Phù hợp thực tiễn, đáp ứng kỳ vọng của cử tri, Nhân dân

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Hưng Yên đã diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh và các thành viên UBND tỉnh. Đặc biệt, các nội dung được lựa chọn đưa ra chất vấn phù hợp với tình hình thực tế, được dư luận, cử tri và Nhân dân trong tỉnh quan tâm, đồng tình.

Hỗ trợ phát triển đô thị thành phố Hưng Yên

Đặt câu hỏi chất vấn Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Nguyễn Trung Thành (Tổ đại biểu Yên Mỹ) đề cập, Nghị quyết số 21/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra mục tiêu đến năm 2025, thành phố Hưng Yên là đô thị loại II; đến năm 2030 đạt trên 50% tiêu chí của đô thị loại I. Theo định hướng quy hoạch đô thị tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì đến năm 2037, thành phố Hưng Yên được phát triển và nâng cấp thành quận Phố Hiến. Trong đó, việc có công trình văn hóa, công trình thể dục, thể thao, công trình thương mại dịch vụ cấp đô thị là tiêu chí cần phải có đối với khu vực dự kiến thành lập quận. Tuy nhiên, hiện các thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao, thương mại, dịch vụ của thành phố đều đã xuống cấp và lạc hậu. Do đó, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã tham mưu, đề xuất với tỉnh cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ phát triển thành phố giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2045?

Các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn tại kỳ họp - Ảnh L. HIẾU
Đại biểu chất vấn tại kỳ họp. Ảnh: L. Hiếu

Ngay sau kỳ họp, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tỉnh và các kiến nghị nêu trong báo cáo kết quả giám sát; yêu cầu Ủy viên UBND tỉnh được chất vấn tại kỳ họp thực hiện đầy đủ các cam kết tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, báo cáo HĐND tỉnh và cử tri trong tỉnh vào kỳ họp thường lệ tiếp theo. Các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục phát huy vai trò giám sát, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi các nghị quyết được thông qua.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên TRẦN QUỐC TOẢN

Trả lời nội dung này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trịnh Văn Diễn cho biết: Sở đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, thành phố Hưng Yên kêu gọi thu hút được một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư trên địa bàn thành phố, như: Xây dựng và phục dạng Phố Hiến cổ; dự án Khối phục vụ Trung tâm Hội nghị - Thông tin tỉnh; xây dựng Trung tâm thương mại GO... Bên cạnh đó, tham mưu tỉnh đã hỗ trợ 2.154 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; ban hành các danh mục đầu tư kế hoạch trung hạn trong giai đoạn này với nhiều dự án lớn, trọng điểm để tiếp tục hoàn thiện các thiết chế văn hóa, phát triển thương mại, du lịch. Thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với UBND thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, dự án thương mại, dịch vụ quy mô lớn, dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố… nhằm đáp ứng các yêu cầu định hướng quy hoạch đô thị của thành phố nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Doãn Thị Nguyệt (Tổ đại biểu Phù Cừ) về các giải pháp chuyển đổi số đối với ngành kế hoạch nói chung và trong theo dõi đầu tư công nói riêng, ông Trịnh Văn Diễn khẳng định, Sở đã hoàn thiện nền tảng chính quyền số với nền hành chính không giấy tờ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, minh bạch. Đối với chuyển đổi số trong theo dõi đầu tư công hiện nay được thực hiện chủ yếu trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý. Tuy nhiên, Hệ thống này chưa liên thông với hệ thống Tabmis của ngành tài chính nên số liệu giải ngân phải tổng hợp trực tiếp từ các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính. Để tháo gỡ vấn đề này, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính thực hiện liên thông Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia với hệ thống Tabmis. Qua đó, tạo thuận lợi trong việc khai thác dữ liệu các dự án đầu tư công, bảo đảm thường xuyên, liên tục và nhất quán.

Bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân

Trong lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Vũ Văn Kiên (Tổ đại biểu Yên Mỹ) nêu thực trạng, quy mô hợp tác xã và tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, năng lực còn hạn chế. Qua đó, đề nghị lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, mở rộng quy mô hoạt động của các mô hình. Về nội dung này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đỗ Minh Tuân khẳng định: Để phát triển kinh tế tập thể thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, hộ nông dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương thông qua các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao thương trực tiếp, trực tuyến; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại nông nghiệp…

Liên quan đến chất vấn của đại biểu Trần Thanh Liêm (Tổ đại biểu Kim Động) về phương hướng xử lý đối với các công trình nước sạch nông thôn được đầu tư từ ngân sách đã chuyển giao cho các doanh nghiệp quản lý vận hành chưa đúng quy định, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: Các nhà máy được đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện đang được tạm giao cho doanh nghiệp quản lý vận hành. Kế hoạch giao quản lý vận hành trong thời gian tới sẽ thực hiện giao có hoàn trả tài sản nhà nước.

Đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới - WB (PforR), UBND tỉnh tạm giao cho Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh quản lý, vận hành. Kế hoạch giao quản lý vận hành trong thời gian tới sẽ thực hiện bán đấu giá tài sản. Hiện, tỉnh đã thành lập Hội đồng kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng quản lý tài sản, quản lý vận hành các nhà máy nước và đang triển khai thực hiện...

Kết luận nội dung này, chủ tọa kỳ họp đề nghị ngành chức năng cần nghiên cứu, đề xuất chính sách theo quy định của pháp luật để thúc đẩy hiệu quả việc cung cấp nước sạch cho người dân; đề xuất giải pháp huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong quản lý vận hành và bảo vệ công trình cấp nước theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” với sự hỗ trợ chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật của đơn vị chuyên trách. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và báo cáo định kỳ công tác quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn; thường xuyên đôn đốc việc sửa chữa, nâng cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình…

Hội đồng nhân dân

Đoàn khảo sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát Cụm công nghiệp Long Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành.
Diễn đàn

Bài 1: Công khai, minh bạch kết luận giám sát

100% cấp ủy huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn hàng năm ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của HĐND huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Định kỳ hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai tổ chức ít nhất 1 phiên giải trình; Thường trực HĐND cấp huyện, xã tùy theo tình hình thực tế hàng năm tổ chức ít nhất 2 phiên giải trình… 100% kết luận giám sát của HĐND phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của các cơ quan, địa phương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu khảo sát tình hình xâm thực bờ biển tại khu vực Công viên biển Bình Sơn, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm
Diễn đàn

Tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu

Từ đầu năm đến nay, phát huy vai trò, trách nhiệm, Thường trực HĐND Ninh Thuận đã tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND: Ban hành quy định theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh; chỉ đạo nâng chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND; chỉ đạo tăng cường giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu HĐND tỉnh... Hoạt động giám sát chuyên đề của Tổ đại biểu được đẩy mạnh, tập trung vào những vấn đề đông đảo cử tri tại địa bàn ứng cử quan tâm.

Đoàn khảo sát làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bài cuối: Giải quyết nhanh các vướng mắc trong thực hiện đối với từng dự án

Với những tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong quá trình khảo sát, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị, cần quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của công tác xây dựng cơ bản (XDCB) đối với nhiệm vụ phát triển của địa phương. Đặc biệt, phân công rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh những vướng mắc để bảo đảm tiến độ thực hiện đối với từng dự án.

Thường trực HĐND khảo sát thực tế tại Dự án tái định cư - phát triển đô thị thành phố Vĩnh Long
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng, phát triển chung

Qua khảo sát thực tế 18 công trình, dự án tại 10 đơn vị, chủ đầu tư và làm trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long đã thẳng thắn chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh về đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn. Từ đó, kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục, tháo gỡ; nhất là yêu cầu rõ trách nhiệm, đúng thẩm quyền, giải quyết nhanh các vướng mắc đối với từng dự án...

Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Hồng Phúc chủ trì khảo sát thực tế công trình đầu tư Bờ kè thị trấn Tân Thạnh
Hội đồng nhân dân

Tạo đột phá trong huy động nguồn lực đầu tư công

Qua giám sát công tác lập, quản lý đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, HĐND tỉnh Long An đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về đầu tư công gắn với quyền hạn, trách nhiệm được giao; huy động lực lượng chuyên gia góp ý ngay từ đầu… Đặc biệt, cần có đột phá trong xây dựng, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; bảo đảm sự hài hòa giữa đầu tư phát triển kinh tế và xã hội.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều đi thực tế cơ sở tìm hiểu, giám sát việc giải quyết vấn đề cử tri kiến nghị
Hội đồng nhân dân

Trực diện giám sát vấn đề cử tri bức xúc

Phát huy tinh thần, trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thời gian qua được Thường trực HĐND tỉnh Long An đặc biệt quan tâm; qua đó, nhiều kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại xác đáng của cử tri, công dân được kịp thời giải quyết, tạo đồng thuận trong xã hội.

Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Long An chủ trì cuộc khảo sát nắm tình hình hoạt động Khu giải trí phức hợp Happy Land Long An bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông
Hội đồng nhân dân

Tầm nhìn chiến lược, hướng đến phát triển du lịch bền vững

Giai đoạn 2021 - 2023, du lịch tỉnh Long An có nhiều chuyển biến đáng chú ý nhưng chưa được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh cần có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về phát triển du lịch trong xu hướng hội nhập; tạo đột phá ban đầu, hướng đến phát triển du lịch bền vững.

Chủ tọa điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Diễn đàn

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án
Hội đồng nhân dân

Tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa được tổ chức về các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính - đầu tư xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án. Đôn đốc, kiên quyết xử lý các chủ đầu tư không hoàn thành nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục của các cơ quan, giảm phiền hà và không kéo dài thời gian trái quy định…

Toàn cảnh buổi giám sát
Chuyển động

Không để tình trạng trả lại hồ sơ nhiều lần

Ngày 1.10, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa đã có buổi giám sát việc thực hiện Kết luận số 251/KL-HĐND ngày 2.6.2022 của Thường trực HĐND tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh tại huyện Yên Định.

Các đại biểu biểu quyết thông qua 6 nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao
Chuyển động

Cơ sở pháp lý thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Kỳ họp thứ 21 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hòa Bình Khóa XVII được tổ chức thành công với 6 nghị quyết được thông qua. Nhằm bảo đảm các nghị quyết được triển khai hiệu quả, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Đức Hinh đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp có kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện hiệu quả các nghị quyết. Đồng thời, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án bất động sản, nhà ở.

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21
Hội đồng nhân dân

Hà Tĩnh: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 21

Chiều 30.9, tại TP. Hà Tĩnh, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 để xem xét một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

HĐND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Diễn đàn

Cần quy định thống nhất, cụ thể

Trên thực tế, có những nghị quyết cá biệt nội dung phức tạp cần lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức chịu ảnh hưởng; có cần phải đánh giá tác động về xã hội, về môi trường hay không... Đây là những câu hỏi chưa được trả lời, rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và hướng dẫn. Việc có một quy định thống nhất, cụ thể về quy trình, thủ tục, trình tự ban hành nghị quyết cá biệt tại các kỳ họp HĐND hết sức cần thiết.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 18, HĐND huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Diễn đàn

Đẩy mạnh phân cấp trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 đã sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý, sử dụng đất đai của 8 luật khác nhằm xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Nội dung Điều 245 Luật Đất đai 2024 sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương liên quan thẩm quyền HĐND tỉnh, huyện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, quy định về thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Điều 72 Luật Đất đai 2024 cơ bản kế thừa các quy định Luật Đất đai 2013 và đẩy mạnh phân cấp hơn trước.