Mã số vùng trồng - điểm tựa chinh phục thị trường quốc tế

Sau hơn 4 năm đàm phán, từ tháng 9.2022, Việt Nam chính thức xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng vào thị trường Trung Quốc và Đồng Nai là một trong những tỉnh có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trái sầu riêng theo đường chính ngạch vào thị trường tỷ dân này.

140 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói được cấp mã số

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 76.600ha cây ăn trái lâu năm, trong đó có nhiều loại cây ăn trái đang có thế mạnh xuất khẩu; trước đây, các nước như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đưa ra yêu cầu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói với nông sản nhập khẩu. Từ năm 2023, thị trường lớn Trung Quốc đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe, yêu cầu từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói đều phải được cấp mã số mới đủ chuẩn xuất khẩu vào các thị trường này.

Khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trái cây thông qua việc quét mã số vùng trồng. Ảnh: ITN
Khách hàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trái cây thông qua việc quét mã số vùng trồng. Nguồn: ITN

Mã số vùng trồng là chứng nhận mã số định danh cho vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất không những giúp truy xuất nguồn gốc nông sản mà còn thông tin chính xác, cụ thể quy trình sản xuất của nông sản đó. Dưới góc độ người nông dân, mã số vùng trồng là giấy thông hành để một sản phẩm nông sản có thể nhập khẩu chính ngạch vào thị trường. Phòng Nông nghiệp các huyện là đầu mối tư vấn và hỗ trợ cấp mã số vùng trồng tại các địa phương.

Từ rất sớm tỉnh Đồng Nai đã phối hợp cùng các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện triển khai hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo Văn bản số 1776/BNN-BVTV ngày 23.3.2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Đến nay, Đồng Nai có 140 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói nông sản đã được cấp mã số xuất khẩu đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand…

Mục tiêu đến năm 2025, 100% vùng trồng được cấp mã số

Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện hiệu quả việc triển khai cấp mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu vào Trung Quốc; theo bà Trần Thị Tú Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật - Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai), để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, ngay từ đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản những quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Qua đó, Đồng Nai đã có 7 vùng trồng sầu riêng đạt chuẩn và được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích được cấp mã số đạt 533ha.

Trong công tác khuyến nông thường xuyên năm 2023, Đồng Nai đặt mục tiêu xây dựng và nhân rộng 30 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trong đó 08 mô hình sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, 22 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; do đó, nhằm đáp ứng định hướng phát triển của ngành và yêu cầu của thị trường, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật - Thủy lợi tỉnh Đồng Nai đã không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo tập huấn, kiểm tra, giám sát để nâng cao năng lực, nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong việc tuân thủ, chuẩn hóa vùng trồng, cơ sở đóng gói.

Định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai có thêm 73 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 6.448ha; trong đó, tiếp tục xây dựng thêm 22 mã số vùng trồng cho cây bưởi với diện tích gần 1.700ha; 21 mã vùng trồng sầu riêng với hơn 1.500ha; 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1.500ha, 4 mã số vùng trồng thanh long với diện tích 460ha.

Đặc biệt ngành nông nghiệp sẽ tập trung hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để tránh việc mạo danh mã số, đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khâu xuất khẩu, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số.

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng; đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của các địa phương, qua đó góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng và hội nhập quốc tế.

Địa phương

Sắp xếp phù hợp, đúng người thực tài vì sự phát triển TP. Hồ Chí Minh
Địa phương

Sắp xếp phù hợp, đúng người thực tài vì sự phát triển TP. Hồ Chí Minh

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một yêu cầu cấp thiết để tái cấu trúc, sắp xếp lại, tuyển chọn lại đội ngũ nhân sự. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh tính toán sử dụng nhân sự cho phù hợp, đúng người thực tài, có khả năng, trình độ, năng lực và có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh, đất nước.

Lan tỏa sức mạnh phong trào thi đua Quyết thắng tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3
Địa phương

Lan tỏa sức mạnh phong trào thi đua Quyết thắng tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3

Nhờ những nỗ lực vượt bậc trong phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã vinh dự nhận cờ thi đua của Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và 11 bằng khen từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Bên cạnh đó, 128 lượt tập thể và 438 cá nhân trong toàn Vùng đã được khen thưởng ở các cấp.

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo
Địa phương

Tháng tri ân khách hàng 2024: Ngành điện miền Nam “thắp sáng niềm tin” các hộ nghèo

Tháng tri ân khách hàng là hoạt động thường niên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức. Năm 2024, với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả,” EVNSPC đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn trong khu vực quản lý, góp phần mang lại niềm tin và hy vọng, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch
Trên đường phát triển

Đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực du lịch

Ngành du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện số hóa thông tin các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một "cẩm nang du lịch số" tiện lợi và hữu ích, vừa bảo đảm việc tra cứu, tìm hiểu thông tin nhanh chóng, dễ dàng vừa giúp quảng bá giá trị di tích văn hóa, lịch sử ở các địa phương trong tỉnh.

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng
Địa phương

Lào Cai: Công ty TNHH MTV Trường Sơn trúng gói thầu hơn 300 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 100 triệu đồng

Trong những năm qua, Công ty TNHH MTV Trường Sơn đã trúng hơn 60 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Đáng chú ý, doanh nghiệp này là nhà thầu thường trúng các gói thầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai với kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

 Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió
Địa phương

Lâm Đồng: Tổ quản trang mập mờ thu, chi tiền bán mộ gió

Nhiều năm qua, tại Nghĩa trang nhân dân Liên Trung - Phúc Hưng - Phúc Thọ 1 (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), tổ quản trang tự ý thu tiền, tự cấp phần mộ gió của người dân trong và ngoài thôn; đưa ra quy ước về giá bán nhưng không được sự cho phép của đơn vị quản lý, gây bức xúc cho người dân.

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"
Địa phương

The Peak Phú Quốc - Kiệt tác nghệ thuật giữa lòng "đảo ngọc"

Nằm trên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển, The Peak (Đồi Điện Tiên, phường Dương Đông, TP Phú Quốc) không chỉ là một điểm du lịch, mà là một hành trình khám phá những điều kỳ diệu, một kiệt tác nghệ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đăng Vũ
Địa phương

Gia Lai: Nâng tầm công tác tham mưu, thẩm định

Tại Hội nghị tổng kết công tác văn phòng cấp ủy năm 2024 mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: đội ngũ cán bộ làm công tác văn phòng cấp ủy các cấp cần nỗ lực, nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, tổng hợp; các công việc cần được nâng tầm, nhất là công tác tham mưu, thẩm định.

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số
Địa phương

Đầu tư có trọng điểm, bảo đảm mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào Dân tộc thiểu số

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc yêu cầu các địa phương hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719; bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và mang lại lợi ích thiết thực, đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài của vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi.

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư
Địa phương

Buôn Ma Thuột chú trọng xây dựng các dự án giao thông trọng điểm để thu hút đầu tư

Năm 2024 là năm thứ 2 TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Sớm triển khai, từng bước hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm là nhiệm vụ trọng tâm mà địa phương hướng đến trong năm 2025, nhằm xây dựng TP. Buôn Ma Thuột thành trung tâm vùng Tây Nguyên.

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Địa phương

Phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được biết đến là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với diện tích đất cây xanh nội thị đạt gần 2.202ha. Phát triển hệ thống cây xanh gắn với công tác quy hoạch sẽ góp phần đưa Buôn Ma Thuột phát triển trở thành đô thị xanh, sinh thái, bản sắc và thông minh, xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.