ĐỒNG NAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm vừa qua, tỉnh Đồng Nai luôn chủ động xây dựng và cụ thể hóa các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân do Trung ương ban hành bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; kịp thời đưa các chính sách vào thực tế nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Đưa chính sách đến với người dân

Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16.6.2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 19). Nghị quyết 19 đã nêu bật những thành tựu to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở vị trí chiến lược trong phát triển. Ảnh: ITN
Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở vị trí chiến lược trong phát triển. Ảnh: ITN

Năm 2023, Chính phủ cũng đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27.2 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương và giải pháp tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Thực hiện chủ trương đó, mặc dù là một tỉnh công nghiệp, song Đồng Nai vẫn đạt nhiều thành quả ấn tượng trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, Đồng Nai nằm trong top đầu của các tỉnh, thành có thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn cao nhất cả nước; thuộc top đầu cả nước về đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn… từ đó góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, từng bước làm giảm khoảng cách giữa phát triển vùng nông thôn với vùng đô thị.

Giai đoạn từ năm 2008 - 2021, Đồng Nai đã thu hút đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và thực hiện đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Năm 2017, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.

Năm 2019, tỉnh Đồng Nai ban hành Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện chủ trương chung về hội nhập kinh tế quốc tế trong cả nước và thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Cũng trong năm 2019, UBND tỉnh Quyết định ban hành quy định hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Năm 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020.

Năm 2023, tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, trong đó mục tiêu đến năm 2025 tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.322ha, chiếm 0,49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Chỉ đạo thực hiện quyết liệt

Để xây dựng nên một nền "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh", tỉnh Đồng Nai luôn nỗ lực trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Đảng bộ Đồng Nai chỉ đạo thực hiện quyết liệt.

Đảng bộ, chính quyền Đồng Nai luôn đặt nông nghiệp - nông dân - nông thôn ở vị trí chiến lược trong phát triển. Chính vì vậy, trước khi có Nghị quyết số 26 của Trung ương về tam nông, từ năm 2007, Đảng bộ Đồng Nai đã có nghị quyết và đề án xây dựng nông thôn 4 có: có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt - an ninh, an toàn đảm bảo; có môi trường sinh thái phát triển bền vững. Tất cả nhằm hướng tới nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22.9.2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, khu vực nông thôn toàn tỉnh tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được tiếp tục nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Tỉnh đã huy động gần 10.000 tỷ đồng ngân sách và Nhân dân đóng góp gần 20.000 tỷ đồng thực hiện chương trình. Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 2 cả nước trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2023, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 9/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; Quyết định số 10/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Đầu năm 2024 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 3479/QĐ-UBND về việc giao phụ trách điều hành hoạt động Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; Quyết định số 09/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024; Quyết định số 984/QĐ-UBND về việc thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định mức hỗ trợ công trình phúc lợi cho xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Có thể thấy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Đồng Nai luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đồng Nai cũng rất chủ động, sáng tạo với nhiều cơ chế, chính sách đột phá để huy động được mọi nguồn lực xã hội xây dựng nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đã đạt được những kết quả vượt bậc, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, từng bước làm giảm khoảng cách giữa phát triển vùng nông thôn với vùng đô thị. Đây là kết quả tất yếu của tinh thần chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh.

Địa phương

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Để nông sản rộng đường xuất khẩu

Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó rộng đường xuất khẩu.

Nhằm tạo đầu ra ổn định, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối cho nông sản
Địa phương

Đa dạng hóa kênh phân phối nông sản

Nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối như chợ truyền thống, các sàn thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.

Đồng Nai phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản

Nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu và uy tín chất lượng nông sản, thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho những sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…