Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mắc bệnh ung thư vú

Vừa qua, Bệnh viện K đã phẫu thuật cấp cứu thành công song thai cho sản phụ hiếm muộn 13 năm, mắc bệnh ung thư vú.

Phát hiện ung thư vú di căn khi mang thai

Trường hợp bệnh nhân N.T.T (38 tuổi, Phú Lương, Thái Nguyên), trên hành trình 13 năm kiên trì tìm con, nhiều lần thất bại, cuối cùng may mắn cũng mỉm cười khi bác sĩ thông báo chị mang song thai qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Tuy nhiên, kết quả vui mừng chưa được bao lâu, vào những tuần giữa thai kỳ, chị T phát hiện có dấu hiệu bệnh ung thư vú tái phát, di căn. Sản phụ T nhập viện tại Bệnh viện K theo dõi, điều trị và kiên trì đến giây phút cuối cùng với hy vọng giữ lại con.

Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mang trong mình căn bệnh ung thư vú -0
Bác sĩ thăm khám và điều trị cho sản phụ T (Ảnh: BVCC)

Khai thác tiền sử bệnh nhân, chị T cho biết, có chồng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Tháng 10. 2020, chị T được chẩn đoán ung thư vú trái giai đoạn cT3N2M0 và được điều trị hóa chất bổ trợ trước AC x 6 chu kỳ, đáp ứng một phần.

Sau đó được phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập, NST độ 3, 9/11 hạch (+).

Người bệnh được bác sỹ chỉ định xạ trị bổ trợ ra viện vào tháng 6. 2021. Do hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân không điều trị đích, theo dõi và khám định kì theo hẹn 3 tháng/lần.

Đầu tháng 5.2023, chị T thực hiện chuyển phôi IVF thành công (phôi được tạo năm 2020 trước thời điểm điều trị hóa chất), đến tháng 9.2023 khi ở tuần 20 của thai kỳ, chị T phát hiện thấy hạch cổ, đi khám tại Thái Nguyên, Cyto hạch (+), cần điều trị.

Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mang trong mình căn bệnh ung thư vú -0
Bác sỹ tư vấn, cung cấp thông tin cho sản phụ T (Ảnh: BVCC)

Qua thăm khám và được bác sỹ tư vấn kỹ, đứng trước ranh giới lựa chọn điều trị cho mẹ hay giữ lại 02 con, chị T đưa ra quyết định giữ con. Sau đó, chị T trở về theo dõi sức khỏe tại nhà mong thai kỳ khỏe mạnh, con bình an chào đời, dù chị biết sinh mệnh của mình cũng quá mong manh.

Tháng 11.2023, khi hạch cổ trái tăng kích thước khá lớn, gây hạn chế trong sinh hoạt, vận động cổ kèm đau nhiều, phù nề cánh tay trái, chị được bác sỹ chuyển nhập viện Bệnh viện K.

Người mẹ đầy nghị lực, quyết tâm sinh con

Tại bệnh viện, người mẹ bày tỏ mong muốn, quyết tâm giữ được con trong bụng ngày nào tốt ngày đó, để hai con có thể chào đời khỏe mạnh.

Thấu hiểu mong muốn của người bệnh, các bác sĩ Bệnh viện K quyết định trao đổi cùng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để theo dõi sát sự phát triển của khối u cho chị T, mong muốn kéo dài tối đa tuần tuổi thai kỳ.

Sau 2 tuần theo dõi và điều trị tích cực tại Khoa Nội 6 và Hồi sức cấp cứu, khối u iếp tục tiến triển, liên tiếp các cuộc hội chẩn trong viện và liên viện để đánh giá toàn trạng bệnh nhân.

Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mang trong mình căn bệnh ung thư vú -0
Ekip phẫu thuật tiến hành mổ lấy con cho sản phụ T (Ảnh: BVCC)

PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết, kết quả siêu âm cổ trái có nhiều hạch tập trung thành đám đường kính 13mm; Siêu âm Doppler mạch máu: Huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch nách và đoạn đầu tĩnh mạch cánh tay trái.

Trong đó, động mạch có huyết khối bán phần đoạn đầu động mạch cánh tay trái, phù nề toàn bộ phần mềm chi trên bên trái.

Bác sĩ Bình nhận định, huyết khối động tĩnh mạch chi trên trái của bệnh nhân T là trường hợp ung thư vú trái tái phát di căn hạch thượng đòn trái xâm lấn da/Song thai IVF sang tuần 32 tuần.

“Khó khăn đặt ra với ekip bác sỹ điều trị, đó là vừa kiểm soát sự tiến triển của khối u, vừa đảm bảo an toàn cho song thai phát triển. Khối u hạch chèn ép gây đau đớn cho người bệnh; phải chống đông xử lý huyết khối của khối u nếu không sẽ có nguy cơ tắc nghẽn phổi.

Trong 2 tuần qua, các bác sỹ Bệnh viện K phải đưa ra nhiều phương án điều trị, chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng, tim mạch, ung thư ... Hiện tại u, phát triển rất nhanh, nếu không mổ khối u có thể gây xâm lấn, vỡ tắc mạch, chèn ép, khó thở ”, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K chia sẻ.

Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mang trong mình căn bệnh ung thư vú -0
Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mang trong mình căn bệnh ung thư vú -0
2 bé gái chào đời trong niềm vui vỡ òa của người mẹ (Ảnh: BVCC)

Trước diễn biến phức tạp của bệnh nhân, sáng ngày 5.12, ekip các bác sĩ Bệnh viện K, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã quyết định mổ bắt con cho thai phụ.

Chỉ ít phút sau ca mổ diễn ra, đúng 12h10 phút, 2 bé gái đều nặng 1800 gram chào đời trong niềm vui vỡ òa của người mẹ. Sau mổ, em bé được các bác sỹ chăm sóc tận tình và chuyển đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Tuy nhiên, người mẹ tiếp tục trải qua ca phẫu thuật để đối phó với sự tái phát ung thư vú. Sau hơn 1 giờ mổ, cuộc phẫu thuật kết thúc, mở ra hy vọng cho sự hồi phục của chị T. Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được theo dõi và điều trị.

Nỗ lực giữ con đầy xúc động của người mẹ hiếm muộn 13 năm, mang trong mình căn bệnh ung thư vú -0
Bé gái tiếp tục được bác sỹ chăm sóc (Ảnh: BVCC)

Chị T xúc động bày tỏ: "Nhìn thấy 2 con khỏe mạnh là ước nguyện lớn nhất của cả gia đình, cảm ơn các bác sỹ 2 bệnh viện rất nhiều, em sẽ quyết tâm điều trị để sớm được gặp và chăm sóc các con”.

Bác sỹ Bệnh viện K khuyến cáo tới sản phụ, đối với người bệnh đã điều trị ung thư, trong thời gian sau điều trị nên theo dõi sức khỏe của bản thân, tái khám đúng hẹn.

Đặc biệt, trao đổi với bác sỹ chuyên khoa ung bướu về nguyện vọng của bản thân để từ từng cá thể bác sỹ sẽ thăm khám, tư vấn và phối hợp các chuyên khoa khác đưa ra lời khuyên hữu ích nhất, đảm bảo về khoa học và ý nghĩa nhân văn.

Sức khỏe

Bộ Y tế họp khẩn trực tuyến về công tác phòng, chống bệnh sởi
Sức khỏe

40/53 tỉnh, thành phố hoàn thành tỷ lệ tiêm vaccine trên 95%

Đó là thông tin Bộ Y tế cập nhật về tình hình thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Kết quả trên cũng cho thấy Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng trên.

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.