Lượng hóa giá trị Di sản thế giới Tràng An, phát triển thương hiệu điểm đến

Trong 2 ngày (5 - 6.3), Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội thảo quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới”.

Đề án “Lượng giá giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An” do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội phối hợp với Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Du lịch Ninh Bình và Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường phối hợp thực hiện từ cuối tháng 10.2024 nhằm làm rõ đặc điểm, giá trị tổng thể của hệ sinh thái di sản thiên niên kỷ Quần thể danh thắng Tràng An.

Trên cơ sở các giá trị nổi bật toàn cầu đã được UNESCO ghi nhận, kết quả của Đề án này không chỉ xem xét, đánh giá đầy đủ giá trị kinh tế - thương hiệu di sản, nhìn nhận những yếu tố tác động đến di sản, đời sống cư dân trong khu di sản. Các kết quả này cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản bền vững.

Kết quả Đề án được công bố quốc tế về mặt khoa học, tạo cơ sở để UNESCO kết nối các tổ chức uy tín, cùng công bố giá trị tổng thể của di sản theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

qc-ht-bd-12-1741233218148-1302.jpg
Hội thảo quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới”. Ảnh: Minh Hải

Nhận diện đầy đủ giá trị, thương hiệu của di sản Tràng An

Theo Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker, nghiên cứu này xem xét những đóng góp kinh tế của Tràng An trên 4 khía cạnh chính, giúp hiểu rõ hơn vai trò của di sản trong việc hỗ trợ sinh kế của người dân địa phương, sử dụng đất bền vững và khả năng phục hồi kinh tế lâu dài. Những phát hiện này không chỉ mang tính lý thuyết mà còn định hình tích cực các chính sách và chiến lược không chỉ ảnh hưởng đến tương lai của Tràng An mà còn đóng góp vào cuộc thảo luận toàn cầu về việc tích hợp bảo tồn di sản với phát triển bền vững.

"Con đường phía trước của Tràng An, cũng như tất cả các di sản, là tìm kiếm sự cân bằng tinh tế giữa bảo tồn và phát triển, phụ thuộc vào nghiên cứu bền vững, đổi mới chính sách bao trùm và cam kết chung của tất cả những người làm việc hướng tới tương lai của di sản” - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc đánh giá cao sự hợp tác của các nhóm chuyên gia liên ngành hàng đầu trong nước và các tổ chức uy tín quốc tế đã thực hiện Đề án quan trọng này theo các quy chuẩn quốc tế. Hội thảo quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” nhằm tiếp tục nhận diện đầy đủ hơn giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế, thương hiệu của di sản Tràng An; từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả, góp phần phát triển du lịch di sản bền vững, khẳng định vị thế của Di sản Tràng An, của Hoa Lư - Ninh Bình trong hệ thống đô thị di sản thế giới.

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Minh Hải

Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Minh Hải

Với sự hình thành của thành phố Hoa Lư trên cơ sở hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư - nơi di sản Tràng An đóng vai trò trái tim của đô thị di sản thiên niên kỷ đã minh chứng rõ nét cho xu hướng tất yếu, đó là kết nối du lịch di sản liên tỉnh, liên vùng, xa hơn nữa là liên quốc gia, nhằm tạo dựng giá trị và thương hiệu độc đáo của khu di sản. Tràng An ngày nay đã và đang tạo dựng thêm những giá trị mới để kết nối tính bản địa với tính hiện đại, của đô thị lịch sử với đô thị tương lai trên nền tảng bảo tồn hiệu quả, hài hòa, bền vững các giá trị di sản.

Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về khía cạnh kinh tế của di sản thế giới - bài học từ các mô hình toàn cầu và định hướng cho di sản thế giới Tràng An; kinh tế du lịch và kịch bản phát triển bền vững cho di sản thế giới Tràng An và các khuyến nghị chính sách.

