Nam Phi: Chia sẻ quyền lực sẽ khiến chính sách đối ngoại rẽ theo hướng nào?

Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử ngày 29.5 ở Nam Phi, đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã để mất thế đa số tuyệt đối mà đảng này nắm giữ trong suốt 30 năm qua. ANC sẽ phải hợp tác với một số đảng nhỏ để thành lập chính phủ liên minh và việc chia sẻ quyền lực có thể buộc ANC phải nhượng bộ hoặc điều chỉnh một số lập trường đối ngoại quan trọng.

Sức nặng của chính sách đối ngoại

Trong 30 năm qua, trải qua 6 cuộc bầu liên tiếp, ANC luôn giành được đa số ghế tuyệt đối trong Quốc hội, cho phép Chính phủ do ANC nắm quyền hoàn toàn định hình chính sách đối nội và đối ngoại.

Nam Phi: Chia sẻ quyền lực sẽ khiến chính sách đối ngoại rẽ theo hướng nào? -0
Đảng ANC ngày 5.6 thông báo chính thức bắt đầu đàm phán thành lập liên minh. Ảnh: Sky News

Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử vừa qua đã tạo ra một bước ngoặt, khi đảng này lần đầu tiên để mất thế đa số kể từ khi lên nắm quyền sau khi chế độ Apartheid bị đảng này lật đổ. Với 40% số ghế trong Quốc hội, ANC sẽ phải đàm phán về chính sách của mình với các đối tác liên minh. Xem xét mối liên hệ giữa nền chính trị bầu cử và sự can dự của Nam Phi với trật tự toàn cầu đang thay đổi, chính sách đối ngoại sẽ là một trong những điểm phải thương lượng khi ANC muốn thuyết phục các đối tác liên minh tiềm năng.

Điều này rất có ý nghĩa vì trong ba thập kỷ qua, Nam Phi đã chứng tỏ được vị thế quan trọng trong các vấn đề địa chính trị lớn. Quốc gia này đóng vai trò chủ chốt trong việc tái cân bằng quyền lực toàn cầu khi là thành viên tích cực của nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nhưng kể từ ngày 1.1.2024, có thêm 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất). Nam Phi cũng từng bước chứng tỏ là tiếng nói đại diện cho châu Phi và các nước phía Nam. Điều này đặc biệt rõ nét kể từ đại dịch Covid-19, khi quốc gia này lên tiếng chống lại nạn phân biệt về vaccine.

Dựa trên kết quả bầu cử, các đối tác liên minh tiềm năng nhất của ANC lần lượt là Liên minh Dân chủ, giành được 21,7% phiếu bầu; đảng uMkhonto weSizwe (MKP) với 14,66% phiếu và Mặt trận tự do kinh tế (EFF) với 9,47% phiếu. Trên cơ sở ba đối tác, ANC dường như phải đối mặt với ba lựa chọn lớn: một Liên minh Dân chủ thân phương Tây, một đảng Mặt trận tự do kinh tế theo chủ nghĩa xét lại, và một Đảng uMkhonto weSizwe phần lớn có chung quan điểm về chính sách đối ngoại giống như ANC nhưng kịch liệt phản đối người lãnh đạo hiện tại của ANC. Cũng chính việc thành lập đảng mới này, tách ra từ ANC, đã góp phần khiến tỷ lệ phiếu bầu của ANC tụt xuống dưới 50%.

Liên minh Dân chủ

Hai vấn đề có nhiều khả năng trở thành điểm mấu chốt đối với Liên minh Dân chủ là thái độ của chính quyền ANC đối với Israel và mối quan hệ của nước này với Nga. Trong tuyên ngôn tranh cử của mình, Liên minh Dân chủ liệt kê 7 ưu tiên nhưng tất cả đều là vấn đề trong nước. Tuy nhiên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo và nghị sĩ đảng này cho thấy họ có sự ủng hộ rõ ràng đối với Ukraine, ôn hòa với Israel và hoài nghi về nhóm BRICS.

Sau Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mà Nam Phi đăng cai tổ chức vào tháng 8.2023, Ngoại trưởng bóng tối của Đảng Dân chủ Emma Louise Powel đã chỉ trích hội nghị thượng đỉnh là một sự kiện lãng phí tiền bạc.

Lãnh đạo đảng John Steenhuisen cũng đến thăm Ukraine và bày tỏ tình đoàn kết với Kiev trong khi đảng này trực tiếp loại bỏ một nghị sĩ khỏi Nội các bóng tối của mình khi nhân vật này bảy tỏ sự ủng hộ đối với Palestine.

