Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, đi bộ hay chạy bộ là những hoạt động thể chất đơn giản và thích hợp với hầu hết mọi người. Do đó, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra từ 20-30 phút để đi bộ hoặc chạy bộ đã có thể giúp các cơ được vận động tốt hơn.
Qua các thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ người dành thời gian cho việc vận động nhẹ nhàng sẽ sống khỏe mạnh và sống thọ hơn người không chịu hoạt động thể chất thường xuyên. Trên thực tế, để cải thiện tình trạng tốt nhất, các bệnh nhân thường được bác sĩ khuyến khích nên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng tại nhà để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Các bài tập thích hợp có thể giúp mọi người giảm đau và cải thiện thoát vị đĩa đệm của mình. Bởi khi mắc thoát vị đĩa đệm, mọi người có thể cảm thấy việc tập thể dục hoặc các môn thể thao sẽ gây ra đau đớn nên không thực hiện được đầy đủ các hoạt động thể chất để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể đi bộ. Đặc biệt, vương pháp hoạt động nhịp chậm như đi bộ có thể đem đến nhiều lợi ích như:
- Tăng cường các cơ bắp: Đi bộ hỗ trợ cho cột sống, giữ cho mọi người ở vị trí thẳng đứng
- Cải thiện các cấu trúc cột sống: Đi bộ có thể giúp các chất dinh dưỡng đến các mô ở cột sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh.
- Tăng độ đàn hồi: Dạng tập luyện này có thể giúp tăng giới hạn chuyển động.
- Giảm cân: Đi bộ có thể giúp giữ cho trọng lượng trong một giới hạn lý tưởng. Bởi trọng lượng dư thừa có thể gây nhiều áp lực lên cột sống, đĩa đệm, làm xấu đi tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Ngoài ra, việc đi bộ thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và giúp trở lại cuộc sống bình thường. Vì vậy, đi bộ là một trong những bài tập hoạt động nhịp chậm hữu hiệu nhất mà mọi người có thể thực hiện khi mắc thoát vị đĩa đệm.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì nếu đi bộ ?
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, do bệnh nhân đang mắc thoát vị đĩa đệm nên đi bộ có thể gây đau. Vì vậy, người bệnh nên:
- Bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng, khởi động với mức độ nhẹ và tăng dần dần lịch trình theo thời gian.
- Hãy nhớ khởi động trước khi bắt đầu đi bộ và thực hiện động tác điều hòa, hạ nhiệt sau khi hoàn thành. Đây là những bước quan trọng để thiết lập cơ thể của mọi người ở chế độ đúng.
- Cần chọn các phụ kiện phù hợp như giày, hoặc quần áo thoải mái. Chẳng hạn, những đôi giày nên vừa khít với bàn chân của mọi người để bảo vệ đôi chân, hỗ trợ cho chân và cột sống. Nếu được, nên chọn những đôi giày được thiết kế riêng cho hoạt động đi bộ.
- Duy trì hơi thở bình thường trong khi đi bộ, cố gắng giữ tư thế đi bộ đúng với phần đầu của mọi người hướng lên, nằm giữa hai vai; mắt nhìn thẳng và bước đi bình thường (không bước quá dài hoặc quá ngắn). Đừng cố gắng đi quá nhanh, gồng cứng người mà phải thật thư giãn.
Bác sĩ khuyến cáo, đi bộ có thể giúp giảm đau, tăng cường cơ bắp, hỗ trợ cột sống và tăng giới hạn chuyển động cho người bệnh nếu tập luyện một cách đúng đắn. Tuy nhiên, mọi người nên gặp bác sĩ để quyết định hình thức đi bộ phù hợp nhất để cải thiện tình trạng.