Nguy cơ bùng phát dịch sởi

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc gián đoạn cung ứng các vaccine năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng vaccine cho trẻ em trên toàn quốc. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi. 

Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Việt Nam ghi nhận 42 ca bệnh sởi

Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội TS. BS Vũ Quốc Đạt cho biết, sởi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bởi virus sởi là loại virus có tỷ lệ lây nhiễm rất cao (cao gấp 6 - 8 lần so với SARSCoV-2) và độc lực rất mạnh. Không chỉ trẻ em, ngay cả những người lớn chưa có miễn dịch với căn bệnh này cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh sởi gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ, trong đó, biến chứng thường gặp nhất là viêm phổi, đồng thời có thể khiến bệnh nhi bội nhiễm vi khuẩn. Đây là yếu tố liên quan trực tiếp tới tiên lượng nặng của trẻ và có khả năng gây ra tử vong.

Theo các chuyên gia về truyền nhiễm, sởi đã có vaccine. Tuy nhiên, kể cả tiêm đúng, tiêm đủ thì khả năng bảo vệ của vaccine cũng chỉ đạt khoảng 90% - 95%. Như vậy, mỗi năm có khoảng 5% - 10% trẻ không có miễn dịch. Cộng dồn lại sẽ thành một nhóm trẻ không có khả năng bảo vệ, ngoài nguy cơ mắc bệnh thì còn là nguy cơ mang mầm bệnh có thể lây lan cho những trẻ khác.

Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới. Dữ liệu của WHO cho thấy, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255% từ năm 2022 - 2023.

Tăng cường tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi. Ảnh: ITN
Tăng cường tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi. Ảnh: ITN

Tại Việt Nam, tổ chức WHO cho biết, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vaccine trong những năm gần đây, là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.

Dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm ở nước ta từ đầu năm 2024 đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm chủng đầy đủ, xử lý triệt để ổ dịch

Trước tình hình đó, nhằm đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh và giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.

Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.

Song song với đó, Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống, vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh.

Bệnh sởi truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên, để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccine phòng sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị, phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. Đặc biệt, bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và bảo đảm các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.