Hà Nội: Số hóa 100% kết quả thủ tục hành chính trước 31.12.2025

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch Số hóa trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

z6283648481505-dcdff16fed5a72b7206b65e9eb32d123-4673-7650.jpg
Ảnh minh họa/ITN

UBND TP. Hà Nội yêu cầu số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 8.4.2020 của Chính phủ và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, đảm bảo hoàn thành trước ngày 31.12.2025. Số hóa trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

Về các nhiệm vụ cụ thể, UBND TP. Hà Nội giao Trung tâm Phục vụ Hành chính công rà soát, tổng hợp kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực. Hướng dẫn xác định kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ văn bản giấy còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị từ ngày 31.12.2024 trở về trước theo quy định của pháp luật chuyên ngành; hoàn thành trong Quý I/2025.

Các Sở, ban, ngành, quận huyện cần rà soát, phân loại, kiểm đếm số lượng, tổng hợp số lượng, khối lượng kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ văn bản giấy còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị từ ngày 31.12.2024 trở về trước. Nhiệm vụ này được thành phố yêu cầu hoàn thành trong Quý I/2025.

Trên cơ sở số liệu rà soát kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, các cơ quan, đơn vị chủ động bố trí kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết phục vụ việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực của cơ quan, đơn vị đảm bảo kế thừa, tiết kiệm chi phí.

UBND TP cũng giao Trung tâm Phục vụ Hành chính công chủ trì xây dựng quy trình số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực sử dụng giải pháp công nghệ số hoá và kho lưu trữ dữ liệu điện tử do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cung cấp; Hướng dẫn quy trình số hóa trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 468/QĐ-TTg và đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP.

Trung tâm Phục vụ Hành chính công có nhiệm vụ tham mưu quyết định áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật cụ thể về đơn giá hoạt động thí điểm thuê dịch vụ số hóa tại trạm số hóa và tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận trên địa bàn thành phố cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện trong Quý I/2025.

Đặc biệt, Trung tâm Phục vụ Hành chính công phải hoàn thành số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, cấp Sở, cấp huyện và cấp xã. Quá trình triển khai phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn thông tin (hoàn thành trong Quý IV/ 2025).

Song song với đó, cần tích hợp dữ liệu sau khi số hoá đang lưu trữ tại Kho lưu trữ dữ liệu điện tử 4 do Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cung cấp vào kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố (Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử tập trung).

UBND thành phố cũng yêu cầu tiếp nhận và xử lý phản hồi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp bởi việc số hóa ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức tiếp cận dịch vụ công của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, nên tiếp nhận thông tin phản hồi để đánh giá mức độ hài lòng, tiếp thu cải thiện chất lượng số hóa, góp phần tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Trên đường phát triển

Lào Cai phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên mức Chính phủ giao
Trên đường phát triển

Lào Cai phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên mức Chính phủ giao

Đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt ít nhất từ 10% trở lên, vượt mục tiêu được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5.2.2025, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường yêu cầu: kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2025 phải mang tính tổng thể, khái quát nhưng bảo đảm chi tiết, cụ thể, định lượng được cho từng chỉ tiêu, nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành...

TP. Hồ Chí Minh và mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của Đông Nam Á
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh và mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của Đông Nam Á

Cụm Y tế Tân Kiên là tiền đề để TP. Hồ Chí Minh đạt mục tiêu trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á theo Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị. Đây cũng là công trình trọng điểm tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân
Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận TRẦN QUỐC NAM khẳng định, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẵn sàng phối hợp, đồng hành để dự án điện hạt nhân triển khai đúng tiến độ đề ra.

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Lai Châu, chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là dịp để hai địa phương đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao
Địa phương

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao

Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã tạo nên kỳ tích khi liên tiếp trong nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số và ghi tên mình trong bảng xếp hạng các tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, Bắc Giang vươn lên ngôi vị “quán quân” về tốc độ tăng trưởng (năm 2023 đạt 13,45%; năm 2024 đạt 13,85%). Với tiền đề này, cùng tinh thần chủ động, trách nhiệm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Bắc Giang đủ tự tin để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức 13,6%.

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng
Trên đường phát triển

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng

Liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, đặc biệt, năm 2024, Thanh Hóa gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,16%, vươn lên vị trí thứ 2 của cả nước. Để giữ vững đà tăng trưởng hai con số, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số để dẫn dắt kinh tế số; đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận
Quốc hội và Cử tri

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, có cơ chế đặc thù: “Cho áp dụng mức giá thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường, di dân tái định cư và xây dựng nhà máy Điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần”.

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển
Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.