Phân cấp, phân quyền mạnh hơn, rõ hơn cho địa phương

Chiều 29.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu rõ, đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét dự án Luật nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật.

img-9454.jpeg
Quảng cảnh thảo luận tại Tổ 18

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng nhất trí với phạm vi sửa đổi của luật nhưng đề nghị phải đánh giá kỹ về tác động chính sách và nghiên cứu, rà soát thận trọng để bảo đảm việc ban hành luật phù hợp với yêu cầu của thực tế và khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Về việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đa số ý kiến trong Ủy ban thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, đề nghị quy định chặt chẽ tại các điều, khoản để bảo đảm công tác đền bù, tái định cư gắn với đầu tư hoàn thành dự án…

img-9455.jpeg
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu

Cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Hà Nam) cho rằng, việc sửa đổi lần này phải mang tính đột phá, cách mạng nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, hạn chế trong đầu tư công. Hiện nay, đầu tư công có rất nhiều hạn chế, vướng mắc, ví dụ như phân cấp, phân quyền chưa triệt để, dẫn đến giải ngân chậm. Nhiều quy định, nội dung còn chồng chéo, thậm chí cách hiểu còn khác nhau. Công tác chuẩn bị đầu tư cũng mất rất nhiều thời gian, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công cũng phải nhiều lần điều chỉnh trong một năm… Do đó, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị quy định ngay trong luật về phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm tạo sự chủ động. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa trình tự, thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ.

img-9456.jpeg
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Hằng Nga (Trà Vinh) phát biểu

Liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thị Hằng Nga (Trà Vinh) đề nghị nên bổ sung các chế tài về chậm trễ giải ngân vốn, không bảo đảm quy trình, thủ tục trong hoạt động đầu tư công. Ngoài ra, Chính phủ cần có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được xem là tự chủ doanh nghiệp nên cần có quy trình kiểm tra, kiểm soát hiệu quả. Các bộ liên quan cần có kế hoạch kiểm tra…

img-9458.jpeg
Đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) phát biểu

Đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đề nghị đánh giá kỹ lưỡng hơn việc chuyển thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư từ Hội đồng Nhân dân sang Ủy ban Nhân dân.

Cần đánh giá tác động từng cơ chế, chính sách dự kiến sửa đổi

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia, các đại biểu tán thành với các vấn đề đã nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Đó là cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các Luật thuộc dự án Luật nhằm tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực này giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút tối đa các nguồn lực nhà nước, ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, cần làm rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung các điều, khoản nêu tại dự án Luật; đánh giá tác động từng cơ chế, chính sách dự kiến sửa đổi, đặc biệt là các cơ chế, chính sách đang thực hiện thí điểm. Chỉ đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung thực sự cấp bách, bức xúc và có sự đồng thuận giữa các cơ quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cản trở sự phát triển…

img-9459.jpeg
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) phát biểu

Góp ý về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng, việc sửa đổi luật là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay, nhất là các nội dung cấp thiết, phát sinh từ thực tiễn, đã được các địa phương phản ánh, được Chính phủ tiếp thu để trình Quốc hội xem xét, ban hành các Nghị quyết đặc thù trong thời gian gần đây.

Điển hình như cuối năm 2023, tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã thông qua và ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Trong đó có chính sách đặc thù là cho phép sử dụng vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương này đề hỗ trợ địa phương khác đầu tư xây dựng dự án, công trình trọng điểm, liên kết vùng, liên kết quốc gia, liên kết quốc tế, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quan trọng khác.

Chính nhờ cơ chế, chính sách đặc thù đã tháo gỡ được những điểm nghẽn lớn trong xây dựng các dự án, công trình giao thông trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, thời gian thí điểm chính sách đặc thù trên chỉ có hiệu lực đến hết ngày 30.6.2025, trong khi cả nước đang còn rất nhiều công trình, dự án trọng điểm có tính chất tương tự nên rất cần tiếp tục áp dụng thực hiện.

Từ lý do này, đại biểu Trần Quốc Tuấn tán thành với việc Chính phủ đưa nội dung này để sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước. Đây là điều đang được các địa phương mong đợi và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của các địa phương.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.