Hàn Quốc: Từ cấm sang quản lý

Trung Quốc không phải là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp đặt các biện pháp hạn chế. Hàn Quốc đã ban hành "Luật Tắt máy" vào năm 2011 để ngăn chặn chứng nghiện game ở trẻ em. Tuy nhiên, điều luật này gần đây đã bị bãi bỏ do tỏ ra không còn thích hợp, cho thấy cách tiếp cận khác của các nhà lập pháp Hàn Quốc.

“Luật Tắt máy” (Game online Shutdown Law)

Đạo luật Bảo vệ thanh thiếu niên sửa đổi, còn được gọi là Luật Tắt máy hoặc Luật Cinderella, được Quốc hội Hàn Quốc thông qua ngày 19.5.2011 và có hiệu lực vào ngày 20.11.2011, nghiêm cấm trẻ em dưới 16 tuổi chơi trò chơi điện tử trực tuyến trong khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

Luật Tắt máy nhắm vào các trò chơi trực tuyến trên máy tính cá nhân, nhưng không điều chỉnh đối với các trò chơi trên bảng điều khiển và trò chơi trên thiết bị di động. Tuy nhiên, do khó thực hiện luật trong một số trường hợp, họ đã quyết định cấm hoàn toàn tất cả các trò chơi của một số công ty, chẳng hạn như Xbox Live hoặc PSN.

Quốc hội hôm thứ Năm đã tổ chức phiên họp toàn thể và bỏ phiếu ủng hộ việc sửa đổi Đạo luật Bảo vệ Thanh niên, bãi bỏ cái được gọi là “luật tắt máy” cấm truy cập trò chơi PC trực tuyến đối với thanh thiếu niên dưới 16 tuổi từ nửa đêm đến 6 giờ sáng.

Luật Tắt máy do một nhóm các bậc cha mẹ phản đối game online và các quan chức Chính phủ đề xuất, và được quảng cáo là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ em chưa đủ tuổi nghiện chơi game có hại cũng như giúp bảo đảm thời gian ngủ tối thiểu 6 tiếng mỗi đêm cho trẻ.

Cũng như các quy định gây tranh cãi khác, Luật Tắt máy còn thiếu những cơ sở khoa học. Có rất ít, nếu có, bằng chứng khoa học cho thấy việc hạn chế truy cập vào các trò chơi PC trực tuyến quá nửa đêm có thể ngăn chặn thành công chứng nghiện game. Ngoài ra, lý do khiến học sinh Hàn Quốc có xu hướng thiếu ngủ là ngay từ những ngày còn học tiểu học, chủ yếu là do em thường bị ép học đến khuya hoặc ở trường luyện thi hoặc ở nhà dưới sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ, trong bối cảnh Hàn Quốc là đất nước có văn hóa cạnh tranh khốc liệt để được nhận vào các trường đại học danh tiếng.

Vào năm 2014, một nhóm trẻ vị thành niên và cha mẹ của họ đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp, đặt ra câu hỏi về cơ sở pháp lý của Luật Tắt máy. Tòa án phán quyết rằng Luật Tắt máy không thể bị coi là "quy định quá mức" do tỷ lệ thanh niên Hàn Quốc chơi trò chơi trực tuyến cao và những trò chơi như vậy có tính gây nghiện cao. Tòa án Hiến pháp cũng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe thanh thiếu niên và ngăn chặn chứng nghiện trò chơi trực tuyến.

Hàn Quốc: Từ cấm sang quản lý -0
Nguồn: bloomberg

Những người ủng hộ Luật Tắt máy ca ngợi phán quyết của Tòa án, nhưng các nhà phê bình, đặc biệt là từ ngành công nghiệp trò chơi cho rằng đây là một trường hợp điển hình cho thấy luật đang can thiệp quá sâu vào lựa chọn của trẻ em, và cha mẹ, chứ không phải chính phủ, nên có quyền hướng dẫn trẻ em về thời điểm và cách họ tham gia vào các hoạt động giải trí.

Trong những năm gần đây, ngay cả các cơ quan nhà nước như Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc cũng đưa ra một số báo cáo cho thấy thời lượng chơi game của giới trẻ không có mối quan hệ nhân quả nào với thời gian ngủ của họ.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng các biện pháp hạn chế chơi game trên nền tảng máy tính không mang lại hiệu quả trong bối cảnh trẻ em có xu hướng chơi game trên thiết bị di động nhiều hơn hiện nay. Giờ đây, người ta thường thấy mọi thành viên trong gia đình, bao gồm cả trẻ em, mang theo điện thoại thông minh, xem video trực tuyến, nghe nhạc và chơi các trò chơi trên di động. Thanh niên hiểu biết về công nghệ ngày nay có thể tận hưởng các hình thức giải trí kỹ thuật số đa dạng như webtoon và tiểu thuyết trực tuyến mà không bị giới hạn thời gian do nhà nước áp đặt và say mê mạng xã hội như Instagram hàng giờ - trừ khi cha mẹ của họ tham gia.

Quan điểm của Chính phủ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể vào tháng 8 chỉ sau khi trò chơi trực tuyến nổi tiếng Minecraft chạm vào làn sóng chỉ trích về Luật Tắt máy. Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các nhà phát triển trò chơi trong và ngoài nước thực hiện Luật Tắt máy, nhưng Microsoft, công ty điều hành Minecraft, chỉ đơn giản là thay đổi xếp hạng của trò chơi (sang xếp hạng R) để chỉ người lớn mới có thể chơi trò chơi.

Hành động của Microsoft đã đưa đến một làn sóng chế diễu và chỉ trích quy định của Luật Tắt máy, cả trong và ngoài Hàn Quốc. Điều đó buộc các nhà lập pháp và hoạch định chính sách của nước này phải nghiêm túc suy nghĩ lại về sự cần thiết của đạo luật.

Trao cho cha mẹ và trẻ em quyền tự quyết

Cuối cùng, vào tháng 8.2021, Luật Tắt máy đã được bãi bỏ sau khi Quốc hội nước này sửa đổi Đạo luật Bảo vệ thanh thiếu niên.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, cũng như Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, nói rằng họ muốn chấm dứt một đạo luật thiếu tôn trọng quyền trẻ em và khuyến khích giáo dục tại gia đình.

Tuy nhiên, tin tức này không có nghĩa là các game thủ chưa đủ tuổi hoàn toàn lạc quan. Thay vào đó, việc chơi game quá mức sẽ được quản lý bởi hệ thống "giấy phép lựa chọn" của đất nước, cho phép cha mẹ và người giám hộ trong đó các bậc phụ huynh hoặc người giám hộ sẽ lựa chọn giờ chơi của con mình và đăng ký, rồi những người con cứ thế mà làm theo.

“Trong môi trường truyền thông đang thay đổi, khả năng trẻ em tự quyết định và tự bảo vệ mình trở nên quan trọng hơn bất cứ điều gì”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Yoo Eun-hae cho biết. Theo The Korea Times, các bộ hỗ trợ một cách có hệ thống giáo dục sử dụng trò chơi và truyền thông tại trường học, gia đình và xã hội để những người trẻ tuổi có thể phát triển những khả năng này, đồng thời tiếp tục nỗ lực tạo ra một môi trường chơi game lành mạnh và các hoạt động giải trí khác nhau cho trẻ em.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.