ĐỒNG NAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

"Tam nông" có nhiều chuyển biến rõ rệt

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 19), tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực khẳng định Nhân dân là chủ thể, đối tượng thụ hưởng, qua đó tạo được niềm tin sâu rộng trong Nhân dân và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Nhân dân là chủ thể, đối tượng thụ hưởng

Tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16.6.2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định về vai trò, vị trí, mối quan hệ gắn bó của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết số 19 đã mở ra con đường mới cho khu vực nông thôn, song song với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là chương trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Điều này cũng đồng nghĩa, người dân nông thôn liên tục học hỏi kinh nghiệm, thúc đẩy sản xuất, chủ động nắm bắt thị trường và bắt nhịp xu thế phát triển của khu vực đô thị.

Năm 2023, GRDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 23,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ITN
Năm 2023, GRDP ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Đồng Nai đạt gần 23,8 nghìn tỷ đồng. Ảnh: ITN

Tiếp thu các quan điểm từ Nghị quyết số 19 cũng như Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28.1.2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sau gần 3 năm triển khai thực hiện tại tỉnh, đến nay các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết số 19 và các văn bản triển khai của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ giải pháp, gắn với vận dụng hiệu quả lợi thế của từng địa phương, bảo đảm triển khai đồng bộ và có chiều sâu. Tỉnh Đồng Nai cũng đã định hướng nông dân nâng cao vai trò cũng như khả năng làm chủ tại khu vực nông thôn, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn minh.

Năm 2023 vừa qua, cùng với cả nước, ngành nông nghiệp Đồng Nai tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt nhiều kết quả tốt. Cụ thể, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt gần 48,9 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,6% so với năm 2022; vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hầu hết các địa phương đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch về tăng trưởng, đặc biệt một số địa phương như: huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, TP. Long Khánh có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn, tốc độ tăng trưởng cao hơn 4,5%, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt gần 23,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,45% so với năm 2022, cao hơn bình quân chung cả nước và đứng thứ 3 trong vùng Đông Nam bộ, đóng góp 9,64% giá trị trong tổng GRDP toàn tỉnh.

Trong xây dựng nông thôn mới, Đồng Nai là địa phương đứng thứ 2 cả nước. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 105/120 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 83% mục tiêu), 27/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 90% mục tiêu), 34 khu dân cư kiểu mẫu. Khu vực nông thôn toàn tỉnh tiếp tục có bước chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân được tiếp tục nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của nhiều xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 66 triệu đồng/người.

Tiếp tục dồn lực phát triển tam nông

Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng tới mục tiêu “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” tiếp tục nhấn mạnh nguồn lực của đất nước sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư cho tam nông. Trong đó, việc ưu tiên tăng đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 cho nông nghiệp, nông thôn ít nhất gấp 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2020 thể hiện sự quan tâm, cũng như sự quyết tâm đổi mới của Bộ Chính trị trong quá trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Thực hiện Nghị quyết 19, tỉnh Đồng Nai huy động toàn bộ nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp ưu tiên phát triển nông nghiệp. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh dự kiến bố trí hơn 27.000 tỷ đồng từ ngân sách và huy động khoảng 117.000 tỷ đồng vốn từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chủ yếu là vốn đầu tư, đóng góp của doanh nghiệp, nông dân. Ấn tượng nhất là tỉnh thực hiện rất tốt việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư xây dựng nông thôn mới cũng như phát triển sản xuất.

Theo UBND huyện Vĩnh Cửu, trong xây dựng nông thôn mới, địa phương đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đó, khoảng 88% là từ nguồn vốn xã hội hóa. Chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương đã phát huy được sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị. Trong đó, người dân thực sự tích cực, chủ động tham gia với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng.

Mặt khác, Nghị quyết số 19 đã nêu bật những thành tựu to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tại Đồng Nai, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26, mặc dù là một tỉnh đông dân nhưng thu nhập của người dân nông thôn đạt mức cao so với mặt bằng chung của các tỉnh thành khác. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả vượt bậc, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, từng bước kéo giảm khoảng cách giữa phát triển vùng nông thôn với vùng đô thị.

Đời sống

 Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất
Đời sống

Ngập lụt tại Hà Nội, nguy cơ mất mùa quất

Ghi nhận của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân tại làng nghề Quất Tứ Liên, quận Tây Hồ cho thấy, nước đã ngập sâu, nhiều cây đã chìm trong biển nước, người dân vẫn đang cố gắng di chuyển các cây còn lại đến vùng cao hơn.

Đội xung kích hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng khắc phục thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Đội xung kích hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng khắc phục thiệt hại cơn bão số 3

Thực hiện công văn ngày 7.9.2024 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra. Với tinh thần tương thân, tương ái, chung sức, đồng lòng và cùng sẻ chia, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho 39 cán bộ, công nhân viên, được chia thành 2 Đội xung kích tham gia hỗ trợ cho Công ty Điện lực Quảng Ninh, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng - Đơn vị bị thiệt hại nặng nề bởi cơn bão số 3.

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên từ quốc tế sẽ tới sân bay Nội Bài tối nay
Đời sống

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên từ quốc tế sẽ tới sân bay Nội Bài tối nay

Theo thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – đơn vị đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hàng hóa viện trợ của các Tổ chức quốc tế, chuyến hàng cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 đầu tiên sẽ tới Cảng hàng không Nội Bài trong tối nay 11.9

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh giúp dân khắc phục hậu quả sau bão
Đời sống

Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh giúp dân khắc phục hậu quả sau bão

Để sớm đưa cuộc sống ổn định trở lại, tại khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân đội cùng lực lượng dân quân tự vệ và các lực lượng chức năng đã tích cực tham gia hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do bão gây ra. Trong tình hình khối lượng công việc còn ngổn ngang, sự hỗ trợ tích cực của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.  

Bảo hiểm Agribank chia sẻ gánh nặng do bão Yagi
Xã hội

Bảo hiểm Agribank chia sẻ gánh nặng do bão Yagi

Trước những mất mát và thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3, Bảo hiểm Agribank đã nhanh chóng triển khai công tác giám định thiệt hại và hoàn tất hồ sơ bồi thường nhằm hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.