Masan Group tiếp tục phát hành 4.000 tỷ trái phiếu lãi suất cao

Masan Group vừa phát hành 2 lô trái phiếu doanh nghiệp trị giá 4.000 tỷ đồng để thanh toán gốc lô trái phiếu phát hành năm 2020 và đáo hạn vào cuối tháng 3.2023.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group; mã chứng khoán: MSN) vừa phê duyệt phương án phát hành 2 trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá 4.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có bảo đảm.

Theo thông tin được công bố, 2 lô trái phiếu vừa được Masan phát hành có mã MSNH2 328001 và MSNH2 328002 với giá trị mỗi trái phiếu là 2.000 tỷ đồng.

Đang nợ hàng chục nghìn tỷ trái phiếu, Masan Group tiếp tục phát hành 4.000 tỷ trái phiếu lãi suất cao -0
MSN phê duyệt phương án phát hành 4.000 tỷ trái phiếu.

Các trái phiếu này đều có kỳ hạn 60 tháng (5 năm) kể từ ngày phát hành với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Dự kiến 2 lô trái phiếu này sẽ được phát hành tương ứng trong quý 1.2023 và quý 2.2023.

Lãi suất của trái phiếu thả nổi, bằng tổng của 4,1%/năm cộng với lãi suất tham chiếu (hiện khoảng 6,4%/năm). Như vậy, lãi suất của các khoản trái phiếu doanh nghiệp do Masan phát hành ra công chúng đợt này sẽ khoảng hơn 10%/năm. Mức lãi suất này cao hơn nhiều so với mức lãi suất của nhiều lô trái phiếu Masan phát hành trước đó.

Về mục đích chào bán trái phiếu, Masan cho biết sẽ huy động 2.000 tỷ đồng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các trái phiếu BondMSN022023 (mã chứng khoán MSN12001) với tổng mệnh giá phát hành 2.000 tỷ đồng đã được phát hành ngày 30.3.2020 và đáo hạn 30.3.2023.

Đang nợ hàng chục nghìn tỷ trái phiếu, Masan Group tiếp tục phát hành 4.000 tỷ trái phiếu lãi suất cao -0
Masan Group phát hành hai lô trái phiếu để "đảo nợ".

Masan cũng sẽ huy động 2.000 tỷ đồng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản gốc đến hạn của các trái phiếu BondMSN032023 (mã MSN12003) với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng đã được phát hành ngày 12.5.2020 và đáo hạn 12.5.2023.

Trước đó, vào cuối tháng 9.2022, Masan cũng đã huy động thành công 2 lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm với tổng trị giá 1.500 tỷ đồng với mức lãi suất 2 kỳ đầu cố định 9,5%/năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ trái phiếu của công ty mẹ Masan Group là 19.500 tỷ đồng. Trong số trái phiếu kể trên, có 14.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn thanh toán vào tháng 3 và tháng 8.2023, 4.000 tỷ đồng đáo hạn vào tháng 1.2024. Đặc biệt, theo dữ liệu tài chính, Masan Group đang có khoản nợ hơn 15.000 tỷ trái phiếu không có đảm bảo.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.