Petrovietnam

Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro cần phải nhìn một cách có hệ thống

"Nói đến doanh nghiệp, trước hết phải nói đến hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ khiếm khuyết hoặc không bảo đảm sẽ không thể quản trị được doanh nghiệp, đặc biệt là đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) - doanh nghiệp đa lĩnh vực" - Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp về đánh giá công tác quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ, do Petrovietnam vừa tổ chức. 

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể

Cùng dự cuộc họp có Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn; các Thành viên HĐTV; các Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; cùng đại diện Ban Pháp chế thanh tra; Tổ Quản lý rủi ro; Ban Tài chính kế toán; Ban Kiểm soát nội bộ; Ban Kinh tế đầu tư…

Tại cuộc họp, đại diện Tổ Quản lý rủi ro cho biết, năm 2024 sẽ là một năm đầy biến động trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tiếp tục leo thang tại nhiều quốc gia trên thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống mức 2,4%. Đối với ngành năng lượng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu, thắt chặt nguồn cung để hỗ trợ giá, cùng với đó là xu hướng chuyển dịch năng lượng dự kiến sẽ mang đến nhiều khó khăn cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm xăng dầu và Petrovietnam cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Củng cố, hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong Petrovietnam -0
Toàn cảnh buổi họp. Ảnh: DC

Với Petrovietnam, để vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng, những rủi ro trọng yếu mà Tập đoàn có thể sẽ phải đối mặt trong năm 2024 là rủi ro về tài chính; rủi ro trong tìm kiếm thăm dò khai thác; rủi ro lọc hóa dầu, phân phối sản phẩm; rủi ro về pháp lý…

Dựa theo kế hoạch công tác quản trị rủi ro 2024 của Petrovietnam, Tổ Quản lý rủi ro đã đưa ra một số kiến nghị như cần chú trọng và phổ biến rộng rãi văn hoá quản trị rủi ro; các nội dung về văn hoá quản trị rủi ro cần được tích hợp vào văn hoá doanh nghiệp của Petrovietnam; các Ban/Văn phòng Tập đoàn cần lưu ý về quản trị rủi ro theo lĩnh vực đối với các đơn vị và cập nhật các thông tin, dữ liệu rủi ro theo mẫu đã ban hành.

Bên cạnh đó, Tổ Quản lý rủi ro cũng kiến nghị Tập đoàn cần cập nhật và ban hành quy định mua sắm thay thế quy định tại Quyết định số 1491/QĐ-DKVN ngày 30.3.2020 làm cơ sở triển khai các đề án theo quy định mới và nhanh chóng hoàn thiện các nội dung theo khuyến nghị sau kiểm tra, giám sát.

Về công tác đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ Petrovietnam, trên cơ sở hướng dẫn của IIA, đại diện Ban Kiểm soán đã có phần đánh giá mức độ trưởng thành về kiểm toán nội bộ của Công ty mẹ và 28 đơn vị thành viên. Nhìn chung, công tác kiểm toán nội bộ tại Petrovietnam và các đơn vị thành viên vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng và mong muốn đã đề ra.

Để khắc phục tình trạng này, Ban Kiểm soát kiến nghị xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể mức độ trưởng thành về kiểm toán nội bộ tại Công ty mẹ và các đơn vị. Ngoài ra, cần ứng dụng thêm mô hình chuyển đổi số trong theo dõi thực hiện các kiến nghị kết luận của Đoàn kiểm toán nội bộ nói riêng và kết luận của cơ quan quản lý nhà nước nói chung. Tập đoàn cũng cần quán triệt, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về kiểm toán nội bộ và tổ chức hội thảo/hội nghị về công tác kiểm soát giúp cán bộ công nhân viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Chủ động nhận diện mức độ rủi ro

đồng chí Nguyễn Văn Mậu – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu
Ông Nguyễn Văn Mậu, Thành viên HĐTV Petrovietnam phát biểu. Ảnh: DC

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Mậu, Thành viên HĐTV Tập đoàn đánh giá công tác tư vấn và ban hành quy định quản trị rủi ro của Petrovietnam về cơ bản đã hoàn chỉnh, đã có các quy định về quy chế quản trị rủi ro, đã ban hành các quyết định về khẩu vị rủi ro, cũng như quy trình quản trị rủi ro. Với việc cập nhật kết quả quản trị rủi ro, ông Nguyễn Văn Mậu đánh giá, Tổ Quản lý rủi ro đã có báo cáo đầy đủ, hoàn thiện, đánh giá chính xác về công tác thực hiện quản trị rủi ro ở Tập đoàn và các đơn vị.

Ông Nguyễn Văn Mậu nhấn mạnh, rủi ro có thể đến từ nhiều yếu tố khách quan và điều quan trọng nhất là Petrovietnam phải nhận diện được mức độ rủi ro và có giải pháp khắc phục. Những rủi ro mà Tập đoàn đã xác định ra phần lớn đều đang trong quá trình xử lý nên cần lưu ý triển khai khắc phục nhanh chóng, xử lý kịp thời, cần tránh câu chuyện thành tích và phải tập trung vào công tác khắc phục.

đồng chí Bùi Minh Tiến – Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát biểu tại cuộc họp
Ông Bùi Minh Tiến, Thành viên HĐTV Petrovietnam phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: DC

Theo ông Bùi Minh Tiến, Thành viên HĐTV, Petrovietnam đã thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trong Ban Kiểm soát để thực hiện chức năng đánh giá và tư vấn độc lập. Tuy nhiên, bộ phận này hiện vẫn đang mỏng nên cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp bộ máy.

Ông Bùi Minh Tiến kiến nghị, Petrovietnam cần tăng cường đầu tư và đánh giá kỹ 2 mục tiêu chính, bao gồm: Mục tiêu số 1 là rà soát, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị để bảo đảm rằng hệ thống này đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp để Petrovietnam có thể kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục các rủi ro; mục tiêu số 2 là việc rà soát các quy trình quản lý và quy trình quản trị rủi ro để bảo đảm tính hiệu quả.

Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Tập đoàn cần trao quyền cho Ban Kiểm soát và Tổ Quản lý rủi ro, để các cán bộ thuộc 2 ban có đủ thẩm quyền để xử lý vấn đề liên quan đến 2 mục tiêu đã đề cập.

Đưa ra phương thức quản trị phù hợp

đồng chí Phạm Tuấn Anh - Thanh viên HĐTV
Ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV Petrovietnam phát biểu. Ảnh: DC

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV cho rằng, cần nhận định rủi ro đến từ 2 yếu tố khách quan và chủ quan, để từ đó có phương thức quản trị rủi ro phù hợp. Sau khi nhận định được rủi ro, có thể thực hiện các phương án như loại bỏ rủi ro; giảm thiểu rủi ro hoặc chuyển đổi rủi ro sang cho chủ thể khác. 

Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh, công tác quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ là yếu tố rất quan trọng với doanh nghiệp và Petrovietnam cần chú trọng xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp bộ máy nhanh chóng.

Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn. Ảnh: DC

Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn lưu ý, Ban Kiểm soát và Tổ Quản lý rủi ro cần có phần đánh giá, phân loại rủi ro rõ ràng hơn để từ đó đề ra các kế hoạch hành động cụ thể.

Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cho biết, đối với quản trị rủi ro, Tập đoàn đã xây dựng được hệ thống và quy trình. Tuy nhiên, rủi ro về nhân sự và rủi ro về tuân thủ là 2 yếu tố dẫn đến tình trạng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, Petrovietnam cần tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức đánh giá, trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên để khắc phục tình trạng này. 

Chủ tịch HĐTV Lê Mạnh Hùng: Củng cố, hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong Petrovietnam
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: DC

Theo Chủ tịch Lê Mạnh Hùng, quy định của pháp luật đã rõ ràng, do đó Ban kiểm soát cùng HĐTV phải rà soát công tác kiểm soát nội bộ theo đúng quy định bao gồm: Việc thiết kế hệ thống đã phù hợp với mô hình kinh doanh, mô hình quản trị hay chưa?; mô hình kiểm soát nội bộ đã bảo đảm được tính hiệu quả hiệu quả hay chưa?

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Lê Mạnh Hùng đề nghị Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn cùng Ban Quản trị nguồn nhân lực rà soát, nghiên cứu báo cáo với HĐTV về mô hình quản trị và cơ cấu tổ chức, trong đó có quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ theo quy định.

Chủ tịch Lê Mạnh Hùng cũng đề nghị các Thành viên HĐTV rà soát, chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống tổ chức về kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro. Ban Kiểm soát và Tổ Quản lý rủi ro cần xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo cho cán bộ nhân viên một cách bài bản, nhằm nâng cao chuyên môn cho cán bộ nhân viên; đồng thời kiểm toán lại hệ thống kiểm soát của Petrovietnam để tìm ra cái lệch chuẩn từ đó điều chỉnh, củng cố, hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Doanh nghiệp

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu
Kinh tế

Nhóm doanh nghiệp “kín tiếng” liên hệ mật thiết với MIK Group đang kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ, nợ "khủng" trái phiếu

Chỉ tính riêng trong năm 2023, nhóm doanh nghiệp liên quan hệ sinh thái của MIK Group đã thua lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Với thực trạng thị trường bất động sản đang gặp khó như hiện nay, tương lai gần của nhóm doanh nghiệp này sẽ vô cùng ảm đạm.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm
Doanh nghiệp

Cần cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân mua bảo hiểm

Cơn bão số 3 đã qua nhưng hệ lụy còn rất lớn. Có rất nhiều việc cần cả xã hội chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân vùng ảnh hưởng. Nhưng điều người dân, doanh nghiệp cần nghĩ tới đó là nên cân nhắc việc mua bảo hiểm để giảm thiểu thiệt hại khi không may xảy ra rủi ro.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.