Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Vẹo cột sống khởi phát sớm có thể tiến triển chậm, không tiến triển, hoặc tiến triển rất nhanh gây biến dạng lớn về cột sống, lồng ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Theo Bệnh viện Việt Đức, vẹo khởi phát sớm (EOS) được định nghĩa là những đường cong cột sống lớn hơn 10 độ và khởi phát trước 10 tuổi.

Vẹo cột sống khởi phát sớm có thể tiến triển chậm, không tiến triển, hoặc tiến triển rất nhanh gây biến dạng lớn về cột sống, lồng ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Việc phát hiện sớm và chiến lược điều trị đúng là yếu tố quan trọng giúp đạt được thành công trong kiểm soát, tối đa hiệu quả phương án điều trị.

Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm -0
Những dấu hiệu nhận biết giúp điều trị bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Dấu hiệu nhận biết của bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong giai đoạn đầu hoặc vẹo cột sống nhẹ, nếu bố mẹ hoặc bác sĩ không quan sát kĩ rất khó phát hiện ra triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều dấu hiệu giúp bố mẹ và bác sĩ phát hiện sớm ra vẹo cột sống ở trẻ nhỏ như :

Mất cân bằng vai: Đối vẹo cột sống làm biến dạng cột sống điều này có thể ảnh hưởng tới vai. Đặc biệt vẹo cột sống ngực làm cho hai vai bệnh nhân không cân bằng, bên cao bên thấp.

Đây là dấu hiệu khá giá trị, nếu cha mẹ nhận thấy con có triệu chứng này nên cho con khám sớm để phát hiện sớm vẹo cột sống.

Bướu sườn, hoặc bướu thắt lưng: Đây là dấu hiệu khá đặc hiệu để giúp chẩn đoán vẹo cột sống bao gồm: Vẹo cột sống làm thân đốt sống xoay, tạo ra các vùng gồ cao trên thân mình trẻ; Vẹo cột sống vùng ngực gây bướu sườn (vùng nhô cao) trên ngực đặc biệt vùng xương bả vai;Vẹo cột sống thắt lưng tạo ra vùng gồ lên tại ví trí eo và thắt lưng của trẻ.

Mất cân bằng thân mình: Vẹo cột sống biến dạng thân mình, đôi khi làm trẻ đi bị lệch một bên. Trẻ đứng thẳng hai tay áp sát thân mình, nếu nhìn kĩ cha mẹ sẽ thấy khoảng trống giữa tay và thân mình trẻ hai bên sẽ khác nhau, một bên rất rộng, một bên hẹp lại.

Nghiệm pháp Adam: Trẻ đứng thẳng hai chân chạm nhau, từ từ cúi thẳng người về trước, lúc này bướu sườn và bướu thắt lưng trẻ sẽ lộ rõ. Đây là biện pháp sàng lọc tốt nhất phát hiện vẹo cột sống ở trẻ nhỏ tại gia đình và trường học.

Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm

Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Đức, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vẹo cột sống, tựu chung có thể chia thành 4 nhóm sau:

Vẹo cột sống bẩm sinh: do bất thường trong mang thai và hình thành cột sống như vẹo do dị tật thân đốt sống…

Vẹo thần kinh cơ: do bất thường về hệ cơ, thần kinh như bệnh bại não…

Vẹo do hội chứng như: vẹo trong bệnh u xơ dây thần kinh…

Vẹo cột sống vô căn: không tìm thấy căn nguyên nào.

Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ yếu tố nguy cơ trong vẹo cột sống. Các nghiên cứu chỉ ra không có mối liên quan giữa việc ngồi học và vẹo cột sống.

Tuy nhiên, có một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ vẹo cột sống như: gia đình có người vẹo, mang thai có bất thường thai sản, thuốc, bất thường về gen…

Bác sĩ lưu ý, người bệnh vẹo cột sống khởi phát sớm nếu không phát hiện kịp thời gây biến dạng lớn cột sống và lồng ngực, ảnh hưởng tới chức năng tim phổi. Đồng thời, vẹo khởi phát quá sớm có thể ảnh hưởng tới hô hấp, thậm chí gây tử vong.

Sức khỏe

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á
Sức khỏe

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á

Ngày 10.4, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.

Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế
Sức khỏe

Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế

Ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật…

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính
Sức khỏe

Từ 1.7, thông cấp khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế không phân biệt địa lý hành chính

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.7, người tham gia BHYT sẽ có thêm nhiều quyền lợi, trong đó việc thông cấp khám chữa bệnh (KCB) BHYT không phân biệt địa lý hành chính và người bệnh được hưởng BHYT khi đáp ứng điều kiện theo quy định...

 Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân
Sức khỏe

Cảnh báo ung thư từ một nốt đen nhỏ ở bàn chân

Ban đầu, tổn thương chỉ là một nốt nhỏ không đau, không ngứa và dễ bị nhầm với nốt ruồi lành tính. Bệnh nhân sau đó được xác định mắc ung thư hắc tố da (melanoma) - một dạng ung thư da tiến triển nhanh, dễ di căn và rất nguy hiểm. 

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng
Sức khỏe

Hà Nội: Bệnh sởi, tay chân miệng tiếp tục gia tăng

Ngày 7.4, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 30.3 đến ngày 6.4), toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã (tăng 17 ca so với tuần trước đó). Nếu tính tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần, nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay.