“Khoác thêm lớp áo” Công ty chứng khoán, Finhay Việt Nam liệu có dễ “hút” tiền từ khách hàng?
Báo Đại biểu Nhân dân
Finhay đã rót hàng trăm tỷ vào thương vụ giải cứu VNSC. Giới chuyên gia cho rằng, bản chất của việc mua bán này không chỉ để giải cứu VNSC mà Finhay đang “tự cứu chính mình” để có thể công khai chuỗi hoạt động dịch vụ đầu tư tài chính, dễ dàng huy động vốn.
“Tự cứu chính mình” qua thương vụ mua lại Công ty chứng khoán thua lỗ
Hiện nay, các công ty Fintech đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đáng chú ý trong đó là Finhay do Công ty Cổ phần Finhay Việt Nam thành lập năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng.
Finhay tự giới thiệu là ứng dụng kết nối nhà đầu tư với các kênh tài chính, các kênh này đầu tư, đưa ra cam kết sinh lời và chuyển lợi nhuận cho khách hàng. Cam kết là thế nhưng kết quả kinh doanh của Finhay lại không mấy khả quan nếu không muốn nói là "ảm đạm".
Nhìn lại quá trình kinh doanh của Finhay, năm 2017, doanh nghiệp chỉ ghi nhận khoản doanh thu "cò con" ở mức hơn 6 triệu đồng. Đến năm 2018, doanh thu tăng trưởng lên mức 87 triệu đồng, năm 2019 đạt 303 triệu đồng. Năm 2020 đánh dấu bước nhảy vọt doanh thu của Finhay khi đạt mức 2,8 tỷ đồng và đến hết năm 2021 đạt mức gần 14 tỷ đồng.
Mặc dù năm 2021 doanh thu tăng mạnh so với 2017 nhưng năm 2021 Finhay gặp phải tình trạng giá vốn vượt qua doanh thu dẫn tới khoản lỗ gộp hơn 2 tỷ đồng và cũng là lần lỗ gộp đầu tiên kể từ 2017 đến 2021.
Ở chiều ngược lại với doanh thu, từ năm 2017 đến 2021, Finhay Việt Nam liên tục ghi nhận lỗ sau thuế.
Cụ thể, năm 2017, Finhay Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 5 triệu đồng, lỗ 933 triệu đồng năm 2018, lỗ 417 triệu năm 2019, lỗ 21 tỷ đồng năm 2020 và lỗ gần 63 tỷ đồng năm 2021.
Trải qua một thời gian dài kinh doanh “bết bát” như nêu trên nhưng vào tháng 6.2022, Finhay thông báo việc hoàn tất mua lại Công ty cổ phần Chứng khoán Vina (VNSC), trở thành một trong những Fintech đầu tiên tại Việt Nam sở hữu một công ty có giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Điều đáng nói, trước khi về tay Finhay, VNSC có kết quả kinh doanh bết bát. Tính tới ngày 31.12.2021, Công ty đang lỗ luỹ kế 263,1 tỷ đồng và 2 lần bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt (lần 1 từ ngày 23.4 – 22.8.2021, lần 2 từ ngày 17.9.2021 – 16.3.2022) do kinh doanh thua lỗ kéo dài.
Theo dữ liệu được công bố, Finhay đã rót hàng trăm tỷ vào thương vụ giải cứu VNSC. Giới chuyên gia cho rằng, bản chất của việc mua bán này không phải Finhay giải cứu VNSC mà Finhay đang “tự cứu chính mình” để hoàn thiện chuỗi hoạt động dịch vụ tài chính của mình.
Hợp thức hoạt động tài chính?
Nói Finhay “tự cứu chính mình” là có cơ sở, bởi lẽ Sau khi mua lại Chứng khoán Vina, Finhay đã thông tin trên website của Công ty về việc sẽ tiến hành chuyển đổi các sản phẩm tài chính khách hàng thực hiện mua/bán sang đơn vị này, thay vì thực hiện uỷ thác quản lý danh mục đầu tư cho Công ty cổ phần quản lý Quỹ Thiên Việt như trước đây.
Đồng thời, Finhay công bố để VNSC trở thành đại lý phân phối chứng chỉ quỹ cho các quỹ đầu tư. Khi trở thành đại lý phân phối chứng chỉ quỹ, VNSC cũng sẽ thay mặt các công ty quản lý quỹ quản lý, phân phối sản phẩm và ghi nhận thông tin nhà đầu tư, lệnh đầu tư theo pháp luật hiện hành.
Đáng chú ý, đầu tháng 9.2022, Chứng khoán Vina đã thông qua giao dịch cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán giữa VNSC với Finhay Việt Nam. Theo đó, VNSC sẽ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán chưa niêm yết cho Finhay. Đổi lại, VNSC sẽ nhận phí dịch vụ bằng 1% tổng giá trị giao dịch chứng khoán được môi giới thành công.
Bằng việc “khoác thêm lớp áo” công ty chứng khoán Finhay đã hoàn thiện được chuỗi cung cấp sản phẩm - dịch vụ đầu tư tài chính của mình. Cụ thể, Finhay trở về đúng nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ với ứng dụng đầu tư tài chính và VNSC là công ty nhận uỷ thác đầu tư và quản lý tài sản.
Quảng cáo như “gửi tiết kiệm” ở ngân hàng
Theo thông tin công bố trên website, Finhay không đưa ra bất kỳ lời chào mời đầu tư vào một sản phẩm tài chính cụ thể nào tới khách hàng. Công ty đơn thuần chỉ cung cấp nền tảng công nghệ bao gồm hệ thống website và các ứng dụng trên điện thoại (gọi chung là Ứng dụng Finhay) để trợ giúp Người dùng tiếp cận các sản phẩm tài chính và quản lý tài chính cá nhân một cách đơn giản.
Finhay đưa ra quảng cáo về gửi tiền không kỳ hạn với mức lãi suất 6,0% cao hơn nhiều lần so với lãi suất của các ngân hàng
Đáng chú ý, với sản phẩm Tích luỹ do Finhay cung cấp và mời chào lãi suất cao, có nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Chẳng hạn, Finhay cung cấp các sản phẩm “tích luỹ” không thời hạn với lãi suất cao đến 6,0%. Finhay thậm chí còn kèm theo cam kết rút bất kỳ khi nào lợi nhuận vẫn cố định và đưa ra thông báo được phát hành bởi ngân hàng và các định chế tài chính. Đối với các kỳ tích luỹ 21 ngày, 3 tháng, 9 tháng, 12 tháng lãi suất còn cao hơn, lên đến 10%.
Ở kỳ hạ 12 tháng, lãi suất Finhay đưa ra tới 10%
Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại các ngân hàng hiện nay thường ở mức 0,1 - 0,2%/năm, tối đa là 1%/năm.
Theo tìm hiểu, Finhay đã tích cực huy động tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trong những năm vừa qua. Từ giữa năm 2020, các sản phẩm “tiết kiệm” của Finhay được đổi tên thành “tích lũy”, song bản chất sản phẩm hầu như không thay đổi.
Khi gửi tiền, người dùng không nhận về sổ tiết kiệm hay các giấy tờ chứng nhận gửi tiền tiết kiệm, các giao dịch giữa người dùng và ứng dụng đầu tư này được thực hiện theo Hợp đồng Hợp tác kinh doanh.
Finhay cho biết, tiền của người gửi dùng để mua các sản phẩm tài chính với tài sản cơ sở là các chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi, trái phiếu do các ngân hàng hoặc định chế tài chính uy tín phát hành… Tuy nhiên, Công ty chưa công bố rõ ràng việc sẽ phân bổ tiền gửi vào các sản phẩm như thế nào, cũng như có cơ chế quản trị rủi ro đầu tư ra sao.
Việc ứng dụng đầu tư dù chỉ là trung gian gọi vốn, huy động vốn cho các quỹ đầu tư, nhưng lại miêu tả sản phẩm có các đặc điểm giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng liệu có phải là một hành vi lách luật?
Theo thông tin được công bố, người sáng lập kiêm CEO Finhay là Nghiêm Xuân Huy, sinh năm 1991. Chủ nhân Finhay có gần mười năm du học tại Úc về tài chính thương mại và marketing trước khi trở về Việt Nam và lập Finhay năm 2017, cùng với ba người bạn có chuyên môn về công nghệ thông tin.
Nghiêm Xuân Huy - CEO của Finhay (nguồn ảnh: Finhay)
Mô hình huy động vốn “tích tiểu thành đại” của Finhay tập trung vào nhóm khách hàng phân khúc tích lũy tài sản thấp, để tiết kiệm chi phí thuê nhân lực tư vấn, môi giới.
Finhay từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cảnh báo
Năm 2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhắc tên Finhay và một vài ứng dụng của các công ty Fintech khác về việc sử dụng công cụ truyền thông, báo chí quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, có dấu hiệu hoạt động quản lý quỹ và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán mà không được UBCKNN cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Trong hơn một năm, Công ty Giao thông Sài Gòn đã dễ dàng trúng thầu tuyệt đối 9 gói thầu tại TP. Hồ Chí Minh do Công ty Hoàng Quân làm bên mời thầu, với tổng giá trị hơn 290,9 tỷ đồng. Kịch bản quen thuộc thường là các đơn vị tham dự đều không nộp hồ sơ cơ bản, đưa Công ty Giao thông Sài Gòn vào thế là đơn vị duy nhất đủ hồ sơ, trúng thầu.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, từ ngày 20.3.2025 đến hết ngày 31.5.2025, Agribank triển khai chuỗi chương trình ưu đãi đặc biệt mang tên “37 năm vững vàng - Rộn ràng ưu đãi” dành cho khách hàng cá nhân trên toàn quốc. Với tổng giá trị giải thưởng lên tới 8,1 tỷ đồng và hơn 13.700 phần quà hấp dẫn, chương trình là lời tri ân ý nghĩa mà Agribank gửi tới Quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành trong suốt chặng đường 37 năm phát triển bền vững.