Nếu lựa chọn bắt tay với Liên minh Dân chủ, chính sách đối ngoại sẽ là vấn đề không thể hòa hợp được giữa hai lực lượng. Bởi Chính quyền Nam Phi dưới sự dẫn dắt của ANC vừa có những động thái kiên quyết trong vấn đề Trung Đông chẳng hạn như việc kiện Israel lên Tòa án Hình sự quốc tế.

Mặt trận tự do kinh tế

Trong tuyên ngôn của mình, Mặt trận tự do kinh tế ủng hộ tiến trình hội nhập lục địa sâu rộng hơn, bao gồm thành lập khu vực tự do đi lại của người dân giống như khu vực Schengen của châu Âu. Quan điểm về một số vấn đề nóng hiện nay, đảng này không chỉ ủng hộ người Palestine mà còn ủng hộ việc cung cấp vũ khí cho lực lượng Hamas. Mặc dù có một số quan điểm tương đối cực đoan, song chính sách của đảng này về cơ bản không quá mâu thuẫn với ANC.

Đảng uMkhonto weSizwe

Trong tuyên ngôn tranh cử của mình, đảng uMkhonto weSizwe tỏ ra tiết chế hơn cũng như chọn lựa sự kế thừa và tính liên tục trong chính sách đối ngoại. Đảng này cam kết sẽ xây dựng một chính phủ đảm bảo chính sách đối ngoại của Nam Phi phản ánh lợi ích và giá trị quốc gia, ủng hộ sự công bằng và tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ quốc tế. Tuyên ngôn của đảng bày tỏ tình đoàn kết với Nga, Cuba và Palestine.

Đảng này cũng kêu gọi xem xét lại các hiệp định và thỏa thuận quốc tế, bao gồm cả tư cách thành viên của Nam Phi trong Tòa án Hình sự Quốc tế - để khôi phục chủ quyền của Nam Phi; đồng thời kêu gọi Nam Phi làm việc với các nước BRICS để để thúc đẩy các loại tiền tệ và cơ chế thanh toán quốc tế thay thế.

Sự gần gũi về chính sách của đảng uMkhonto weSizwe, một đảng do cựu Tổng thống Jacob Zuma thành lập, với các chính sách của ANC hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Bởi phần lớn chính sách đối ngoại hiện tại của ANC (bao gồm cả chủ trương gia nhập BRICS) đều được xây dựng dưới thời Tổng thống Jacob Zuma (2009-2018). Tuy nhiên, khi đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Cyril Ramaphosa, đảng này tỏ ra gay gắt khi chỉ trích Chính phủ đang khiến đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào phương Tây.

Điều này cũng có thể giải thích tại sao một số nhân vật hàng đầu của đảng uMkhonto weSizwe tuyên bố họ sẽ chỉ thành lập liên minh với ANC trong trường hợp Tổng thống Ramaphosa không nắm quyền.

Điều đó có nghĩa là Nam Phi sẽ chứng kiến ​​tính liên tục trong về chính sách đối ngoại nếu liên minh ANC-uMkhonto weSizwe được thành lập. Trong khi sẽ có những bất đồng lớn đe dọa sự ổn định nội bộ nếu ANC bắt tay với Liên minh Dân chủ ANC hoặc Mặt trận Tự do kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng vì chính sách đối ngoại không còn do riêng Bộ Quan hệ và Hợp tác Quốc tế thực hiện nữa. Hầu như mọi cơ quan chính phủ đều có Sở Ngoại vụ.  

Cách các nước nhìn nhận về Nam Phi

Kết quả bầu cử không chỉ nói lên mối quan hệ của Nam Phi với thế giới mà còn là nhận thức của thế giới về đất nước này. Chính quyền của ANC trong những năm gần đây đã phải vật lộn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Con số đầu tư đã giảm 54,5 tỷ Rupi (khoảng 2,9 tỷ USD) vào năm 2023, theo Ngân hàng Dự trữ Nam Phi. Một phần nguyên nhân là sự do dự của các nhà đầu tư trước vấn nạn tham nhũng, tình trạng mất điện trên diện rộng và thị trường thiếu khả năng cạnh tranh.

Việc ANC lựa chọn đối tác liên minh cũng sẽ có tác động đến vấn đề này. Nếu đảng cầm quyền hợp tác với Liên minh Dân chủ, điều này báo hiệu Nam Phi sẽ có một chính phủ ủng hộ thị trường tự do và cởi mở hơn với phương Tây. Đây sẽ là một trong những nhượng bộ quan trọng của ANC và điều này sẽ khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu ANC hợp tác với các đảng nhỏ hơn, chính sách đối ngoại có thể sẽ không có quá nhiều thay đổi, thay vào đó, chính phủ sẽ chú trọng hơn đến các chính sách nhằm bảo đảm giảm khoảng cách thu nhập cũng như các vấn đề đối nội khác.

Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.