“Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau”

Đó là chủ đề Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức từ ngày 31.3 – 1.4 tại TP. Hạ Long và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với sự tham dự gần 350 đại biểu trong nước và quốc tế.

“Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan gặp gỡ trao đổi với các Hợp tác xã và doanh nghiệp nuôi biển. (Ảnh BN)

Tiếp tục khơi dậy tiềm năng, thế mạnh…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh tầm quan trọng, vai trò của nghề nuôi biển. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, nghề nuôi biển có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực khai thác tự nhiên, gia tăng giá trị đại dương, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, ngành nuôi biển sẽ tạo ra không gian kinh tế mới, nguồn sinh kế mới và đa dạng sinh học. Ngành công nghiệp nuôi biển ngày càng giữ vai trò chủ đạo, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua để phát triển nuôi biển. Đặc biệt, Quảng Ninh đã thực hiện thay thế hơn 6,85 triệu quả phao xốp trong nuôi trồng thủy sản, góp phần tạo chuyển biến đáng kể về chất lượng môi trường tự nhiên, thúc đẩy nuôi biển bền vững, xây dựng thương hiệu thủy sản Quảng Ninh với các giá trị mới. Tỉnh Quảng Ninh cần tháo gỡ một số vấn đề về phủ lõm sóng di động tại các khu vực nuôi trồng, đầu tư xây dựng cảng cá, quy hoạch vùng nuôi trai lấy ngọc riêng, phát triển đồng bộ giữa du lịch và nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ mở rộng diện tích trồng rong sụn…

“Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh. Ảnh: BN

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, với đường bờ biển dài 250 km, trên 40.000 ha bãi triều, gần 19.000ha rừng ngập mặn, 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh, ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2, 3 khu bảo tồn biển, Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm thủy sản miền Bắc.

Tỉnh Quảng Ninh cũng đã quy hoạch 45.246ha khu vực biển dành cho phát triển nuôi biển với quan điểm phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, gia tăng giá trị, bền vững gắn với bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp và bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc.

Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả nghề nuôi biển.

Được biết, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như: hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung; công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thiết bị nuôi); công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ.

Định hướng phát triển ngành nuôi biển của nước ta thời gian tới là phát triển nuôi biển công nghiệp với công nghệ tiên tiến, quy hoạch chặt chẽ, phương thức quản lý hiện đại; phát triển nuôi biển cả trong vùng ven bờ, trên vùng biển xa bờ, ngoài khơi xa và cả trên bờ, phát huy đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới; tích hợp nguồn lực kinh tế kỹ thuật các ngành dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, cơ khí hệ sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững...

 Phát triển ngành hàng nuôi biển bền vững

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh” được tổ chức với mục đích thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 1664 về nuôi biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nhận diện tình hình nuôi biển trên thế giới và trong nước hiện nay; triển khai tổ chức thực hiện quy hoạch nuôi biển và các thủ tục đánh giá tác động môi trường, cấp phép, giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ninh trong thời gian tới.

“Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” -0
Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì buổi Tọa đàm Tiềm năng và thách thức nuôi trồng thủy sản biển. Ảnh: BN

Bên cạnh đó, hội  nghị cũng đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đa giá trị, đồng thời tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tổ chức phát triển bền vững nuôi biển tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.

Công bố khu vực biển để thu hút đầu tư nuôi biển và ký cam kết MOU hợp tác phát triển nuôi biển với một số nhà đầu tư chiến lược trong nước và quốc tế.

Nhận diện được những tồn tại, vướng mắc trong thủ tục pháp lý của Nhà nước trong việc triển khai nuôi trồng thủy sản trên biển, bàn giải pháp tháo gỡ.

Triển lãm, giới thiệu những thành tựu công nghệ, thiết bị nuôi biển, những sản phẩm OCOP và sản phẩm thủy sản của tỉnh Quảng Ninh.

“Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: BN

Với các hoạt động trên, đây là một trong những hội nghị quy mô và tầm cỡ nhất về nuôi biển từ trước tới nay tại Việt Nam với việc đón nhận sự tham gia của các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, HTX nuôi biển. Ngoài ra còn có sự hiện diện của đông đảo chuyên gia, viện nghiên cứu, đại sứ, tham tán, các tập đoàn lớn đến từ các quốc gia có công nghệ nuôi biển hàng đầu thế giới hiện nay như: Hoa Kỳ, Úc, Na Uy, Hà Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…; các tổ chức quốc tế quan tâm nuôi biển của Việt Nam như: Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), doanh nghiệp quốc tế, hội doanh nhân Việt Kiều…

Với mong muốn có cách nhìn toàn diện hơn về nuôi biển, từ tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức và tìm kiếm giải pháp, “Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - Nhìn từ Quảng Ninh” còn là cầu nối để các cơ quan quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân cùng nhau đánh giá, nhìn nhận thực trạng tổng quan nuôi biển tại Việt Nam hiện nay cũng như trên thế giới, mục tiêu cao nhất là góp phần phát triển ngành hàng nuôi biển bền vững.

“Nuôi biển, vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan và các đại biểu thả con giống thủy sản xuống biển. Ảnh: BN

Đặc biệt, hội nghị được kỳ vọng sẽ trở thành sự kiện thường niên, cầu nối thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư vào nuôi biển, đầu tư hệ thống hạ tầng logistics phục vụ nuôi biển công nghiệp trong thời gian tới.

Thông điệp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát động: “Nuôi biển - vì nguồn sống xanh thế hệ mai sau” là sự khẳng định cam kết, vai trò của Việt Nam với quốc tế trong việc bảo tồn, gìn giữ, cân bằng hệ sinh thái biển trong quá trình phát triển kinh tế, đảm bảo hài hòa sinh kế của người dân. Chúng ta nuôi biển, chúng ta nuôi bờ, chúng ta nuôi và xây dựng một hệ sinh thái kinh tế môi trường biển cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

Hiện nay, nuôi biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280.000ha, sản lượng 850.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 0,8 - 1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000ha, sản lượng 1,45 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Kinh tế

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững
Doanh nghiệp

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững

Vừa qua, tại hội thảo “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bao trùm vì một tương lai thịnh vượng,” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) và UN Women tổ chức, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có bài phát biểu truyền cảm hứng, nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp
Doanh nghiệp

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Thai Village Restaurant nổi bật trong lòng thực khách chính là việc sử dụng nguyên liệu tươi ngon, cao cấp. Đặc biệt, đối với các món soup bào ngư và vi cá, việc chọn lựa nguyên liệu luôn là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn.

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ
Kinh tế

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ

Tại Kết luận thanh tra đối với Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương trong việc sử dụng đất; việc quản lý, sử dụng tài sản công mà Công ty được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, cơ quan thanh tra cũng chỉ ra 2 dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương làm Chủ đầu tư được hoàn thành từ 2015 nhưng không được sử dụng và sử dụng không đúng công năng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất nhập khẩu hướng tới mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15%, trong đó cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta năm 2024. Trên nền tảng này, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với 2024.

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu (lần 2)
Kinh tế

Quy định rõ để thuận lợi khi áp dụng

Góp ý dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất ban soạn thảo quy định rõ nhiều nội dung về hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu để tạo thuận lợi trong thực thi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Ảnh
Kinh tế

Cần tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới

Muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, trong 20 năm tới, nước ta phải phấn đấu tăng trưởng ở mức hai con số (10% trở lên). Các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Ảnh minhh họa
Kinh tế

Nhiều nơi giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 12.2024, giải ngân đầu tư công của cả nước ước đạt trên 529,6 nghìn tỷ đồng, bằng 77,55% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ năm 2023; đến nay vẫn còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.

 Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Kinh tế

Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt khó khăn, ngành nông nghiệp lập nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 3,3 - 3,4% và xuất khẩu 64 - 65 tỷ USD trong năm 2025.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024
Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là 10 điểm nhấn tiêu biểu năm 2024 do Bộ Xây dựng công bố trong cuộc họp báo chiều 27.12.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.