Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I:

Làm tốt công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

Để đảm bảo yêu cầu an toàn, cũng như giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do bão lũ gây ra, thời gian qua Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo trì luồng tuyến để đảm bảo an toàn trên tuyến đường thủy do đơn vị quản lý…

Chủ động và ứng phó kịp thời…

Được giao nhiệm vụ quản lý trên địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai do bão lũ, vì vậy, công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn luôn được Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I xác định là nhiệm vụ phải luôn chủ động và ứng phó kịp thời.

anh-1-cang-vu-vien-cang-vu-duong-thuy-noi-dia-khu-vuc-i-kiem-tra-cac-dieu-kien-an-toan-cua-cang-ben-anh-bn.jpg
Cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I kiểm tra các điều kiện an toàn của cảng bến. Ảnh: BN

Theo đó, ngay từ đầu năm 2024, việc kiện toàn Ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị đã được tiến hành với việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban. Đồng thời, đơn vị cũng đã ban hành kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Qua đó, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình xây dựng kế hoạch triển khai tới tất cả chủ phương tiện, chủ cảng bến trong khu vực trách nhiệm quản lý, đảm bảo yêu cầu an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro, thiệt hại do bão lũ gây ra. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các công trình cầu vượt sông, yêu cầu di chuyển phương tiện đảm bảo khoảng cách an toàn trước khi bão đổ bộ.

Chính nhờ sự chủ động trên nên khi thiên tai, bão lũ xảy ra, đơn vị đã rất chủ động và ứng phó kịp thời với 100% quân số. Theo đó, mọi công việc phòng chống thiên tai đã nhanh chóng được triển khai thực hiện: thường xuyên theo dõi vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão, lũ; không cấp phép rời cảng, bến cho phương tiện trong phạm vi ảnh hưởng của bão, thông báo bằng văn bản cho các chủ cảng bến, phương tiện trong khu vực quản lý biết để chủ động tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống thiệt hại do bão gây ra. Không cấp phép cho phương tiện mang cấp VR-SB rời cảng, bến trong thời gian, phạm vi ảnh hưởng của bão; yêu cầu thuyền trưởng, người lái phương tiện hoặc chủ phương tiện phải có biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và hàng hóa.

Đồng thời, công tác kiểm tra, chằng buộc văn phòng làm việc, bảo quản trang thiết bị, tài liệu của đơn vị và duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu. Việc tổ chức cho cán bộ tới các tuyến đường thủy nội địa hướng dẫn cho tàu thuyền di chuyển về nơi tránh trú bão an toàn, không để các phương tiện thủy neo đậu tránh bão ở nơi cửa sông mà dự báo sẽ có gió lớn nguy cơ gây đắm phương tiện cũng nhanh chóng được triển khai.

Đến nay, đã có 58 cảng, 105 bến đã được Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I kiểm tra, hướng dẫn phòng chống bão. Số lượng phương tiện được hướng dẫn về nơi tránh trú bão là 246 phương tiện. Trong đó, tàu biển là 12 phương tiện, phương tiện thủy nội địa có 234 phương tiện.

Trước khi bão, lũ đổ bộ, đơn vị đã tiến hành thống kê danh sách thực tế tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc với gia đình khi cần thiết của từng thuyền viên trên phương tiện đang neo đậu tránh bão để đề phòng khi bị đắm chìm phương tiện sẽ tổ chức tìm kiếm chính xác số người và thông báo đúng tên, tuổi, quê quán người bị chết hoặc mất tích. Khi có bão lũ, mực nước thủy triều lên cao, đơn vị đã chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thông báo trực tiếp, nhắc nhở cảnh báo đối với các phương tiện có tải trọng, kích thước lớn, nắm vững thông số kỹ thuật của luồng, chiều cao tĩnh không khoang thông thuyền các công trình cầu bắc qua khu vực các sông, trong đó lưu ý đặc biệt là sông Đào Hạ Lý để quyết định điều động phương tiện khi hành trình qua luồng đảm bảo an toàn…

Chính nhờ chủ động và có các phương án ứng phó kịp thời trên nên mỗi khi có thiên tai bão lũ xảy ra, các cảng vụ viên trong đơn vị đã thao tác nhanh chóng, qua đó góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người và phương tiện trên địa bàn Cảng vụ quản lý.

Thường xuyên quan tâm công tác bảo trì luồng tuyến…

Không chỉ chủ động và ứng phó kịp thời khi thiên tai, bão lũ xảy ra, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I còn thường xuyên quan tâm công tác bảo trì luồng tuyến, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, hệ thống phao, đèn báo hiệu… Bởi đơn vị xác định có làm tốt công tác này thì mới bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên các tuyến đường thủy.

anh-2-cang-vu-vien-cang-vu-duong-thuy-noi-dia-khu-vuc-i-kiem-tra-dieu-kien-an-toan-cua-phuong-tien-anh-bn.jpg
Cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện. Ảnh: BN

Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I được giao quản lý chất lượng, bảo trì luồng tuyến đường thủy nội địa quốc gia có tổng chiều dài 201,3 km trên 10 tuyến sông với số lượng báo hiệu: 444 cột, 902 biển, 167 phao, 660 đèn.

