Sự kiện
Chính trị
Sự kiện nổi bật
Thời sự Quốc hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới
Theo dòng sự kiện
Quốc hội và Cử tri
Diễn đàn Quốc hội
Lập pháp
Chính sách và cuộc sống
Ý kiến đại biểu
Hoạt động của Đoàn ĐBQH
Hội đồng nhân dân
Hội nghị TT HĐND
Chuyển động của HĐND
Diễn đàn HĐND
Đại biểu - Cử tri
Đại Biểu Nhân Dân Video
Thời sự Quốc hội
Đại biểu với cử tri
Bản tin Thời sự QH
Kinh tế - Xã hội
Tọa đàm - Talkshow
Phòng chống tham nhũng
Văn bản - Chỉ đạo
Kiểm tra - Giám sát
Đơn thư bạn đọc
Kinh tế
Thị trường
Doanh nghiệp
Tài chính
Bất động sản
Xã hội
Đời sống
Giao thông
Môi trường
Quốc phòng - An ninh
An ninh trật tự
Quốc phòng toàn dân
Tin tức pháp luật
Giáo dục
Nhịp cầu giáo dục
Tuyển sinh
Trao đổi
Sức khỏe
Tin tức
Tư vấn
Sống khỏe
Văn hóa - Thể thao
Văn hóa
Thể thao - Du lịch
Văn nghệ
Khoa học - Công nghệ
Khoa học
Công nghệ
Multimedia
Ảnh
Infographic
EMagazine
Địa phương
Trên đường phát triển
Hoạt động chính quyền
An ninh cơ sở
Quốc tế
Việt Nam và thế giới
Thế giới 24h
Nghị viện thế giới
người chưa thành niên
Cập nhập tin tức người chưa thành niên
"Cú hích" trong cải cách tư pháp
Sau khi được Quốc hội thông qua ngày 30.11.2024, Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2026. Đây là bước tiến lớn trong hệ thống tư pháp Việt Nam, không chỉ giúp bảo vệ tối đa quyền lợi của người chưa thành niên mà còn mở ra hướng đi mới trong xử lý các vụ án liên quan đến nhóm đối tượng này theo hướng nhân văn, giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, việc triển khai thực tiễn một cách hiệu quả cũng là bài toán đặt ra cho các cơ quan tư pháp trong thời gian tới.
Xã hội
Đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn
Theo Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Văn Tiến, Luật Tư pháp người chưa thành niên được xây dựng nhằm hoàn thiện pháp luật tư pháp đủ nghiêm khắc nhưng cũng bảo đảm nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội; tăng cường giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội tự sửa chữa lỗi lầm, cải thiện hành vi thông qua xử lý chuyển hướng, hạn chế tối đa việc áp dụng biện pháp mang tính chất trừng phạt, giam giữ nhưng vẫn bảo đảm sự an toàn của cộng đồng và trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên
Sáng 30.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên, với 461/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,24% tổng số đại biểu Quốc hội.
Bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho đối tượng vị thành niên
Có nên tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết?
Đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý người chưa thành niên phạm tội
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV
25/09/2024 10:09
Nhằm góp phần vào xây dựng pháp luật của Quốc hội ngày càng chất lượng cao, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các dự án luật dự kiến được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV.
Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đối với người chưa thành niên
21/09/2024 14:07
Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17.4.2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030” và Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Dự án “Tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tài trợ, Bộ Tư pháp phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF tại Việt Nam) tổ chức lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên nguồn và tập huấn viên cấp tỉnh về quy trình hòa giải ở cơ sở đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Tạo cơ hội cho người chưa thành niên khắc phục vi phạm, không để lại án tích
27/08/2024 12:38
Quy định về xử lý chuyển hướng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên nhằm chú trọng việc hòa giải và khắc phục thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên gây ra, qua đó, khuyến khích người chưa thành niên vi phạm pháp luật tự ý thức được và tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã gây ra.
Mở rộng đối tượng được áp dụng hình phạt tiền
26/08/2024 06:36
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đã có nhiều cải cách chính sách hình sự về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên. Trong đó, dự thảo Luật đã mở rộng đối tượng người chưa thành niên (NCTN) từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu có tài sản riêng cũng có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cha mẹ, người thân thích của NCTN có tài sản và tự nguyện thực hiện và mức tiền phạt không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Bảo đảm cơ sở pháp lý thực hiện các chính sách mới, nhân văn
13/08/2024 17:11
Tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, chiều nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
09/08/2024 18:41
Ngày 9.8, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Quy định rõ thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên
03/08/2024 06:35
Qua thảo luận tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, một trong những nội dung của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội đó là thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên (NCTN) phạm tội. Câu hỏi đặt ra là, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng để bảo vệ tốt nhất cho NCTN phạm tội?
Nên quy định “cứng” tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội?
29/07/2024 08:16
Tại Kỳ họp thứ Bảy vừa qua, Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Các đại biểu đều thống nhất cho rằng, việc ban hành một đạo luật chuyên biệt về tư pháp đối với người chưa thành niên (NCTN) nhằm bảo đảm và bảo vệ tốt nhất lợi ích cho NCTN. Tuy nhiên, một trong những nội dung của dự thảo Luật vẫn có ý kiến khác nhau của các đại biểu Quốc hội, đó là nên hay không quy định “cứng” tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội trong dự thảo Luật này?
Tọa đàm "Lấy ý kiến phục vụ việc chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên"
15/07/2024 16:20
Thực hiện chương trình công tác năm 2024, tiếp tục thực hiện Kế hoạch về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, ngày 15.7, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Lấy ý kiến phục vụ việc chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy và Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến đồng chủ trì tọa đàm.
Tọa đàm “Lấy ý kiến phục vụ việc chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên”
12/07/2024 16:45
Sáng 12.7, tại thành phố Đà Nẵng, Ủy ban Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Lấy ý kiến phục vụ việc chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy và Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Văn Tiến đồng chủ trì tọa đàm.
Tiến bộ và nhân văn
27/06/2024 07:45
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên vừa được Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ cuối tuần qua. Việc ban hành một đạo luật chuyên biệt về tư pháp đối với người chưa thành niên (NCTN) thể hiện Việt Nam đáp ứng và thực thi tích cực, nghiêm túc yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, các khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em Liên Hợp Quốc. Một trong những quy định của dự thảo Luật được đánh giá tiến bộ và nhân văn là áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với NCTN phạm tội.
Cách tiếp cận tiến bộ, thể hiện tính nhân văn
22/06/2024 09:03
Trao đổi bên lề phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV sáng 21.6 về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng Lã Thanh Tân cơ bản tán thành với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, Báo cáo thẩm tra và dự thảo Luật. Đồng thời nhấn mạnh, dự thảo Luật hướng trọng tâm tới việc quy định các biện pháp xử lý chuyển hướng với người chưa thành niên là cách tiếp cận rất tiến bộ, thể hiện tính nhân văn.
Có nên tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội?
21/06/2024 16:13
Đây là nội dung còn có ý kiến khác nhau tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên sáng 21.6. Việc tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội nhằm giải quyết độc lập, bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, ưu tiên thủ tục tố tụng rút gọn, vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên; nhưng cũng có ý kiến lo ngại sẽ dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá toàn diện vụ án.
Bảo đảm đủ nghiêm khắc và nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội
21/06/2024 13:07
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết ban hành luật nhằm hoàn thiện pháp luật tư pháp đối với người chưa thành niên, bảo đảm đủ nghiêm khắc nhưng cũng nhân văn đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ranh giới giữa nhân văn và răn đe
09/06/2024 07:17
Sáng qua, tại phiên thảo luận tổ, hầu như không có đại biểu Quốc hội nào băn khoăn về sự cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên. Việc ban hành đạo luật chuyên biệt này không chỉ thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước ta liên quan đến trẻ em mà còn tích cực thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nước ta là thành viên. Dự luật cũng được đánh giá là có nhiều điểm rất tiến bộ, rất nhân văn.
Xem thêm
Đọc nhiều
POWERED BY
ONE
CMS
- A PRODUCT OF
NEKO