Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh

Với mục tiêu mang lại cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất, thời gian qua, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức, triển khai nhiều mô hình hiệu quả về chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Tiêu biểu là các mục tiêu về sức khoẻ dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Nhiều mô hình, hoạt động phong phú

Một trong những mô hình chăm sóc bảo vệ trẻ em được thực hiện khá hiệu quả phải kể đến là “Thí điểm kết nối dịch vụ chăm sóc và phát triển toàn diện trẻ em tại cộng đồng dựa trên đánh giá nhu cầu của trẻ” do Trung tâm Công tác xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh) thực hiện. Trung tâm duy trì Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình chăm sóc, nuôi dạy con tốt” tại huyện Ba Chẽ và thị xã Đông Triều; bảo đảm cho trẻ em đến đủ 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội, được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc theo độ tuổi và nhu cầu.

Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh
Ngôi nhà Ánh Dương với dịch vụ hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực giới tại Quảng Ninh (Ảnh: UNFPA)

Trung tâm còn phối hợp với Cục Trẻ em triển khai thí điểm mô hình chăm sóc trẻ em đầu đời tại các xã, phường: Mạo Khê, Hoàng Quế, Bình Dương của thị xã Đông Triều. Từ năm 2023 đến nay, đã có 3 chuyên đề chăm sóc trẻ em đầu đời được Trung tâm tổ chức cho 120 cha mẹ là thành viên CLB. Bên cạnh đó, thực hiện tốt mô hình “Ngôi nhà Ánh Dương Quảng Ninh” với chức năng hỗ trợ khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại nhà tạm lánh đối với những người là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán, nạn nhân bị cưỡng bức lao động và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quy định của Chủ tịch UBND tỉnh.

Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh
Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký nhận đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Hạ Long. Ảnh: Q.M.G

Không chỉ Trung tâm công tác xã hội, các ngành, đoàn thể trên địa bàn luôn vào cuộc tích cực trong thực hiện mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nhân rộng xây dựng mô hình “Trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực gắn với phòng chống bạo lực giới” tại các cơ sở giáo dục với nhiều hoạt động phong phú. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh duy trì và hướng dẫn mô hình “Chăm sóc và giáo dục phát triển toàn diện trẻ thơ”, “Quản lý thanh thiếu niên có nguy cơ làm trái pháp luật”, CLB “Quyền trẻ em”, "Điểm chia sẻ chắp cánh ước mơ"; thành lập mới mô hình "Đan áo cho em" tại phường Quang Trung (Uông Bí)… Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB Chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại các địa phương với những hoạt động phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng trẻ em.

Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh -0
Học sinh Trường Tiểu học Hải Hòa (TP. Móng Cái) tham gia chương trình ngoại khóa về phòng ngừa tai nạn thương tích. Ảnh: Q.M.G

Đặc biệt, UBND 13/13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đều thực hiện mô hình “Phòng chống tai nạn thương tích”. Qua đó, từ năm 2023, các địa phương đã tổ chức 174 lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em với tổng kinh phí 2.092 triệu đồng. Trong đó, 146 lớp được triển khai từ nguồn ngân sách địa phương; 28 lớp từ nguồn vận động xã hội hóa.

Dành những điều tốt nhất cho trẻ em

Thông qua các mô hình, nhiều hoạt động thiết thực về bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được tổ chức, thực hiện. Tiêu biểu, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp) đã trợ giúp 25 vụ việc; cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 25 trẻ em. Tổng đài miễn phí 18001769 tiếp nhận và tư vấn với tổng số 3.363 cuộc; trong đó, có 423 trường hợp liên quan đến trẻ em, vấn đề của trẻ. Trung tâm Công tác xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) thực hiện tư vấn trực tiếp cho 80 trường hợp, trong đó có 47 trẻ em… Năm 2023, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã triển khai hỗ trợ 7.957 lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí 4.271 triệu đồng.

Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh -0
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động hè tỉnh Quảng Ninh 2024  

Tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hoạt động hè tỉnh Quảng Ninh 2024 vừa diễn ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh, nhấn mạnh: Với tinh thần “dành những điều tốt nhất cho trẻ em”, tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Ưu tiên nguồn lực lớn cho lĩnh vực y tế, giáo dục để bảo đảm nhu cầu khám, chữa bệnh và nhu cầu học tập cho trẻ em trên địa bàn. Là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu chuẩn quốc gia về y tế và giáo dục, mỗi năm Quảng Ninh chi từ 15 - 16 tỷ đồng để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt… Qua đó, đạt được nhiều kết quả về các chỉ số phát triển của trẻ em, tiêu biểu là các mục tiêu về chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng, giáo dục, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh -0
Hội LHPN huyện Cô Tô trao kinh phí hỗ trợ chương trình “Mẹ đỡ đầu” cho cháu Trần Thị Kim Yến (thôn 2, xã Thanh Lân). Ảnh: Q.M.G
Hiệu quả từ những mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại Quảng Ninh -0
Hội Nữ doanh nhân tỉnh Quảng Ninh trao tặng 30 xe đạp cho 30 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thuộc TP. Hạ Long và thị xã Quảng Yên 

Khẳng định, những kết quả tỉnh đạt được có sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị; sự đóng góp, đồng hành tích cực của các tổ chức, cá nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh đề nghị, các cấp ủy Đảng, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, gia đình và cộng đồng tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng những chương trình, kế hoạch, hành động cụ thể; có nhiều sáng kiến và hành động tạo cho trẻ em môi trường sống an toàn, thân thiện, không bị bạo lực, xâm hại, không bị tai nạn thương tích, đặc biệt là không tai nạn đuối nước; tạo cho trẻ em một mùa hè vui tươi, lành mạnh, bổ ích để có thêm nhiều sức khoẻ, niềm vui, nhiều phấn khởi khi bước vào năm học mới.

Đời sống

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế
Xã hội

Phối hợp chặt chẽ bảo đảm sử dụng phù hợp quỹ bảo hiểm y tế

Nhằm bảo đảm nguồn quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng phù hợp, kiểm soát gia tăng chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm cân đối nguồn kinh phí, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tham gia, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, trong đó chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT.

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam
Xã hội

Tân Hiệp Phát và hành trình mang học bổng “Nâng bước tới trường” đến với học sinh miền núi khó khăn tại Quảng Nam

Tiếp nối thành công tại Hậu Giang, Bình Dương và Hà Nam, chương trình trao học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” của Tân Hiệp Phát tiếp tục đến với 2 huyện miền núi khó khăn thuộc tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Hơn 200 suất học bổng cùng 2 bộ máy tính đã được đơn vị trao tận tay cho các em học sinh.

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ
Đời sống

“Thần tốc" đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Về đích sớm hơn 45 ngày so với kế hoạch, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai. Đây là cột mốc ý nghĩa khi công trình hoàn thành ngay trước thềm kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Điện lực Việt Nam (21.12.1954 – 21.12.2024), thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ ngành Điện đối với các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi) lịch sử.

Vẫn diễn ra tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc ở nhiều nơi trên cả nước
Đời sống

Cần chấm dứt tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc

Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng cục Thống kê thực hiện, Việt Nam hiện có 1,031 triệu trẻ em tham gia lao động, trong đó, có một nửa các em đã bỏ học hoặc chưa từng tới trường. Việc trẻ em phải tham gia lao động sớm, dù là nguyên nhân gì cũng đều có những nguy cơ rủi ro về thể chất, ảnh hưởng học tập, phát triển trí tuệ và ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.

Bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Vì tầm vóc Việt nhận Bằng khen của Bộ Nội vụ do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng trao.
Đời sống

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam

“Trong 10 năm từ 2025 - 2034, mục tiêu của Quỹ Vì tầm vóc Việt là trở thành quỹ xã hội hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ”, bà Trần Thị Như Trang, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, chia sẻ nhân dịp Quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập.