Luật Di sản văn hóa có nên bổ sung loại hình “di sản tư liệu”?

Thảo luận tại tổ 3 về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các ĐBQH đoàn Nghệ An bày tỏ băn khoăn: Có nên bổ sung loại hình “di sản tư liệu” bên cạnh di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Vì hiện nay, di sản tư liệu phần lớn nằm trong di sản văn hóa phi vật thể.

ĐBQH Trần Nhật Minh: Bổ sung quy định hồ sơ khoa học di tích phải được Hội đồng khoa học thẩm định

Đồng tình với việc sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa, đại biểu Trần Nhật Minh góp ý về Điều 3 giải thích từ ngữ. Tại Khoản 1 về di sản văn hóa phi vật thể, đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “liên tục” sau cụm từ “kế thừa, tái tạo và trao quyền”, bởi trong thực tế có nhiều di sản bị thất truyền một thời gian, sau đó mới được nghiên cứu, phát hiện và tiếp tục duy trì (theo luật hiện hành cũng không quy định “liên tục”)… Mặt khác, tại Khoản 16 Điều 3 cũng có khái niệm “di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, thất truyền”.

Do đó, đại biểu Trần Nhật Minh cho rằng, dự thảo Luật quy định di sản văn hóa phi vật thể phải được “kế thừa, tái tạo và trao quyền liên tục qua nhiều thế hệ” là chưa phù hợp, không khả thi. Đề nghị quy định lại theo hướng nêu trên.

Có nên bổ sung thêm loại hình “di sản tư liệu”? -0
ĐBQH Trần Nhật Minh phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Bên cạnh đó, đại biểu Trần Nhật Minh cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung giải thích từ ngữ “đô thị di sản” nhằm lấy đó làm cơ sở xây dựng các quy chế bảo vệ và phát huy di sản kiến trúc đô thị vốn rất cần thiết hiện nay.

Về xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng di tích, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về hồ sơ khoa học di tích phải được Hội đồng khoa học thẩm định… Tại Nghệ An, kết quả thực hiện quy trình này trong nhiều năm qua cho thấy, các hồ sơ được Hội đồng khoa học cấp tỉnh thẩm định rất chất lượng vì tranh thủ, tiếp thu được nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động di sản văn hóa.

Từ thực tế đó, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị bổ sung trường hợp di tích có tranh chấp liên quan đến đất đai kéo dài không hòa giải được vào quy định về trường hợp quyết định hủy bỏ quyết định xếp hạng đối với di tích.

ĐBQH Thái Văn Thành: Xây dựng quy định quản lý Nhà nước về di sản văn hóa bảo đảm logic

Tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa năm 2001, đại biểu Thái Văn Thành cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật lần này nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng; tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Di sản văn hóa với các luật khác có liên quan…

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cân nhắc liệu có nên bổ sung loại hình “di sản tư liệu” bên cạnh di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Vì hiện nay, di sản tư liệu phần lớn nằm trong di sản văn hóa phi vật thể.

Có nên bổ sung thêm loại hình “di sản tư liệu”? -0
ĐBQH Thái Văn Thành phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Đồng thời, đại biểu cũng bày tỏ đồng tình cần xây dựng một chương riêng trong luật về di sản tư liệu, vì trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cần phát huy loại hình văn hóa này.

Tham gia ý kiến về Luật này, đại biểu Thái Văn Thành cũng đề nghị xây dựng quy định quản lý nhà nước về di sản văn hóa bảo đảm logic, tránh nhầm lẫn với phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước… Đồng thời, đại biểu cũng bày tỏ ủng hộ xây dựng Quỹ Di sản văn hóa nhằm huy động kịp thời nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử xuống cấp… “Dự thảo cũng đã quy định nguyên tắc hoạt động quỹ rất rõ ràng, có kiểm tra, quản lý, định kỳ có kiểm toán công khai minh bạch”, đại biểu nhấn mạnh.

ĐBQH Thái Thị An Chung: Bổ sung các điều kiện chặt chẽ đối với thành lập bảo tàng công lập

Bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), song góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị nghiên cứu, bổ sung chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế di sản để phù hợp tình hình hiện nay trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; thêm nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước cho hoạt động kiểm kê, lập hồ sơ xếp hạng di tích và khoanh vùng, cắm mốc và tổ chức các hoạt động khác cho việc bảo vệ, phát huy giá trị của di tích; quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt các chủ trương, dự án về tu bổ, tôn tạo di tích từ các nguồn xã hội hóa.

Về hình thức ghi danh di sản văn hóa, đại biểu cho rằng: Dự thảo quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu chỉ có 2 hình thức ghi danh (gồm: bằng danh mục quốc gia và danh sách của UNESCO) là chưa phù hợp. Trong khi hình thức ghi danh di sản văn hóa vật thể có 2 cấp độ ghi danh là quốc gia (tỉnh, quốc gia, quốc gia đặc biệt) và thế giới... đại biểu Thái Thị An Chung đề nghị bổ sung hình thức ghi danh di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu cấp tỉnh để bảo đảm tương ứng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể quản lý di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu; giúp phát huy các di sản.

Có nên bổ sung thêm loại hình “di sản tư liệu”? -0
ĐBQH Thái Thị An Chung phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Về hệ thống bảo tàng, đại biểu đề nghị không nên dùng thuật ngữ “bảo tàng ngoài công lập”, mà thay bằng “bảo tàng tư nhân”; đồng thời, nên có một quy định thiết kế chung về điều kiện thành lập bảo tàng công lập và bảo tàng tư nhân… Song, theo đại biểu Thái Thị An Chung, cần bổ sung các điều kiện khác chặt chẽ hơn đối với thành lập bảo tàng công lập; cũng như có thêm quy định về cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo quản, trưng bày, trải nghiệm, nhân lực để quản lý đối với bảo tàng tư nhân.

Ý kiến đại biểu

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Bổ sung thẩm quyền của Đoàn ĐBQH trong chất vấn, tổ chức phiên giải trình

Thảo luận tại Tổ 7 chiều nay, 22.11, về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến.