Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng

Các chuyên gia đánh giá, tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng, nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chú trọng nâng cao kỹ năng bảo vệ thông tin trên nền tảng số.

Theo báo cáo xếp hạng Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020 do Liên hiệp Viễn thông Quốc tế hoặc Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) công bố mới đây, Việt Nam đã tăng 25 bậc trong 2 năm, vươn lên vị trí thứ 25 trong tổng số 194 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ 4 trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Theo báo cáo xếp hạng Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020, Việt Nam xếp thứ 25 rong tổng số 194 quốc gia

Số điểm đánh giá của Việt Nam đạt 94,55 với sự cải thiện điểm ở cả 5 trụ cột được ITU đánh giá. Bên cạnh 2 trụ cột Pháp lý và Hợp tác đạt số điểm tuyệt đối 20/20, điểm của Việt Nam ở 3 trụ cột: Kỹ thuật (16,31/20); Tổ chức (18,98/20); Nâng cao năng lực (19,26/20). 

An toàn thông tin đồng thời đặt ra các vấn đề với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đặc biệt, với đặc trưng có mặt ở khắp nơi, có khả năng cảm biến, liên tục thu thập thông tin về hoạt động của con người, môi trường chung quanh và liên tục kết nối, hàng chục tỷ thiết bị “Internet của vạn vật” (IoT) đang hoạt động trên thế giới có thể bị lợi dụng để tạo ra những mạng lưới thu thập thông tin với phạm vi hoạt động cực rộng, len lỏi vào từng khía cạnh của đời sống con người, tạo ra những nguy cơ chưa từng có với các tổ chức, cá nhân trước hoạt động của tội phạm mạng. Trước thực trạng đó các chuyên gia đánh giá, vấn đề về bảo đảm an toàn thông tin quốc tế đang là một trong những vấn đề được ưu tiên toàn cầu, khu vực và mỗi quốc gia.

Tại Hội thảo và Triển lãm An toàn không gian mạng Việt Nam 2024 với chủ đề “An toàn trong thời kỳ bùng nổ của trí tuệ nhân tạo” (Vietnam Security Summit 2024) các chuyên gia chỉ ra, tình trạng xâm phạm dữ liệu đã trở thành một đại dịch toàn cầu, đe dọa dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư của người dùng trên khắp thế giới. Số vụ vi phạm dữ liệu đã tăng gần gấp ba lần trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2022, xâm phạm 2,6 tỷ hồ sơ cá nhân chỉ riêng trong hai năm 2022 và 2023.

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Cục An toàn thông tin chỉ ra những rủi ro chính trong an toàn, an ninh mạng

Theo Trưởng BU An ninh mạng, phụ trách đảm nhiệm vai trò công tác An ninh mạng (Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) Lê Công Trung, thế giới có 99,19 triệu người, trong đó có 78,44 triệu người dùng internet, (79,1%), sử dụng trung bình 6 tiếng 18 phút/ngày với 168,5 triệu thiết bị di động thông minh. Điều này khiến gia tăng nguy cơ mất an ninh mạng gia tăng.

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Trưởng BU An ninh mạng, phụ trách đảm nhiệm vai trò công tác An ninh mạng (Tổng Công ty Viễn thông MobiFone) Lê Công Trung

“Các mối đe dọa phức tạp, tinh vi, mục tiêu tấn công đa dạng. Số lượng cuộc tấn công mạng nhắm vào thiết bị di động tăng 30% so với năm 2022. Trung bình mỗi tháng có 1.160 vụ tấn công lừa đảo. Dự báo năm 2024 số lượng các hình thức lừa đảo tấn công tiếp tục tăng.”, ông Lê Công Trung cảnh báo.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) năm 2023, thiệt hại là 1.026 tỷ USD, tương đương 1,05% GDP toàn cầu.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, tại Việt Nam, trong năm 2023, các đối tượng tội phạm mạng trong và ngoài nước liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn, triệt để lợi dụng công nghệ mới để tấn công, xâm nhập, lừa đảo quy mô lớn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân.

Trước thực trạng đó, để nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng trong thời kỳ chuyển đổi số, chuyên gia khuyến cáo, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách về quản lý rủi ro an ninh mạng; chính sách về bảo vệ dữ liệu; hính sách bảo mật hệ thống và ứng dụng; chính sách về đào tạo và nâng cao nhận thức, kỹ năng tự bảo mật thông tin của người dùng.

Nâng cao kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin người dùng trên không gian mạng -0
Kỹ sư giải pháp bảo mật (Sophos Security Solution Engineer tại Việt Nam) Vũ Lê

Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tích hợp hệ thống và dịch vụ bảo mật, Kỹ sư giải pháp bảo mật (Sophos Security Solution Engineer tại Việt Nam) Vũ Lê nêu giải pháp cần thực hiện để bảo đảm an toàn thông tin mạng, cần giám sát an ninh mạng 24/7 cho toàn bộ hệ thống quan trọng; backup toàn bộ dữ liệu quan trọng và dự phòng backup định kỳ; sẵn sàng kịch bản, quy trình ứng phó sự cố tấn công; tăng cường đào tạo nhận thức an toàn, an ninh mạng cho toàn bộ nhân viên; rà soát, kiểm tra định kỳ tháng và quý cho toàn bộ hệ thống.

Để chủ động ứng phó các thách thức này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin các chuyên gia cũng chỉ ra, cần xác định công tác bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm và tội phạm công nghệ cao là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, trong đó lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt. Về phía mỗi cá nhân, tổ chức trước hết cần tự đề cao cảnh giác, chủ động tham khảo, tìm hiểu và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, lựa chọn, sàng lọc, kiểm tra thông tin cho mình.

Khoa học - Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất
Công nghệ

Cần lắng nghe, bắt bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho đất

Việc chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và năng suất lâu dài của đất đai góp phần bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam. Do đó, cần thực hiện nhiều giải pháp như, thúc đẩy thu hút nguồn lực, xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về đất, tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Đặc biệt cần lắng nghe “tiếng nói”, bắt bệnh cho đất một cách chính xác…

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Kinh tế

Diễn đàn đa phương MSF 2024: Hướng tới một Việt Nam bao trùm số

“Việt Nam, với một tầm nhìn năng động và sáng tạo, đang nhanh chóng nắm bắt cơ hội để vươn mình trở thành một quốc gia số hàng đầu", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, nói trong Diễn đàn đa phương (MSF) 2024 với chủ đề “Phát triển con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số” diễn ra tại Hà Nội, chiều 18.10.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel
Công nghệ

3 tuyệt chiêu khởi nghiệp của mạng di động Viettel

“Để vào được cuộc sống, đầu tiên là phải để khách hàng chấp nhận được sản phẩm của mình. Cụ thể là sản phẩm phải tốt, có giá cả phù hợp, có thể duy trì được trong thời gian lâu dài. Tôi nghĩ đó là những yếu tố cần thiết”, Thiếu tướng Tống Viết Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, chia sẻ.

Mô hình cây lan thạch hộc đem lại giá trị kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Khoa học và công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH-CN) là một trong các yếu tố quan trọng, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua, hoạt động KH-CN tỉnh Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát huy hiệu quả, đặc biệt là việc ứng dụng KH-CN vào các lĩnh vực, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel
Công nghệ

Tinh thần phụng sự trong chiến dịch chuyển đổi 2G lên 4G của Viettel

Đầu tháng 9.2024, Viettel còn khoảng gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện thoại 2G, giảm rất nhiều so với con số 8 triệu từ đầu năm. Nỗ lực ở giai đoạn nước rút để 100% khách hàng không bị gián đoạn liên lạc khi cả nước chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G phản ánh toàn diện nhất tinh thần phụng sự của Viettel. Điều này càng ý nghĩa hơn khi được đặt trong bối cảnh nhà mạng đang hướng tới kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động (15.10.2004 - 15.10.2024).

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.