Long An: Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhựt Chánh xả nước thải chưa đạt chuẩn ra sông Vàm Cỏ Đông

Trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhựt Chánh là Công ty Cổ phần Thanh Yến đã xả nước thải quy vượt chuẩn ra sông Vàm Cỏ Đông.

Long An: Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhựt Chánh xả nước thải chưa đạt chuẩn ra sông Vàm Cỏ Đông -0
Quan trắc môi trường tại Khu công nghiệp Nhựt Chánh, ngày 9.8.2024. Ảnh: Quang Phương.

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Long An vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) số 20/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Thanh Yến (Công ty Thanh Yến). Công ty Thanh Yến là chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhựt Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) với quy mô hơn 105ha.

KLTT cho biết, Giấy phép môi trường số 9280/GPMT-STNMT ngày 11.12.2023 (giấy phép) của Sở TN-MT cấp cho Công ty Thanh Yến quy định thời gian vận hành thử nghiệm bắt đầu từ tháng 1.2024 và thời gian kết thúc tháng 6.2024.

Tại Mục 2.2.2 Phần B Phụ lục 1 của giấy phép yêu cầu trong quá trình vận hành thử nghiệm, Công ty Thanh Yến phải giám sát các chất ô nhiễm có trong dòng nước thải và đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải theo giá trị giới hạn cho phép quy định tại Mục 2.3.3 phần A Phụ lục này (chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Long An: Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhựt Chánh xả nước thải chưa đạt chuẩn ra sông Vàm Cỏ Đông -0
Khu công nghiệp Nhựt Chánh có một mặt tiền nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Ảnh: Quang Phương.

Tuy nhiên, kết quả phân tích tại Phiếu kết quả thử nghiệm số 0548/2024/KS của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Dịch vụ TN-MT (Sở TN-MT tỉnh Long An) đối với 1 mẫu nước thải sau xử lý trước khi xả ra môi trường (tại vị trí mương quan trắc nước thải trước khi xả ra sông Vàm Cỏ Đông) của hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Nhựt Chánh có công suất thiết kế 2.500m3/ngày đêm (lấy mẫu ngày 29.5) có 3 thông số vượt quy chuẩn.

KLTT kết luận: Công ty Thanh Yến đã thực hiện không đúng một trong số các nội dung của Giấy phép môi trường số 9280/GPMT-STNMT do trong quá trình vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Nhựt Chánh (giai đoạn hiệu chỉnh công trình xử lý chất thải) hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải chưa đạt theo giá trị giới hạn cho phép.

Long An: Chủ đầu tư Khu công nghiệp Nhựt Chánh xả nước thải chưa đạt chuẩn ra sông Vàm Cỏ Đông -0
Bảng thông tin quy hoạch Khu công nghiệp Nhựt Chánh. Ảnh Quang Phương.

Đối với các tồn tại, vi phạm trên nêu, Đoàn Thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính.

Ngày 15.7.2024, Chánh Thanh tra Sở TN-MT đãn ban hành Quyết định số 57/QĐ-XPHC xử phạt Công ty Thanh Yến do thực hiện không đúng một trong các nội dung của Giấy phép môi trường số 9280/GPMT-STNMT. Công ty Thanh Yến đã chấp hành việc nộp phạt vào ngày 23.7.

Sở TN-MT tỉnh Long An yêu cầu Công ty Thanh Yến trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án phải thực hiện theo quy định; thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung yêu cầu về bảo vệ môi trường đã được Sở TN-MT cấp Giấy phép môi trường số 9280/GPMT-STNMT đã cấp cho Dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp Nhựt Chánh.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.