Nợ xấu vượt "ngưỡng trần", vốn của BVBank đang chảy mạnh vào đâu?

Theo phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay của BVBank tập trung phần lớn vào cho vay cá nhân khi lên tới hơn 48.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tới hơn 70% tổng dư nợ cho vay.

Báo cáo tài chính quý 4.2024 của Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank; mã chứng khoán: BVB) cho biết, tại ngày 31.12.2024, tổng tài sản của BVBank tăng 17,8% so với cùng kỳ, lên 103.536 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 68.063 tỷ đồng, tăng 17,8% so với năm 2023, cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 15,08%.

Về chất lượng cho vay, việc tăng mạnh cho vay khách hàng đã phần nào “pha loãng” bớt được tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, số dư nợ xấu của BVBank vào cuối quý 4.2024 vẫn đang có chiều hướng tăng và đạt hơn 2.100 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ, tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 3,09% vẫn đang vượt “ngưỡng trần” Ngân hàng Nhà nước quy định.

bnbmoi.png

Một điều đáng chú ý là theo phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2024, dư nợ cho vay của BVBank tập trung phần lớn vào cho vay cá nhân khi lên tới hơn 48.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tới hơn 70% tổng dư nợ cho vay.

Theo các chuyên gia tài chính, việc tập trung quá nhiều vào cho vay các nhân cũng tiềm ẩn một số rủi ro như khách hàng cá nhân thường có thu nhập không ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế. Điều này có thể dẫn đến việc không trả được nợ đúng hạn, gia tăng tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.

Trong trường hợp khoản vay cá nhân, đặc biệt là vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo. Khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Bên cạnh đó, nếu ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay dài hạn, đặc biệt là cho khách hàng cá nhân, có thể dẫn đến mất cân đối thanh khoản. Khi khách hàng rút tiền đột ngột hoặc không trả nợ đúng hạn, ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

Ngoài ra, tập trung quá nhiều vào một nhóm khách hàng cụ thể, như khách hàng cá nhân, làm giảm khả năng phân tán rủi ro. Khi nhóm này gặp khó khăn, toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng có thể bị ảnh hưởng.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo Ngân hàng nên cân nhắc mở rộng cho vay sang các phân khúc khác như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc các lĩnh vực kinh tế khác để giảm thiểu rủi ro tập trung. Đồng thời, áp dụng các công cụ và quy trình quản lý rủi ro hiện đại, như hệ thống chấm điểm tín dụng, để đánh giá và giám sát chất lượng tín dụng của khách hàng cá nhân. Trích lập dự phòng cho các khoản vay có rủi ro cao, đảm bảo ngân hàng có nguồn lực để xử lý khi xảy ra nợ xấu.

Tài chính

Vụ cây trồng trên đường Lê Quang Đạo kéo dài có dấu hiệu 'khô héo': Lộ diện doanh nghiệp thường xuyên trúng thầu vốn ngân sách "khủng" với tỷ lệ tiết kiệm dưới 1%
Tài chính

Vụ cây trồng trên đường Lê Quang Đạo kéo dài có dấu hiệu 'khô héo': Lộ diện doanh nghiệp thường xuyên trúng thầu vốn ngân sách "khủng" với tỷ lệ tiết kiệm dưới 1%

Công ty TNHH xây dựng Tự Lập là liên danh chính tại dự án đầu tư xây dựng đường Lê Quang Đạo kéo dài, do Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư. Đáng chú ý, gói thầu doanh nghiệp này trúng có mức tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đại An trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 5 triệu đồng
Tài chính

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đại An trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 5 triệu đồng

Vài năm trở lại đây, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đại An là nhà thầu thường xuyên trúng hàng loạt các gói thầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

PNJ: Doanh thu quý cuối năm 2024 giảm, vẫn ‘kẹt’ hơn 395 tỷ đồng dự phòng khoản đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đông Á
Tài chính

PNJ: Doanh thu quý cuối năm 2024 giảm, vẫn ‘kẹt’ hơn 395 tỷ đồng dự phòng khoản đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đông Á

PNJ nắm giữ hơn 38 triệu cổ phiếu EAB tương ứng tỷ lệ sở hữu là 7,69%. Đối với khoản đầu tư này, PNJ đã dự phòng toàn bộ với số tiền hơn 395 tỷ đồng. Tại ngày 31.12.2024, Ngân hàng TMCP Đông Á vẫn trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước và cổ phiếu EAB không được phép chuyển nhượng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán theo đúng lộ trình

Việc nâng hạng thị trường chứng khoán phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài; tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương, qua ghi nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để FTSE Russell nâng hạng theo đúng lộ trình.

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam
Kinh tế

Nâng vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một quá trình “chuyển mình” mạnh với sự gia tăng về số lượng công ty, niêm yết, vốn hóa và giá trị giao dịch trên thị trường. Để phát triển tương xứng với quy mô thị trường, chất lượng đầu tư, hàng hóa cần được cải thiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi
Tài chính

SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25% trong năm bản lề triển khai chiến lược chuyển đổi

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế TOP 5 NHTM tư nhân lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực.