Kiến nghị một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về định hướng phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, Hà Nội xác định nhu cầu và tổng nhu cầu sàn nhà ở xã hội trên địa bàn toàn thành phố là khoảng 6,8 triệu m2 sàn nhà ở, tương đương 113.000 căn hộ và vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng.

Đa dạng các nguồn lực

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết thêm, giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội đã hoàn thành 25 dự án với khoảng 1,25 triệu m2 sàn. Hiện có 52 dự án triển khai với khoảng 4,14 triệu m2 sàn. Các dự án được đầu tư với nhiều hình thức đa dạng từ các nguồn lực xã hội. Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) hiện đại với quy mô lớn, hạ tầng đồng bộ.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Phó Chủ tịch UBNDTP Dương Đức Tuấn thăm, kiểm tra dự án nhà ở xã hội CT3, CT4 xã Kim Chung. Ảnh: HNM
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn thăm, kiểm tra dự án nhà ở xã hội CT3, CT4 xã Kim Chung. Ảnh: HNM

Để triển khai có hiệu quả các mục tiêu đề ra trong chiến lược đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn trong giai đoạn tới, thành phố Hà Nội đặt ra 5 giải pháp cụ thể. Một là, đẩy mạnh các khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội.

Hai là, rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, khu vực giáp ranh các khu công nghiệp, rà soát các khu đô thị mới, khu nhà ở chưa dành quỹ đất 20% (với Hà Nội là 25%) để xác định vị trí, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội bảo đảm chỉ tiêu kế hoạch phát triển đặt ra.

Ba là, bố trí nguồn tiền các chủ đầu tư nhà ở thương mại đã nộp tương đương giá trị quỹ đất 20%, 25% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. 

Bốn là, kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội - độc lập, nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở xã hội phục vụ tái định cư; cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chuẩn bị đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật hiện hành. Thực hiện cho vay ưu đãi (qua Quỹ Đầu tư phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội) để hỗ trợ nhà ở xã hội cho các đối tượng theo quy định tại Điều 49, 50 Luật Nhà ở. 

Năm là, khuyến khích nhà đầu tư đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ các thiết chế công đoàn theo quy hoạch phục vụ công nhân và người lao động trong quá trình hình thành các khu công nghiệp mới.

Để đáp ứng nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội, UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo hoàn thành 19 dự án với khoảng 1,2 triệu m2 sàn giai đoạn 2021 - 2025; tiếp tục triển khai 38 dự án còn lại dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025. Về tổng thể, thành phố Hà Nội đã triển khai 52 dự án, cộng 5 khu nhà ở xã hội tập trung 57 dự án trên toàn địa bàn.

Khơi thông chính sách, đầu tư hiệu quả

Để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội, tạo lập an cư cho người có thu nhập thấp, thành phố Hà Nội đã đề xuất 3 giải pháp triển khai. Thứ nhất, về điều kiện tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội, theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BXD, điều kiện để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất trong đó có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải có quyết định chủ trương đầu tư và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt.

Tuy nhiên theo Điều 33 Luật Đầu tư 2020, việc lập hồ sơ đề xuất đầu tư dự án không yêu cầu phải có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và theo quy định tại Khoản 4, Điều 108 Nghị định 30/2021/NĐ-CP về Luật Nhà ở, điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất phải có nội dung yêu cầu dự án phù hợp với quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 để giống quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000 là đủ điều kiện.

Nội dung này áp vào 5 khu nhà ở xã hội tập trung của Hà Nội và thành phố có quy hoạch chi tiết 1/500 thì mới đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội được. Tuy nhiên, trong Luật Đầu tư và Luật Quy hoạch đô thị về xây dựng, khi chọn nhà đầu tư thì nhà đầu tư mới phải xuất quy hoạch 1/500. Do vậy, cần sớm tháo gỡ vướng mắc này

Thành phố Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng cho phép được sử dụng các quy hoạch phân khu đô thị tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 là các quy hoạch cấp trên để được phê duyệt làm căn cứ xác định thông tin quy hoạch kiến trúc để lập hồ sơ đề xuất đầu tư dự án, hồ sơ đấu thầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định. Nhà đầu tư được lựa chọn sẽ có trách nhiệm tổ chức lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án theo quy định hiện nay. Do quy định cơ chế chính sách buộc phải đấu thầu không chỉ định thầu.

Thứ hai, về việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Căn cứ vào điều kiện thực tế, thành phố Hà Nội kiến nghị Chính phủ ủy quyền cho Hà Nội chủ động thực hiện bố trí thay thế quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho các dự án này tại các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) trên địa bàn. Đồng thời giao quyền cho Hà Nội và các thành phố khác điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho thuê như nhà lưu trú, nhà tạm trú theo quy định của Nghị định 35/2022/NĐ-CP.

Thứ ba, kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nghiên cứu quy định chuyển tiếp về nghĩa vụ và quỹ đất hỗ trợ với các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã có quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết được duyệt theo Nghị định 188/2013/NĐ-CP, 100/2015/NĐ-CP để bảo đảm không gián đoạn quá trình triển khai và đẩy nhanh tiến độ dự án, Nghị định 49/2021/NĐ-CP một số cơ chế ưu đãi không rõ.

Xã hội

Vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)
Xã hội

Vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)

Ngày 15.10, tại Trạm Kiểm soát khu vực mốc 834/1 (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam), UBND tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc) tổ chức Lễ vận hành chính thức Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

Hào hứng cuộc thi tìm hiểu sáng kiến về phòng chống tác hại thuốc lá
Xã hội

Hào hứng cuộc thi tìm hiểu sáng kiến về phòng chống tác hại thuốc lá

"Hội thi Tìm hiểu, sáng kiến về phòng chống tác hại thuốc lá năm 2024" do Cục Viễn thông và Cơ yếu (Bộ Công an) tổ chức vừa qua đã tạo sân chơi văn hoá hiệu quả, đổi mới hình thức truyên truyền về tác hại của thuốc lá và giúp các cán bộ, chiến sĩ công an nâng cao trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc.

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024
Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024

Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE đã được vinh danh vì các đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Xã hội

Ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết. Thực tế đó đòi hỏi, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai: Quyết liệt giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2024, bên cạnh việc chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai cũng tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen
Đời sống

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Thời gian qua, nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Hà Nội: Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, dồn lực cho các công trình trọng điểm
Xã hội

Hà Nội: Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, dồn lực cho các công trình trọng điểm

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Lê Anh Quân cho biết, về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025, tổng nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Hà Nội là trên 340.152 tỷ đồng. Đến nay phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là trên 249.019 tỷ đồng, còn trên 5.296 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết.

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói
Đời sống

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói".

Sử dụng nhiều công cụ để hạn chế sử dụng thuốc lá
Xã hội

Sử dụng nhiều công cụ để hạn chế sử dụng thuốc lá

Tại Tọa đàm “Cân nhắc lộ trình khi sửa thuế tiêu thụ đặc biệt” trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam mới đây, các đại biểu cho rằng sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần đảm bảo hài hòa các yếu tố: sức khỏe cộng đồng, thu ngân sách Nhà nước, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, an sinh xã hội cho người lao động và nông dân, kiểm soát sản phẩm nhập lậu. Vì vậy, cần có mức tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá với lộ trình phù hợp, để hạn chế những tác động tiêu cực cho các bên liên quan.