TS. Alessio Re, Tổng Thư ký Tổ chức Santagata về Kinh tế - Văn hóa, chuyên gia về quản lý di sản văn hóa và phát triển kinh tế, cố vấn cho UNESCO, phân tích các thực tiễn quốc tế tiêu biểu và các giải pháp chiến lược nhằm tích hợp phát triển bền vững vào quản lý Di sản thế giới. Dựa trên các khuyến nghị và khung chính sách của UNESCO, TS. Alessio Re nhấn mạnh những cách tiếp cận cân bằng giữa bảo tồn, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế - xã hội, bao gồm: sự thay đổi của các kế hoạch quản lý di sản, sự tham gia của các bên liên quan, và vai trò của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao giá trị văn hóa, xã hội và kinh tế.

TS. Alessio Re đề xuất cách quy hoạch tích hợp, chiến lược du lịch bền vững và các mô hình quản trị đổi mới có thể tăng cường khả năng thích ứng của di sản, thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp và bảo đảm sự phát triển bền vững dài hạn phù hợp với các mục tiêu phát triển toàn cầu.

130.jpg
Nhận diện đầy đủ hơn giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế, thương hiệu của di sản Tràng An. Ảnh: Trần Lâm

Trình bày những nội dung cốt lõi về lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An; làm rõ mục tiêu, phương pháp tiếp cận, nhấn mạnh tính liên ngành trong việc đánh giá giá trị di sản từ các khía cạnh tự nhiên, văn hóa, lịch sử, định cư và kinh tế du lịch, PGS. TS. KTS. Nguyễn Hồng Thục, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, khẳng định, tổng giá trị kinh tế của di sản rất lớn. Di sản là động lực chính cho sự phát triển của du lịch, công nghiệp văn hóa, định cư và sinh kế cộng đồng.

Bên cạnh việc xác định giá trị kinh tế di sản, PGS. TS. KTS Nguyễn Hồng Thục cũng đề xuất các định hướng phát triển bền vững cho Tràng An và thành phố Hoa Lư. Trong đó, trọng tâm là cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, thúc đẩy mô hình “Đô thị di sản thiên niên kỷ”, tuân thủ các nguyên tắc và chiến lược thực hành bảo tồn di sản của UNESCO để Quần thể danh thắng Tràng An tham gia Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu...

Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn hóa - Thể thao

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Ngày 14.3, tại TP. Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam năm 2025.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.

Bài cuối: Không là bản sao của quá khứ
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Không là bản sao của quá khứ

Để gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống, cần tầm nhìn dài hạn, kết hợp giữa bảo tồn giá trị xưa và ứng dụng công nghệ hiện đại. Điều này không chỉ giúp nghệ thuật truyền thống thích ứng với thời đại, mà còn tạo ra hệ sinh thái nghệ thuật đa dạng, bền vững, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Du hành vào vườn thơ Đức
Văn hóa - Thể thao

Du hành vào vườn thơ Đức

Ngày 15.3, tại Nam Thi House, 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình giao lưu và ra mắt sách "Nước Đức - Cổ tích mùa đông" với chủ đề "Một chuyến du hành vào vườn thơ Đức".

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa
Văn hóa

Bài 1: Nỗ lực giữ lửa nghề, lan tỏa tinh hoa

Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, múa rối nước… vẫn âm thầm tỏa sáng, khẳng định sức sống mãnh liệt trong lòng công chúng. Tuy nhiên, hành trình bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa này còn nhiều gian nan.

Xuất bản sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết
Văn hóa - Thể thao

Xuất bản sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”, tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 - 2010.

Hoạt cảnh tái hiện về cuộc vượt ngục lịch sử 80 năm trước tại Hỏa Lò
Văn hóa

80 năm cuộc vượt ngục lịch sử

Cuộc vượt ngục lịch sử tháng 3.1945 tại Nhà tù Hỏa Lò đã giúp hơn 100 tù chính trị thắng lợi trở về với phong trào cách mạng và trở thành lãnh đạo cốt cán cho Tổng khởi nghĩa 19.8.1945 ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 80 năm sau, thế hệ trẻ lại được nghe kể về những ngày tháng đầy cam go, khốc liệt nhưng cũng vô cùng huy hoàng ấy.