Phân cấp, ủy quyền phải gắn với bố trí nguồn lực cho các địa phương

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đặc biệt quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương, nhất là việc tăng cường phân cấp, ủy quyền này phải gắn với bố trí nguồn lực để thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

img-2859.jpeg
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại thảo luận tổ

Tăng tính công khai, minh bạch, hiệu quả các dự án đầu tư

Phát biểu tại thảo luận tại Tổ, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết: Thời gian qua, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đến việc tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn", những khó khăn, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trên tinh thần đó, Đảng đoàn Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu cũng như các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả công tác xây dựng pháp luật; “sửa nhiều luật bằng một luật”, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, góp phần thúc đẩy sự phát triển khi triển khai trong thực tiễn. Các cơ quan chủ trì soạn thảo của Chính phủ cũng đã quyết tâm, quyết liệt để chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp này.

Cơ bản nhất trí với các ý kiến của các ĐBQH thảo luận tại Tổ về việc sửa đổi Luật Đầu tư công, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án độc lập là một bước tiến bộ lớn trong xây dựng luật. “Công tác GPMB trong các dự án đầu tư còn chậm do nhiều nguyên nhân, liên quan đến giá đền bù, xác định nguồn gốc đất... Tuy nhiên, việc hỗ trợ và đền bù GPMB là hai công việc khác nhau”, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài phân tích.

Lấy ví dụ thực tiễn những khó khăn trong công tác GPMB tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài nhất trí với các ĐBQH thành phố đề nghị, các cơ quan liên quan tiếp thu, giải trình những nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đặc biệt là những nội dung liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý.

Tại phiên thảo luận, Phó Bí thư Thành ủy, Phó trưởng Đoàn ĐBQH thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng: Việc sửa đổi Luật Đầu tư công hết sức cần thiết trong bối cảnh tình hình giải ngân đầu tư công cả nước chưa đạt như kỳ vọng. Vì vậy, những ý kiến góp ý của ĐBQH vào dự thảo giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho công tác đầu tư công nói chung, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án nói riêng hiện nay.

"Từ kinh nghiệm thực tế tại Hà Nội, việc phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý, cũng như phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương quản lý sẽ góp phần tăng cường sự công khai, minh bạch, hiệu quả của các dự án đầu tư công tại các địa phương", Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Bảo đảm việc giải ngân thanh toán kịp thời, linh hoạt

Quan tâm đến dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phi Thường cho rằng, công tác GPMB, tái định cư luôn là vấn đề khó khăn, vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Vì thế, việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án. Tuy nhiên, việc bố trí vốn để thực hiện các dự án đặc thù này vẫn cần có cơ chế, chính sách mang tính linh hoạt.

Theo đại biểu, kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, việc bố trí vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tập trung thay cho việc bố trí vốn cụ thể cho từng dự án đã thực sự phát huy hiệu quả, bảo đảm việc giải ngân thanh toán được kịp thời và linh hoạt. “Tôi đề xuất xem xét bổ sung nội dung tại Điều 55 dự thảo Luật về nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án; bổ sung nội dung bố trí kế hoạch vốn trung hạn, hằng năm tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng cũng như các dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư”, ĐBQH Nguyễn Phi Thường kiến nghị.

Nhất trí với việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, việc tách này cần được thực hiện với tất cả các dự án, chứ không theo từng nhóm như dự thảo đang quy định. Bởi dự thảo Luật còn ràng buộc “trong trường hợp cần thiết”, như vậy cơ quan soạn thảo cần làm rõ nội hàm của cụm từ này, cần thiết về thời gian, sự đồng thuận của người dân hay nội dung gì?

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) có tác động lớn đối với xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Lan quan tâm đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư (Khoản 1 Điều 34). Theo đại biểu, cần làm rõ thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương, quyết định đầu tư.

Tại phiên thảo luận tổ, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) cần thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành để khắc phục tình trạng đầu tư kéo dài và giải ngân chậm; bổ sung thẩm quyền dự án đối với vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư; quy định sử dụng nguồn chi thường xuyên có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác...

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH Nguyễn Thị Lan phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bổ sung quy định về giám sát tiếp công dân

Theo đánh giá của ĐBQH Đoàn thành phố Hà Nội, hoạt động giám sát tiếp công dân vẫn chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổng hợp, xem xét, đánh giá trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện trách nhiệm tiếp công dân.

ĐBQH Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng tới thay đổi hành vi của người tiêu dùng

Theo các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cần hướng tới việc thay đổi hành vi của người tiêu dùng, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

ĐBQH Phạm Đức Ấn phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận Tổ tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều đồng tình với sự cần thiết phải có các quy định theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An triển khai chương trình hoạt động năm 2025
EMagazine

Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An triển khai chương trình hoạt động năm 2025

Chiều tối 28.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý và Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung chủ trì Hội nghị.

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 1
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tìm giải pháp mới phòng, chống ma túy hiệu quả nhất

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH thành phố Hà Nội cho rằng, tình hình tệ nạn ma túy càng ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm phòng, chống hiệu quả.

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên có đường biên giới

Thảo luận ở Tổ 3 về Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, các ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng: Khi thành lập, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên trên cả nước có đường biên giới, đây là điểm khác biệt so với các thành phố trực thuộc trung ương còn lại. Do đó, cần đặc biệt lưu ý đặc điểm này, vì với tính chất có đường biên giới sẽ có những yếu tố đặc thù…

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quy định rõ biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong vụ án hình sự

Thảo luận tại Tổ 3 về dự thảo Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, ĐBQH Trần Đức Thuận (Nghệ An) đề nghị quy định rõ các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản để bảo đảm minh bạch; có tiêu chí trong xử lý vật chứng tài sản có ý nghĩa lưu thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí.

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Quốc hội và Cử tri

Tháo "nút thắt" thể chế để khơi thông nguồn lực phát triển

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, An Giang nhấn mạnh, dù là nội dung khó và phức tạp song việc sửa đổi các luật trên là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. 

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật
Quốc hội và Cử tri

Rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư tránh chồng chéo giữa các luật

Thảo luận tại Tổ 9 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Bến Tre, Phú Yên đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên cần rà soát lại quy trình thủ tục đầu tư để tránh chồng chéo giữa các luật liên quan.

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công
Quốc hội và Cử tri

Giải bài toán "có tiền nhưng không tiêu được" trong giải ngân vốn đầu tư công

9 tháng đầu năm, GDP nước ta tăng trưởng 6,82%, đó là con số ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn" cần Chính phủ đưa ra giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nhằm khơi thông nguồn lực phát triển, tạo bứt phá mạnh mẽ cho chặng đường về đích của cả giai đoạn. Trong đó, có thực trạng “có tiền nhưng không tiêu được” trong giải ngân vốn đầu tư công.

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi
Thời sự Quốc hội

Nên cho phép doanh nghiệp nhà nước đề xuất đối tác khảo sát, triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nên cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai dự án, ĐBQH Tạ Thị Yên (Điện Biên) đề xuất.

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra
Thời sự Quốc hội

Sửa đổi Luật Điện lực phải "phúc đáp" được yêu cầu thực tiễn đặt ra

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Hòa Bình, Bến Tre) về Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) chiều nay, 26.10, các ĐBQH đề nghị việc sửa đổi cần được thực hiện chắc chắn, kỹ lưỡng và hơn hết phải "phúc đáp" được những yêu cầu từ thực tiễn đặt ra…