Liên tục tăng trưởng doanh thu, Garena Việt Nam soán ngôi VNG

Công ty cổ phần giải trí và Thể thao điện tử Việt Nam thường được biết đến với cái tên Garena Việt Nam. Đây là nhà phát hành của nhiều tựa game nổi tiếng như: Liên minh huyền thoại, FiFa online 3, Free Fire, Liên quân mobile

Thành lập từ tháng 6.2009, đến nay Garena Việt Nam đã trở thành một “ông lớn” của thị trường Game Việt khi bỏ qua đối thú đáng gờm là VNG.

Kiếm tiền từ bán thẻ để mua vật phẩm, một công ty về game online thu hàng chục tỷ mỗi ngày -0

Thành quả này phần lớn là nhờ chiến thắng trong cuộc chiến phòng máy với VNG, dẫn đầu mảng eSports với các tựa game Moba thu hút người chơi hơn hẳn thể loại nhập vai kiếm hiệp từng được coi là lợi thế của VNG.

Bằng việc hút lượng lớn người chơi game online, thu tiền thông qua bán các vật phẩm trong game, Garena đã đem về nguồn thu khổng lồ bỏ qua các nhà phát hành game khác tại Việt Nam.

Theo tìm hiểu, cổng nạp thẻ cho các game thủ của Garena hiện tại đã liên kết và cho phép người dùng nạp tiền thông qua hàng loạt hình thức như qua ví Shopeepay, thẻ Garena phát hành, thẻ nạp điện thoại của các nhà mạng, qua app ngân hàng qua iBanking hoặc qua thẻ Visa, Mastercard…

Kiếm tiền từ bán thẻ để mua vật phẩm, một công ty về game online thu hàng chục tỷ mỗi ngày -0
Garena Việt Nam sử dụng nhiều phương thức thanh toán để người dùng nạp thẻ mua vật phẩm game.

Số liệu tài chính cho biết, trong những năm gần đây, doanh thu của Garena Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh và đạt gần 7.000 tỷ đồng trong năm 2022. 

Vào những ngày đầu thành lập, Garena Việt Nam có danh sách cổ đông sáng lập gồm Lê Quang Trà; Mai Thanh Bình và Mai Thị Hoà. Tuy nhiên, cả ba cổ đông này đều đã chuyển nhượng.

Hiện tại, cơ cấu sở hữu Garena gồm: ông Mai Minh Huy sở hữu 69,5%, Cổ đông nước ngoài sở hữu 30% và ông Lê Minh Trí sở hữu 0,5%. Vốn điều lệ hiện tại của Garena đang ở mức 9 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật với chức danh Tổng Giám đốc đang là ông Vũ Chí Công.

Garena có ba công ty con là Công ty TNHH Dịch vụ phần mềm Hoà Thái; Công ty TNHH dịch vụ phần mềm Thiên Bình và Công ty TNHH dịch vụ phần mềm bình minh.

Trong số các cổ đông sáng lập, ông Mai Thanh Bình từng gây chú ý khi có mối liên hệ mật thiết với Teko Việt Nam -  chủ sở hữu của chuỗi Phong Vũ - đơn vị phân phối phần cứng và thiết bị văn phòng. 

Vào thời điểm năm 2018, Phong Vũ gây bát ngờ khi mở 2 showroom tại Hà Nội và Đà Nẵng. Để mở mới nhanh như vậy tại các thị trường chưa có chân rết là điều không đơn giản, Phong Vũ chắc chắn đã có sự hậu thuẫn đặc biệt.

Tuy nhiên, điều này có thể lý giải khá dễ dàng khi ban điều hành của Teko có hai doanh nhân đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khởi nghiệp Internet tại Việt Nam. Trong đó có ông Mai Thanh Bình, từng là CEO Garena Việt Nam và cổ đông sáng lập.

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.