Kho bạc Nhà nước hướng tới nền hành chính phục vụ

Từ năm 2021 đến nay, hệ thống Kho bạc Nhà nước đều đánh giá kết quả khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức với sự phục vụ của hệ thống kho bạc. Kết quả cho thấy, sự hài lòng của khách hàng tăng dần theo từng năm và điều này đã ghi nhận nỗ lực của hệ thống kho bạc trong tiến trình hướng tới nền hành chính phục vụ.

Chất lượng phục vụ ngày càng cải thiện

Từ năm 2021 đến nay, hàng năm hệ thống KBNN đều tổ chức đánh giá kết quả khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống kho bạc. Kết quả cho thấy, sự hài lòng của khách hàng tăng dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2021, mức độ hài lòng của khách hàng đạt 99,4%; năm 2022 đạt 94,5%. Năm 2023 có 2 đợt khảo sát, trong đó, tỷ lệ hài lòng đợt 1 là 95%, đợt 2 là 95,85%. Đợt khảo sát đầu tiên của năm 2024 ghi nhận kết quả cao nhất từ trước đến nay với tỷ lệ hài lòng đạt 99,91%.

99,91% khách hàng hài lòng với sự phục vụ của Kho bạc Nhà nước. Ảnh: Quang Minh
99,91% khách hàng hài lòng với sự phục vụ của Kho bạc Nhà nước. Ảnh: Quang Minh

Việc đo lường các chỉ tiêu sự phục vụ của khách hàng của hệ thống KBNN được triển khai đánh giá trên cổng dịch vụ công trực tuyến do các đơn vị sử dụng ngân sách trực tiếp đánh giá và không có sự can thiệp của các đơn vị KBNN. Do đó, kết quả đánh giá là khách quan và minh bạch. Đây cũng là minh chứng rõ ràng và thực chất nhất cho thấy chất lượng phục vụ của hệ thống KBNN ngày càng cải thiện và nâng cao.

Để có được sự hài lòng của khách hàng như vậy, thời gian qua, lãnh đạo KBNN luôn xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống. Theo đó, công tác cải cách hành chính không ngừng đổi mới nội dung, hình thức thực hiện và được triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực với quan điểm: cải cách gắn với chuyển đổi số, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là mục tiêu, là động lực cải cách.

Những kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Cụ thể, các quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN ngày càng hoàn thiện, minh bạch, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi giao dịch với KBNN. Đồng thời, các quy trình thủ tục hành chính, quy trình nội bộ, thành phần hồ sơ, chỉ tiêu kê khai trên các mẫu biểu và thời hạn giải quyết được rút ngắn dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị bên trong và ngoài hệ thống KBNN. Các tính năng và tiện ích mới cho người sử dụng trên các ứng dụng liên tục được nghiên cứu.

Đặc biệt, KBNN là một trong những đơn vị đầu tiên trong ngành tài chính hoàn thành cung cấp 100% thủ tục qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. 100% các đơn vị sử dụng ngân sách thuộc đối tượng bắt buộc đã tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN. Qua đó, góp phần rút ngắn thời gian giải ngân, tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình nộp hồ sơ thanh toán, công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính và từng bước hướng tới kiểm soát chi điện tử. Đây chính là bước tiến lớn của hệ thống KBNN trong hoạt động cải cách hành chính và được các đơn vị sử dụng ngân sách đánh giá chất lượng và hiệu quả cao.

Tiếp tục giảm thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình

Trong thời gian tới, hệ thống KBNN tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo các nội dung của nghị quyết của Chính phủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Tài chính; và Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.

Cụ thể, công tác cải cách hành chính của hệ thống KBNN sẽ tập trung vào ba nội dung. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ theo hướng cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý, nhất là các đề án, chính sách thuộc Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm tiếp tục cải cách công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quản lý ngân quỹ nhà nước, huy động vốn và tổng kế toán nhà nước.

Thứ hai, tiếp tục tập trung vào cải cách hành chính theo hướng giảm thành phần hồ sơ, đơn giản hóa quy trình, thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu số các giao dịch cải cách hành chính giữa các bộ, ban, ngành và liên thông hệ thống giữa KBNN với đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Cùng với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra để kiểm soát rủi ro và kết hợp giám sát từ xa bằng cách là ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ ba, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, kỷ luật công vụ, xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà để trục lợi bất chính đối với đơn vị giao dịch với KBNN trong toàn hệ thống.

Xã hội

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng
Đời sống

Khi người dân có vai trò giám sát hoạt động tín dụng

"Tiếp tục củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi đến mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của Nhân dân đối với công tác tín dụng chính sách... góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 39/CT-TW ngày 30.10.2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới!" - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mộc Châu, Sơn La PHẠM VIỆT HẢI chia sẻ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Theo Đề án, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Đời sống

Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Trà Vinh: Quyết liệt đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
Xã hội

Trà Vinh: Quyết liệt đấu tranh, phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của từng gia đình, từng cá nhân trong xã hội. Tại tỉnh Trà Vinh, xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Trong những vụ việc ghi nhận, các đối tượng lợi dụng mối quan hệ, sự nhẹ dạ của bị hại, dùng tiền, tài sản có giá trị để dụ dỗ nạn nhân rồi thực hiện hành vi phạm tội.

 Chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em
Xã hội

Chung tay đẩy lùi vấn nạn xâm hại trẻ em

Trẻ em là tương lai của xã hội, cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương và xâm hại nhất. Trước những nguy cơ và hiểm họa đến sự an toàn, sức khỏe và tâm hồn của trẻ, cần có sự đồng lòng, hợp sức trong việc phòng chống xâm hại trẻ em. Cần nâng cao nhận thức, tạo ra môi trường an toàn và tin cậy cho trẻ em, đồng thời trang bị cho bậc cha mẹ những kiến thức cần thiết để nhận biết và ngăn chặn kịp thời những nguy cơ xâm hại.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng
Đời sống

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...