Hà Nội hỗ trợ kịp thời cho 21.500 lao động thất nghiệp

Cùng với công tác giải quyết việc làm cho người lao động, 5 tháng đầu năm 2023, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 21.500 người với số tiền được hỗ trợ là 620 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 22.400 người; hỗ trợ học nghề cho 363 người số tiền 1,5 tỷ đồng.

Giới thiệu việc làm cho hơn 750 nghìn lượt người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Doanh nghiệp cắt giảm lao động

Số lao động được tạo việc làm mới trong 5 tháng đầu năm 2023 tại Hà Nội có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn vì sụt giảm đơn hàng ở các thị trường lớn.

Trong số gần 85.800 lao động được tạo việc làm trong 5 tháng qua, có 21.845 lao động được giải quyết từ xét duyệt hộ gia đình vay vốn từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với số tiền 1.071 tỷ đồng.

Hà Nội hỗ trợ kịp thời cho hơn 21.000 lao động thất nghiệp -0
Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội

Đã có 1.910 người lao động được đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng tại Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; tự tạo việc làm và qua tư vấn, giới thiệu việc làm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố là 55.221 lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 98 phiên giao dịch việc làm với 2.847 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Tổng số nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh của các doanh nghiệp, đơn vị là 49.523 người, đã có 20.074 người lao động được phỏng vấn và 6.808 người lao động được tuyển dụng.

Mặc dù vậy, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, số lao động được tạo việc làm mới trong 5 tháng đầu năm 2023 có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2022 (5 tháng đầu năm 2022 giải quyết việc làm cho 96.900 lao động).

Nguyên nhân, do sự tác động từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, tình hình an ninh chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn, giá nguyên liệu, khí đốt tăng cao, lãi suất vay vốn trong nước cao… dẫn đến nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng ở các thị trường lớn.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thắt chặt giải ngân, lãi suất tăng, do vậy trong 5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, dẫn đến việc cắt giảm nhân công, giảm việc làm mới. Công tác giải quyết việc làm những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm khi đơn hàng xuất khẩu chậm lại, đặc biệt là ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ...

“Thực trạng thiếu đơn hàng xảy ra trên diện rộng và có thể kéo dài sang năm 2024, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến gỗ… khiến các doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng. Việc cắt giảm nhân công cũng là giải pháp duy trì của một số doanh nghiệp hiện nay, dẫn đến giảm làm mới trong các tháng đầu năm 2023”, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đánh giá.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, trong bối cảnh đó, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, xu hướng nghề nghiệp, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Kịp thời hỗ trợ lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

Cùng với công tác giải quyết việc làm cho người lao động, 5 tháng đầu năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 21.500 người với số tiền được hỗ trợ là 620 tỷ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 22.400 người; hỗ trợ học nghề cho 363 người số tiền 1,5 tỷ đồng.

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, chính sách bảo hiểm thất nghiệp là có nộp - có hưởng và biến động của thị trường lao động là quy luật tự nhiên. Do đó, có người tìm việc nhưng cũng có người nghỉ làm để tìm công việc khác. Ông Thành cũng cho rằng, nếu có hiện tượng suy giảm về kinh tế, khủng hoảng và rất nhiều doanh nghiệp phải cho lực lượng lao động nghỉ việc thì dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng lên.

Bên cạnh đó, các chính sách thu hút người lao động tham gia bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp cũng được đẩy mạnh. Vì vậy, theo ông Thành, số lượng hưởng các chế độ, trong đó có chính sách bảo hiểm thất nghiệp tăng lên là điều hết sức tự nhiên.

Hiện nay, người lao động trên địa bàn Hà Nội ngoài đến làm thủ tục trực tiếp hưởng chế độ về bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội còn có thể thực hiện qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Thống kê của đơn vị này, từ đầu năm 2023 đến hết tháng 4 đã có hơn 5.800 hồ sơ đề nghị về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Trong đó, có hơn 4.000 hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, số hồ sơ bị từ chối do chưa đầy đủ thủ tục theo quy định 1.749 hồ sơ.

Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, để hỗ trợ giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp thuận tiện hơn cho người lao động, thành phố sẽ ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Qua đó, góp phần giảm thời gian giải quyết và nâng cao được tính chính xác về giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp, đồng thời kết nối hỗ trợ giới thiệu được việc làm cho người lao động.

Trong tháng 5.2023, thành phố tiếp tục thực hiện giải quyết việc làm và an toàn, vệ sinh lao động năm 2023, đồng thời, đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho người lao động khi bị mất việc làm và những người chuẩn bị gia nhập thị trường lao động.

Thành phố cũng tiếp tục tổ chức triển khai điều tra lao động, tiền lương trong doanh nghiệp năm 2023 và kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, cho thuê lại lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

Đời sống

PVCFC đồng hành an sinh xã hội
Đời sống

PVCFC đồng hành an sinh xã hội

Khẳng định tinh thần trách nhiệm và cam kết của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng cộng đồng phát triển bền vững, vừa qua, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC; HOSE: DCM) đã phối hợp cùng nhiều địa phương, đơn vị tổ chức chuỗi hoạt động an sinh xã hội.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số
Đời sống

Tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ

Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo là một trong những chính sách mang tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người dân; mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường truyền thông và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nhiều mô hình sinh kế gắn với truyền thống địa phương giúp người dân Sóc Trăng nâng cao thu nhập
Đời sống

Nỗ lực giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng là địa phương có tới 35% dân số là người dân tộc miền núi và đa phần số hộ nghèo của tỉnh nằm trong thành phần dân số này. Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững.

Nhân viên EVNHCMC tuyên truyền giá điện đến các khu nhà trọ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Đời sống

Cấp định mức điện và thực hiện bán điện đúng giá cho người thuê nhà

Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết, đã cấp định mức điện cho gần 1,5 triệu sinh viên, người lao động thuê nhà tại 66.000 khu nhà trọ trên địa bàn thành phố; việc áp dụng giá bán điện và cấp định mức điện cho sinh viên, người thuê nhà để ở được thực hiện theo các quy định của Bộ Công thương.

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến
Đời sống

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến

Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet. Dưới đây là các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp bạn phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.

Đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn
Đời sống

Đồng hành cùng sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Cao Bằng (Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng) luôn tích cực đổi mới công tác quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, là người bạn đồng hành của người dân trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.

Tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ bà con sinh kế để giảm nghèo
Đời sống

Nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, tỉnh Hòa Bình luôn xác định việc ưu tiên, lồng ghép, triển khai hiệu quả các chương trình, giải pháp nhằm kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Hiện nay, địa phương này đang tập trung rà soát, yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể, phấn đấu giải ngân hết nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ và hoàn thành mục tiêu giảm từ 2,3 - 2,5% tỷ lệ hộ nghèo đã đề ra trong năm 2024.

Quảng Bình: Mưa lũ khiến 5 người tử vong, 1 người mất tích
Xã hội

Quảng Bình: 5 người chết vì mưa lũ

Do ảnh hưởng của bão số 6, mưa lớn trong nhiều ngày qua đã gây ngập lụt, chia cắt tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh Quảng Bình, khiến 5 người tử vong, nhiều người bị thương.

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Đời sống

Nhiều điểm mới tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

Ngày 30.10, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức họp báo Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hoạt động hướng tới 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 nhằm tôn vinh nhà giáo GDNN, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời đại số hóa mạnh mẽ.

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Xã hội

Sự cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các bộ, cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Dự kiến, Chương trình sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ Tám.