“Khi đọc bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng tôi thấy có niềm tin khi được đánh giá đúng vị trí, vai trò của mình. Điều đó sẽ tiếp thêm sức mạnh, ý chí để chúng tôi vươn lên, trở thành lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới”, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) NGUYỄN QUỐC HIỆP chia sẻ.
Tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVN và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa ký kết hợp đồng cấp tín dụng cho Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
Tại Vĩnh Phúc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 1 vừa tổ chức Lễ Khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển mình và hội nhập sâu rộng, khối doanh nghiệp tư nhân luôn nỗ lực cống hiến, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Ngày Hội Văn Hoá T&T - SHB 2025 với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới” đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về khát vọng của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang và thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
Qua hơn 10 năm, Goertek đã đầu tư 3 dự án tại Bắc Ninh, bao gồm Công ty TNHH Goertek Vina, Công ty TNHH Goertek Technology Vina và dự án mới nhất, công ty TNHH Goertek Electronics Vietnam.
Công ty CP Tân Bình tham gia 12 gói thầu xây lắp tại huyện Củ Chi và trúng thầu toàn bộ, tỷ lệ tiết kiệm các gói thầu rất thấp, có gói thầu hơn 28,4 tỷ đồng, tiết kiệm ngân sách 20 triệu đồng. Đáng chú ý, đơn vị này trúng nhiều gói thầu có "kịch bản" không đối thủ hoặc đối thủ không đáp ứng yêu cầu hồ sơ cơ bản.
Với mong muốn đồng hành cùng các cán bộ, công chức viên chức theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, VietinBank chính thức ra mắt Gói ưu đãi “Điểm tựa tài chính – Kiến tạo tương lai” - giải pháp tài chính toàn diện giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, ổn định tài chính và hướng tới tương lai bền vững.
Nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ chi trả kiều hối, Agribank triển khai dịch vụ nhận tiền qua MoneyGram Payment Systems, Inc (MoneyGram). Dịch vụ sẽ giúp Agribank mở rộng phạm vi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhận tiền từ gia đình, người thân từ nước ngoài.
Năm 2025, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã đặt mục tiêu mở rộng thị trường, tăng cường phân phối bộ sản phẩm NPK Cà Mau Poly Phosphate tại nhiều quốc gia trong đó có Campuchia.
Kể từ ngày 19.3.2025, Vietcombank chính thức triển khai chương trình "Vững tâm đổi mới” - Giải pháp tài chính tin cậy, tối ưu dành cho khách hàng từ 55 đến 62 tuổi với đa dạng các chính sách ưu đãi về sản phẩm tiết kiệm, sản phẩm đầu tư, đặc quyền dành riêng cho Khách hàng Ưu tiên.
Nestlé Việt Nam ra mắt NESTGEN 2025, chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài 3 ngày (từ 18 – 20.3.2025) nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và mở ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Theo thỏa thuận hợp tác, Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer sẽ hỗ trợ Hệ thống tiêm chủng VNVC nâng cao kiến thức xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Với hơn 3.300 máy ATM được lắp đặt tại khu vực nông nghiệp, nông thôn trên toàn quốc, Agribank đã trở thành ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các máy giao dịch tự động từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Đến nay, Agribank không ngừng đổi mới, luôn đi trước, đón đầu các cơ hội, xu thế; làm thay đổi diện mạo khu vực tam nông, góp phần hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam...
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng giữa Việt Nam và Philippines, Vietnam Airlines thông báo tăng tần suất khai thác đường bay Hà Nội – Manila lên hàng ngày từ ngày 1.4.2025. Đồng thời, đường bay TP. Hồ Chí Minh – Manila cũng sẽ được điều chỉnh lịch khai thác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của hành khách.
Một số cổ đông đặt câu hỏi chất vấn lãnh đạo KBC về việc KBC nhiều năm đưa ra mục tiêu kinh doanh với mức lãi "khủng" nhưng thực tế lại không hoàn thành kế hoạch, thậm chí còn cách rất xa con số đề ra trong kế hoạch kinh doanh công bố tại Đại hội đồng cổ đông hằng năm.
Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang rất hồ hởi mong đợi vào nghị quyết mới về phát triển kinh tế tư nhân. Ở đó, môi trường kinh doanh được bảo đảm bình đẳng, minh bạch và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân cần được tin tưởng trao nhiệm vụ: doanh nghiệp lớn nhận làm nhiệm vụ lớn, doanh nghiệp nhỏ nhận làm nhiệm vụ nhỏ.