là sai sự thật tại các fanpage lớn trên mạng xã hội không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn đặt ra yêu cầu cấp thiết về công tác giám sát việc tuân thủ pháp luật của các trang mạng xã hội lớn - nơi nắm giữ lượng lớn người theo dõi và sức ảnh hưởng không hề nhỏ.