Petrovietnam - khát vọng mới trên hành trình phát triển điện hạt nhân

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Petrovietnam đã tổ chức Hội thảo "Điện Hạt nhân - Khát vọng mới của Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam". 

Hội thảo có sự tham gia của TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam; TS. Lê Văn Hồng, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam; TS. Hoàng Anh Tuấn, nguyên Cục trưởng, Cục Năng lượng Nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ); PGS.TS. Nguyễn Văn Thái, Phó Viện trưởng, Viện Vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội; cùng các chuyên gia hàng đầu của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam.

p1.jpg
Hội thảo Điện Hạt nhân - Khát vọng mới Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Về phía Petrovietnam có Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng; Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn; Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Petrovietnam Trần Quang Dũng; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng giám đốc; cùng đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn và các đơn vị trong Tập đoàn.

Điện hạt nhân - chìa khóa hướng tới mục tiêu Net Zero

Tại Hội thảo, các chuyên gia đều đồng tình rằng, điện hạt nhân là giải pháp tối ưu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng. Năng lượng này sẽ trở nên quan trọng và tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, có vai trò lớn trong bảo đảm an ninh năng lượng. Điện hạt nhân hiện có phát thải ít nhất trong các loại hình năng lượng tái tạo, tạo ra nguồn điện công suất lớn, ổn định, phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là hướng tới mục tiêu Net Zero.

anh-2.png
TS. Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đề xuất sửa Luật Năng lượng nguyên tử để hoàn thiện hệ thống pháp quy hạt nhân

Từ kinh nghiệm các nước, TS. Trần Chí Thành nhấn mạnh 3 trụ cột của điện hạt nhân, gồm: Nhà máy điện; pháp quy hạt nhân và an toàn hạt nhân, cùng với công tác nghiên cứu phát triển. Ở Việt Nam, từ tháng 7.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà máy điện nguyên tử Obninsk (Liên Xô), mở đường cho quá trình nghiên cứu về điện hạt nhân của nước ta. Sau đó, Việt Nam đã có Chương trình phát triển điện hạt nhân nhiều thập niên trước và đã triển khai tích cực từ 1996 - 2016, với các kết quả vẫn còn giá trị.

“Hiện, Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận, đã quy hoạch được địa điểm, xây dựng hệ thống pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân. Chúng ta cần khẩn trương tiếp tục những kết quả đã chuẩn bị từ trước năm 2016 bởi phát triển điện hạt nhân cần thời gian dài. Trong đó, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng để thành công và công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống pháp quy hạt nhân thông qua sửa Luật Năng lượng nguyên tử là nhiệm vụ cần thiết”, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam khuyến nghị.

anh-3.png
TS. Lê Văn Hồng, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Làm rõ hơn về các thế hệ công nghệ điện hạt nhân hiện nay, TS. Lê Văn Hồng cho biết, công nghệ điện hạt nhân hiện nay đang phát triển ở thế hệ cao nhất. So sánh sơ đồ nguyên lý của nhà máy điện hạt nhân, TS. Lê Văn Hồng nhận định có một vài điểm giống với các nhà máy nhiệt điện mà Petrovietnam đã xây dựng. Đây là thuận lợi của Tập đoàn nếu được giao làm chủ đầu tư dự án.

Một nội dung quan trọng khác về phát triển điện hạt nhân được Hội thảo tập trung làm rõ là cơ sở hạ tầng và khung pháp lý xây dựng các nhà máy. Theo Thạc sĩ Nguyễn An Trung, Quyền Trưởng ban, Ban Hợp tác Quốc tế, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần tuân thủ theo Hiệp định liên Chính phủ, Công ước và Điều ước quốc tế; Luật, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng; Thông tư; Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

anh-4.png
PGS.TS. Nguyễn Văn Thái, Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Trong 5 thách thức lớn của năng lượng hạt nhân (an toàn, tính kinh tế, nhiên liệu đã qua sử dụng, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, sự chấp nhận của công chúng), thì yếu tố an toàn chính là thách thức lớn nhất, bao gồm kiểm soát phản ứng chuỗi, tải nhiệt phân rã và lưu giữ phóng xạ. Làm rõ nội dung này, PGS.TS. Nguyễn Văn Thái đã giới thiệu về tiêu chuẩn an toàn hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khi "đạt được điều kiện vận hành phù hợp, có khả năng phòng ngừa tai nạn và giảm thiểu hậu quả tai nạn, giúp bảo vệ người lao động, công chúng và môi trường khỏi các nguy cơ tác động quá mức về bức xạ".