Theo đó, trên cơ sở các văn bản quản lý chất lượng công tác quản lý, bảo trì luồng tuyến đường thủy quốc gia quốc gia được giao, Cảng vụ đã thường xuyên kiểm tra, theo dõi, việc thực hiện công việc bảo dưỡng thường xuyên theo quy định. Theo dõi hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, hệ thống phao, đèn báo hiệu, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng theo phương án duyệt. Đồng thời, khắc phục ngay các báo hiệu không đảm bảo màu sắc, vị trí, độ ngay ngắn, tầm nhìn hoặc nghiêng đổ, phao bị nghiêng, trôi không đúng vị trí, đèn hiệu không sáng.

Định kỳ đơn vị tiến hành kiểm tra hàng tháng đánh giá chất lượng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, kiểm tra những thay đổi trong phạm vi công trình đường thủy nội địa, việc bảo đảm an toàn giao thông trên luồng, tuyến. Kết hợp kiểm tra thực tế, kiểm tra hồ sơ, sổ nghiệp vụ, bảng biểu để phục vụ nghiệm thu tháng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường thủy nội địa.

Bằng các biện pháp trên, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I đã giúp các chủ phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại và đảm bảo an toàn giao thông trên các luồng tuyến do đơn vị quản lý.

Doanh nghiệp

Thu hoạch mủ cao su. Ảnh: ITN
Doanh nghiệp

Phân bón Đầu Trâu giúp nâng cao chất lượng mủ cao su

Để khai thác cây cao su hiệu quả, nhất là nâng cao chất lượng mủ, bà con nhà vườn cần chú ý nên chọn các sản phẩm phân bón chuyên dùng cho cây cao su có hàm lượng kali cao, và có bổ sung trung vi lượng như Đầu Trâu cao su kinh doanh - một sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. 

Công ty Đạt Hiệp Thành liên tiếp bị đánh trượt các gói thầu vì hồ sơ có dấu hiệu gian lận
Kinh tế

Công ty Đạt Hiệp Thành liên tiếp bị đánh trượt các gói thầu vì hồ sơ có dấu hiệu gian lận

Qua xác minh hồ sơ gói thầu xây lắp hơn 12,9 tỷ tại TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đơn vị mời thầu xác định bằng cấp nhân sự của Công ty Đạt Hiệp Thành trong hồ sơ mời thầu là không có thật. Trước đó, Công ty này cũng bị huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) đánh trượt thầu vì hồ sơ có dấu hiệu gian lận.

Samsung Việt Nam tuyển dụng đợt 2 năm 2024
Kinh tế

Samsung Việt Nam tuyển dụng đợt 2 năm 2024

Trong đợt tuyển dụng lần thứ hai năm 2024, lần đầu tiên Samsung Việt Nam tuyển chọn thực tập sinh trong 6 tháng dành cho nhóm kỹ sư chuyên sâu các trường đại học top đầu Việt Nam. Các em có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của Samsung sau khi tốt nghiệp đại học.

Chăm sóc vườn sầu riêng sau khi thu hoạch là việc rất quan trọng của nhà nông giúp cây sầu riêng phát triển khoẻ mạnh. Ảnh: ITN
Doanh nghiệp

Phân bón Đầu Trâu giúp bồi dưỡng đất đai cho vườn sầu riêng sau thu hoạch

Chăm sóc vườn sầu riêng sau khi thu hoạch là việc rất quan trọng của nhà nông giúp cây sầu riêng phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất, chất lượng trái ngon trong vụ tới. Do đó, không thể thiếu công đoạn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây bằng phân bón. Phân bón Đầu Trâu của Công ty CP Phân bón Bình Điền là một trong những loại phân được khuyến nghị sử dụng để bồi dưỡng đất đai cho vườn sầu riêng. 

Ưu đãi 15% phí bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care
Doanh nghiệp

Ưu đãi 15% phí bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care

Chào mừng kỷ niệm 19 năm thành lập (28.12.2005 – 28.12.2024), từ ngày 1.12.2024 đến ngày 28.12.2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) triển khai chương trình “Ưu đãi tưng bừng, đón mừng sinh nhật” dành tặng khách hàng tham gia bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care.

Kỳ vọng mở ra giai đoạn phát triển mới
Doanh nghiệp

Kỳ vọng mở ra giai đoạn phát triển mới

Với nhiều nội dung quan trọng được thông qua như: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2023 và kế hoạch kinh doanh năm 2024, kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2024, phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức, kế hoạch hoạt động của Ban kiểm soát và thay đổi nhân sự, trụ sở hoạt động... Đại hội Cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2024 của Eximbank đã kết thúc thành công, kỳ vọng mở ra một chặng phát triển mới.

Agribank giành giải “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024”
Doanh nghiệp

Agribank giành giải “Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024”

Agribank vừa được Ngân hàng JPMorgan (Hoa Kỳ) trao tặng giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024 (USD Clearing Elite Quality Recognition Award”. Giải thưởng này là minh chứng cho năng lực và sự phát triển không ngừng của Agribank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế hàng đầu của ngân hàng trên thị trường tài chính toàn cầu.

Năm 2024 – Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức
Doanh nghiệp

Năm 2024 – Cổ đông Masan Consumer đón loạt tin vui, nhận “mưa” cổ tức

Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức gần 220.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 22.11). Mức tăng giá này đã giúp MCH đạt vị trí dẫn đầu top công ty tiêu dùng có giá trị vốn hóa cao nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp đã chi trả cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 268% và dự kiến sẽ IPO trong năm 2025.