Công ty CP Phân bón Bình Điền cho biết, Chương trình canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên giai đoạn 2023-2026 (Chương trình) được tổ chức và thực hiện bởi Công ty CP Phân bón Bình Điền, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Mục tiêu của chương trình là xây dựng được quy trình canh tác cà phê thông minh cho từng tỉnh vùng Tây Nguyên để sản xuất cà phê bền vững, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Trong khuôn khổ của Chương trình, năm 2023 Công ty CP Phân bón Bình Điền đã lấy tổng cộng 149 mẫu đất đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên, trong đó 112 mẫu tầng 0-30cm để đánh giá độ phì thực tế và tìm ra các yếu tố hạn chế trong đất canh tác cà phê hiện tại. Các mẫu đất này được lấy ở trong số các vườn cà phê của các hộ điều tra, được mã hóa và ghi vị trí (định vị GPS) theo quy chuẩn lấy mẫu đất hiện hành.
Kết quả phân tích đất là cơ sở quan trọng để ứng dụng các loại phân bón và kỹ thuật bón phân phù hợp giúp cải thiện tính chất của đất theo hướng có lợi cho cây cà phê.
Kết quả phân tích đất và biện pháp cải thiện được nêu trong các bảng dưới đây:
Từ kết quả bảng trên cho thấy:
Chất hữu cơ (OM,%): Chất hữu cơ ở cả 5 tỉnh đạt mức trung bình đến khá và cao, một số mẫu đạt mức rất cao trên 5%, nhưng không nhiều. Tỉnh nào cũng có mẫu đạt mức rất nghèo (<1%). Chất hữu cơ là chỉ tiêu quan trọng trong việc cải thiện chất lượng đất vườn cà phê.
Trong thời gian dài đã qua, tập quán của nông dân ít dùng phân hữu cơ bón cho cà phê, những năm gần đây khoa học kỹ thuật đã giúp nông dân nhận thức về vai trò của phân bón hữu cơ ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên số nông dân sử dụng hữu cơ cho cà phê còn ít và lượng bón cũng không nhiều. Từ thực tế này dẫn đến hàm lượng hữu cơ trong đất có nơi khá, giàu nhưng cũng đa số là nghèo <1%. Chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dốc của vườn, kỹ thuật canh tác của nông hộ và lượng bón hữu cơ hàng năm.
Biện pháp cải thiện: Với vườn có hàm lượng hữu cơ thấp cần bổ sung hàng năm các loại phân hữu cơ như phân chuồng hoai, vỏ cà phê ủ hoai và các loại phân hữu cơ chế biến khác. Một giải pháp giúp cho vườn cà phê vừa tăng chất hữu cơ trong đất vừa bổ sung một số vi sinh vật cho đất đó là phân bón hữu cơ Đầu Trâu Dưỡng dễ -Tốt cây.
Loại phân bón này vừa có hàm lượng hữu cơ cao (63% OM) vừa cân đối đạm, lân và kali (2,4% N, 1,8% P2O5, 2,2 % K2O) đồng thời có 3% axit humic và fulvic là chất tăng trưởng sinh học quan trọng giúp bộ rễ phát triển. Lượng bón khuyến cáo từ 3-5 kg/cây vào giai đoạn tưới cho cà phê khi đất đủ ẩm.
Đạm tổng số (Nts,%): Đạm tổng số ở đa số các mẫu đạt mức trung bình, còn một số vùng ở mức nghèo. Tuy nhiên yếu tố đạm rất biến động trong đất do dễ bay hơi, rửa trôi. Để đáp ứng và cân bằng dinh dưỡng đạm cho cây cũng khá đơn giản là chỉ cần sử dụng một số loại phân bón NPK có chứa đạm và các chất dinh dưỡng khác đi cùng đáp ứng với nhu cầu của cây.
Biện pháp cải thiện: Giải pháp đơn giản là sử dụng bộ phân bón chuyên dùng của Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã được cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê theo giai đoạn sinh trưởng. Trong mùa khô sử dụng NPK 20-5-6 + TE, khi thúc trái lớn nhanh sử dụng NPK 19-12-6 + TE, khi trái vào chắc sử dụng NPK 16-6-19 + TE. Tùy theo tuổi cây, năng suất và độ phì đất để quyết định lượng bón mỗi loại cho phù hợp.
Lân tổng số (Pts%), P dễ tiêu (mg/100g): Lân tổng số ở tất cả các mẫu đất đều đạt ở mức khá, có một số mẫu ở mức giàu và phân bố khá đồng đều và có mức biến động không lớn. Lân dễ tiêu đạt mức trung bình, dao động từ 6,66-9 mg/100g đất, tuy nhiên đa phần là hàm lượng lân dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình.
Biện pháp cải thiện: mặc dù hàm lượng lân tổng số nhìn chung là khá, có mẫu giàu tuy nhiên do đặc thù môi trường đất có hàm lượng keo sét và hàm lượng sắt nhôm tổng số trong đất cao nên khả năng giải phóng lân dễ tiêu bị hạn chế.
Công ty CP Phân bón Bình Điền khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón hữu cơ Đầu Trâu Dưỡng dễ -Tốt cây, có bổ sung vi lượng chuyên dùng cho cà phê và một số chủng vi sinh vật Bacillus phân giải lân rất mạnh, giúp làm tăng lân hữu hiệu cho cây có hiệu quả.
Kali tổng số (Kts,%) và kali dễ tiêu (K dt, mg/100g): Đa số các mẫu đất cho kết quả kali tổng số là nghèo, đạt ngưỡng <1%, nhưng K dễ tiêu đạt mức trung bình, mức biến động khá lớn. Kali cũng là yếu tố dinh dưỡng dễ bị rửa trôi theo nước tưới hay mưa.
Biện pháp cải thiện: Cũng như yếu tố đạm, cần sử dụng bộ phân bón chuyên dùng cho cà phê cho các giai đoạn sinh trưởng của cây theo các công thức phân đã được Công ty tính toán kỹ.
Giai đoạn tưới và giai đoạn trái lớn nhanh hàm lượng kali trong phân không cần cao, nhưng giai đoạn vào chắc hàm lượng kali cần cao để tích lũy các chất đồng hóa về hạt, tạo chất lượng cho hạt. Loại phân khuyến cáo là Đầu Trâu NPK 16-6-19 + TE hoặc Đầu Trâu NPK 14-7-21 + TE hoặc Đầu Trâu NPK 16-8-16 + TE …
Từ kết quả bảng trên cho thấy:
Khả năng trao đổi cation (CEC, me/100g): CEC trong các mẫu đất đều đạt mức trung bình (12,02-13,8 me/100g). Chỉ tiêu này phản ánh sự trao đổi cation trong đất và phụ thuộc nhiều vào hàm lượng các cation và môi trường đất. Nếu môi trường đất thuận lợi quá trình trao đổi cation diễn ra mạnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng khoáng, nhất là Ca 2+, Mg 2+ tăng lên, cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Biện pháp cải thiện: Bón bổ sung phân bón có chứa Ca và Mg cho cà phê thông qua sử dụng phân bón Đầu Trâu Cân Bằng Đất hoặc Đâì Trâu Bio Canxi có thể cải thiện các chỉ tiêu này tốt hơn.