anh-5.png
TS. Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử phát biểu tại hội thảo

Trong những vấn đề lớn của xây dựng điện hạt nhân không thể không nhắc đến tính kinh tế. Từ nghiên cứu thời gian trung bình xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, TS. Hoàng Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam có thể tìm cách tiết kiệm thời gian xây dựng để tiết kiệm chi phí. Theo ông Tuấn, năng lượng hạt nhân có chi phí cạnh tranh với các hình thức phát điện khác, trừ những nơi có thể tiếp cận trực tiếp với nhiên liệu hóa thạch chi phí thấp. Chi phí nhiên liệu cho các nhà máy hạt nhân chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí phát điện, mặc dù chi phí vốn lớn hơn so với các nhà máy đốt than và lớn hơn nhiều so với các nhà máy đốt khí. Đáng chú ý, chi phí hệ thống cho năng lượng hạt nhân thấp hơn rất nhiều so với năng lượng tái tạo phát điện không liên tục.

"Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là điển hình của các dự án cơ sở hạ tầng lớn trên thế giới, với chi phí và những thách thức lớn. Do đó, cần xem xét cung cấp chính sách ưu đãi vốn lớn trong dài hạn để đảm bảo một hệ thống cung cấp điện đa dạng và đáng tin cậy", TS. Hoàng Anh Tuấn khuyến nghị.

Chủ động chuẩn bị, nỗ lực cao nhất sẵn sàng cho nhiệm vụ lớn

Tại Hội thảo, các ý kiến được đưa ra thảo luận đều được các chuyên gia đầu ngành về năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân giải đáp và trao đổi kỹ lưỡng.

anh-6.png
Các chuyên gia đầu ngành năng lượng nguyên tử tại Hội thảo

Phát biểu tổng kết Hội thảo, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhắc lại slogan của Tập đoàn là "Năng lượng cho phát triển". Năng lượng không chỉ ở dầu khí, mà còn là các nguồn năng lượng khác của nền công nghiệp quốc gia. Với nhu cầu thực tiễn về năng lượng cho kịch bản đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao và năm 2045, trở thành nước có thu nhập cao thì vấn đề phát triển năng lượng, đặc biệt là các nguồn điện nền là đặc biệt quan trọng. Cho nên mục tiêu đặt ra sớm nhất có thể phải có nhà máy điện hạt nhân và theo Thủ tướng chỉ đạo năm 2030 và muộn nhất là 2031 phải đưa nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành thương mại.

Theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam, đây là mục tiêu rất áp lực và đã áp lực thì phải có giải pháp đặc biệt. Vậy nên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh những cơ chế đặc biệt này thì các cơ chế, chính sách hành lang khác cũng cần tiếp tục được hoàn thiện song song, nhất là các cơ chế cụ thể cho chủ đầu tư.

anh-7.png
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, toàn Tập đoàn chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, để có sự chuẩn bị trước khi chính thức được Nhà nước giao thực hiện dự án

Theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, trên cơ sở Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về một số định hướng phát triển của Petrovietnam, trong đó có mục tiêu phát triển Petrovietnam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia. Về mặt chiến lược, Petrovietnam đang từng bước trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia, mở ra những lĩnh vực về năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Trước yêu cầu phát triển năng lượng của quốc gia, Chủ tịch HĐTV yêu cầu trong thời gian tới, lãnh đạo Tập đoàn cùng các kỹ sư và người lao động toàn tập đoàn cần tập trung vào 5 nhóm vấn đề chính: Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế và tối ưu chi phí vốn. Thứ hai, phối hợp với các chuyên gia để tự đánh giá, lựa chọn công nghệ điện hạt nhân trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Thứ ba, tập trung đánh giá, lựa chọn công nghệ gắn với tiêu chí an toàn. Thứ tư, chuẩn bị nguồn nhân lực bài bản, tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng cơ cấu nhân sự phù hợp trong các nhà máy điện hạt nhân. Thứ năm, tìm kiếm các giải pháp huy động vốn, bao gồm các hiệp định vay như tín dụng xuất khẩu, đồng thời xây dựng cơ chế tài chính hợp lý và chuẩn bị nguồn lực để đảm bảo chiến lược phát triển đã đề ra. Bên cạnh đó, cần xây dựng ma trận quản trị rủi ro cho việc phát triển dự án điện hạt nhân, bao gồm cả rủi ro chiến lược.

"Lãnh đạo Tập đoàn, người lao động trong Tập đoàn, đặc biệt là các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật với mục tiêu Petrovietnam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia, cần cố gắng cao ở mức cao nhất, chủ động miệt mài học tập, với tinh thần cầu thị cao, quản trị tốt rủi ro để thực hiện bằng được nhiệm vụ chính trị khi được Chính phủ giao, bảo đảm thành công, an toàn cho dự án", Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.

anh-8.png
Hội thảo thu hút các cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật của Petrovietnam có niềm đam mê với nguồn năng lượng mới

Việc Petrovietnam tổ chức Hội thảo ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đã thể hiện rõ sự chủ động, trách nhiệm chính trị cao của tập thể lãnh đạo, người lao động dầu khí trước nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức mà Đảng và Nhà nước giao.

Sự chủ động, quyết liệt của Petrovietnam không chỉ thể hiện qua việc nhanh chóng tổ chức hội thảo mà còn ở cách tiếp cận bài bản, khoa học và có tầm nhìn chiến lược. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng, việc triển khai thành công dự án điện hạt nhân sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng, đưa đất nước tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững và hiện đại hóa ngành năng lượng.

Sáng 19.2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với sự tán thành cao. Nghị quyết này đặt ra nhiều nội dung trọng yếu, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc triển khai dự án trọng điểm quốc gia, trong đó xác định đối tượng áp dụng gồm: Cơ quan nhà nước, tỉnh Ninh Thuận; chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đáng chú ý, về cơ chế, chính sách, Nghị quyết nêu rõ: Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt như triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện dự án, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu theo quy trình rút gọn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, Nghị quyết nêu: Đàm phán với Chính phủ các đối tác thực hiện để thu xếp vốn cho dự án theo nhu cầu vốn của dự án và theo cam kết của nhà tài trợ nước ngoài; được phép áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài; chủ đầu tư được vay và đủ điều kiện vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, không phải thực hiện thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài...

Trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công hoặc quy mô khoản vay không đủ.

Chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đối ứng từ nguồn vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình do Chính phủ phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với các điều kiện vay lại theo điều kiện vay của khoản phát hành trái phiếu, khả năng trả nợ của dự án và Luật Quản lý nợ công...

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia.

Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không phải thực hiện thủ tục thẩm định điều kiện được vay lại của chủ đầu tư khi cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công…

Trước đó, ngày 4.2, tại Phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Công thương báo cáo cấp thẩm quyền để giao 2 tập đoàn năng lượng lớn của quốc gia, EVN và Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.

Doanh nghiệp

PVFCCo và Tập đoàn Stavian ký kết thỏa thuận hợp tác về hóa chất và hạt nhựa
Doanh nghiệp

PVFCCo và Tập đoàn Stavian ký kết thỏa thuận hợp tác về hóa chất và hạt nhựa

Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 21.2, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ, PVFCCo) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian (Tập đoàn Stavian) đã chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác nhằm xúc tiến mở rộng hoạt động đầu tư và kinh doanh trong ngành hóa chất và các sản phẩm từ hạt nhựa. Chương trình Lễ ký kết được tổ chức tại trụ sở PHUMY Tower với sự tham gia, ký kết và chứng kiến của Ban Lãnh đạo hai đơn vị.

Chủ tịch HĐQT Meey Group Hoàng Mai Chung nhận giải thưởng tại Lễ vinh danh
Doanh nghiệp

Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech

Tại sự kiện vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025 và Diễn đàn bất động sản Mùa Xuân thường niên lần thứ V diễn ra ngày 19.2.2025 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự giành được giải thưởng “Top One thương hiệu dẫn đầu ngành proptech năm 2024”.

VietinBank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam - Best Local Bank for FDI in Vietnam”
Doanh nghiệp

VietinBank - lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp FDI

Với chiến lược phát triển toàn diện, dịch vụ, giải pháp hiện đại, chất lượng, VietinBank khẳng định vị thế là ngân hàng được nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng lựa chọn hợp tác để phát triển và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Tiếp tục duy trì đà phát triển hoạt động FDI, VietinBank hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, tăng trưởng quy mô trên 20% trong năm 2025.

Nghi lễ phát động kinh doanh của BIC
Doanh nghiệp

BIC sẽ bứt phá mạnh mẽ ở tuổi 20!

Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là quyết tâm của tập thể lãnh đạo, nhân viên người lao động Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khi tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025. Toàn hệ thống đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị thế trong Top 3 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có tỷ suất sinh lời cao nhất thị trường...

Agribank thúc đẩy tăng trưởng từ đầu năm
Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy tăng trưởng từ đầu năm

Với 9 chương trình tín dụng quy mô trên 350 nghìn tỷ đồng; lãi suất cho vay thấp hơn từ 1 - 2% so với lãi suất thông thường... mà Agribank triển khai từ đầu năm 2025, chắc chắn sẽ là những giải pháp hữu ích hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tôn vinh 95 gương sáng công nhân tiền phong
Doanh nghiệp

2 đảng viên thuộc EVN được vinh danh "Gương sáng công nhân tiền phong"

Tối 16.2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ nhất, năm 2025 với chủ đề "Gương sáng công nhân tiền phong". Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vinh dự có 2 đảng viên ưu tú được vinh danh tại Hội nghị lần này.

Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng tại buổi làm việc với Bảo hiểm Agribank
Doanh nghiệp

Mang lại giá trị thiết thực cho nhiều bên

Tại cuộc làm việc của Ban điều hành Agribank với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank), Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng nhấn mạnh, sự hợp tác sâu rộng giữa hai bên không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn mang lại những giá trị thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn.

EVN chủ động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Doanh nghiệp

EVN chủ động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp

Theo Ban Tổ chức và Nhân sự EVN, trong năm 2024, EVN đã chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ về sắp xếp, cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa và thoái vốn theo các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Chỉ thị số 3535/CT-EVN về việc thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp năm 2024 của EVN, Chương trình công tác năm 2024 và các chỉ đạo khác của HĐTV trong năm.

EVN ứng dụng công nghệ hiện đại trong vận hành các nhà máy điện
Doanh nghiệp

Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện tốt chuyển đổi số

Theo thông tin của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đạt kết quả tốt nhất về chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2024; đây là kết quả được đánh giá dựa trên Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số các doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ông Nam
Doanh nghiệp

Thiết kế chính sách theo quy mô doanh nghiệp

Theo TS. TÔ HOÀI NAM, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, muốn đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay từ 8% trở lên và hai con số từ những năm tiếp theo, cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển; trong đó, nên phân chia theo quy mô doanh nghiệp để ban hành chính sách tương ứng.

Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
Doanh nghiệp

Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank tiếp tục tích cực triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm 2025. Khách hàng chuyển khoản vay từ các TCTD khác về Agribank với thủ tục thuận tiện, nhanh chóng và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.