ĐỒNG NAI ĐẨY MẠNH CHƯƠNG TRÌNH OCOP

Nâng tầm giá trị nông sản

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương.

Xây dựng thương hiệu, nâng sao cho sản phẩm OCOP

Hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã và đang chú trọng nâng hạng, nâng sao cho các sản phẩm OCOP. Trong đó, từ tỉnh đến các địa phương luôn quan tâm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP bằng uy tín chất lượng để khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Thời gian qua, các điểm giới thiệu trưng bày sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp không ngừng được nhân rộng. Đến nay, toàn tỉnh hình thành 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện: Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Trảng Bom và TP. Biên Hòa.

anh-bai-3.jpg
Anh Hà Thắng với mô hình trồng quýt siêu ngọt cho năng suất cao. Nguồn: ITN

Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Nguyễn Văn Linh cho biết, đến nay, huyện đã phát triển được 36 sản phẩm OCOP. Đây đều là các nông sản chủ lực, sản phẩm đặc thù của địa phương, nổi bật nhất là nhóm sản phẩm trái cây tươi có lợi thế xuất khẩu. Gắn với mục tiêu phấn đấu về đích huyện nông thôn mới kiểu mẫu của cả nước theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững, thời gian tới, huyện tập trung nâng sao cho các sản phẩm OCOP. Mục tiêu để xây dựng được những sản phẩm có thương hiệu, không chỉ tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu vào những thị trường khó tính.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thống Nhất Nguyễn Thế Vinh cho biết, địa phương có những nông sản tươi, nông sản chế biến có lợi thế xuất khẩu như: tổ yến, mật ong, các nông sản chế biến... Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ đồng hành cùng nông dân, hợp tác xã nâng chất lượng cho các sản phẩm OCOP thế mạnh, đặc thù của địa phương với mục tiêu đưa sản phẩm địa phương vươn ra thị trường quốc tế.

Nhiều điển hình tiêu biểu

Chương trình OCOP sau 4 năm triển khai đã khơi dậy phong trào khởi nghiệp cho nhiều hợp tác xã, nông dân trong tỉnh. Điển hình là mô hình trồng quýt siêu ngọt đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm ở huyện Vĩnh Cửu. Một trong những chủ vườn đã thành công với mô hình trồng quýt đường này là anh Hà Thắng ở ấp Lý Lịch 2, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu.

Vườn quýt của gia đình đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2012, với sản lượng trung bình mỗi năm đạt 50 - 60 tấn, thu về 800 - 900 triệu đồng, tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương với thu nhập trung bình 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Theo chủ vườn quýt Hà Thắng, vườn quýt 10 năm tuổi được trồng theo hướng hữu cơ trên đất phù sa, ven lòng hồ Trị An, quanh năm không lo nước tưới. Người trồng chủ yếu dùng men IMO để ủ cá mua từ lòng hồ Trị An làm phân bón, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học nên cây cho trái nhiều và ít sâu bệnh. Mô hình này cũng trở thành một trong những mô hình trồng quýt đường tiêu biểu của xã Phủ Lý.

Hay có thể kể đến mô hình trồng cây sachi của anh Trần Văn Khoa (ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom). Cây sachi thuộc dạng thân leo, thân bán gỗ và có thể mọc vươn cao tới 2m, có nguồn gốc từ Nam Mỹ thường mọc nhiều tại vùng rừng rậm Amazon. Vào năm 2018, anh Khoa đã nghiên cứu và quyết định trồng thử nghiệm 5ha sachi ở xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom) và trước khả năng thích nghi tốt của giống cây này, anh Khoa cùng 10 hộ dân thành lập Tổ hợp tác Sachi Thanh Bình để mở rộng diện tích. Sản phẩm từ cây sachi là dầu sachi và trà sachi được chứng nhận đạt thương hiệu OCOP 3 sao năm 2022.

Hiện nay, Tổ hợp tác đã mở rộng và có thêm khoảng 20ha sachi ở xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu), thu từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Hạt sachi có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho phát triển trí não, sáng mắt và khả năng điều trị bệnh tim mạch nên được khách hàng ưa chuộng, mua về sử dụng.

Trên địa bàn huyện Tân Phú, tính đến nay đã có 11 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng như: nấm hương Núi Tượng, nấm sò Đak Lua, nấm rơm Tà Lài, sầu riêng tươi của xã Phú An, hạt điều rang muối Phương Hân của xã Thanh Sơn, trứng vịt Oanh Tới của xã Phú Điền, rượu nếp Kabin ở xã Phú Xuân, tinh dầu trầm hương ở xã Phú Sơn, mật ong Vương Phát ở xã Phú Lập, bưởi da xanh ở xã Tà Lài, hạt điều nhân trắng của xã Phú Thịnh. Trong đó, sản phẩm tinh dầu trầm hương đạt chuẩn OCOP 4 sao, các sản phẩm còn lại đạt OCOP 3 sao.

Bà Phạm Thị Hồng Vân, chủ cơ sở sản phẩm hạt điều rang muối Phương Hân - cơ sở đạt chuẩn OCOP 3 sao trong năm 2023 cho biết, bên cạnh việc bảo đảm, nâng cao chất lượng, cơ sở sản xuất còn nỗ lực phát triển thị trường, trong đó có mở rộng đến thị trường các địa phương lân cận như TP. Hồ Chí Minh... Việc được công nhận sản phẩm OCOP góp phần giúp cơ sở phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Nguyễn Hữu Ký, thời gian qua, nhiều sản phẩm OCOP ngày càng được nhiều người biết đến. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm OCOP của địa phương. Trong đó, sẽ có thêm các hoạt động đưa sản phẩm OCOP gắn vào các chuỗi du lịch để vừa phát triển thêm kênh tiêu thụ, vừa quảng bá, giới thiệu sản phẩm, góp phần tạo sự phong phú cho hàng hóa địa phương, cũng như đa dạng các sản phẩm du lịch.

Địa phương

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.