Hà Nội: Giảm 61 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Sáng 15.5, tại Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Tạo điều kiện cho Nhân dân trong thực hiện các thủ tục hành chính

Theo Tờ trình của UBND thành phố, số lượng đơn vị hành chính sau khi sắp xếp có sự chênh lệch so với Phương án số 01/PA-UBND ngày 15.11.2023 của UBND thành phố là do Phương án số 01/PA-UBND tính cả 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì: số lượng đơn vị hành chính cấp xã dự kiến sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 509 đơn vị, giảm 70 đơn vị. Tuy nhiên, 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì không thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này; sẽ thực hiện trong Đề án xây dựng huyện lên quận trong thời gian tới. Do vậy, số lượng đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm từ 579 đơn vị xuống còn 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị.

Hà Nội: Giảm 61 đơn vị hành chính cấp xã -0
Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh thay mặt UBND thành phố trình bày tờ trình 

Theo báo cáo Thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND thành phố, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố đã bảo đảm đúng chỉ đạo của Trung ương, quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Thành ủy và phù hợp với thực tiễn địa phương. Ban Pháp chế yêu cầu, UBND thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong hệ thống chính trị; đặc biệt, là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và Nhân dân các địa phương thực hiện sắp xếp để tạo sự lan tỏa, đồng thuận. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính, chuyển đổi các giấy tờ cho cá nhân, tổ chức.

Trước khi thông qua Nghị quyết, thảo luận tại kỳ họp, đại biểu Đinh Trường Thọ đánh giá, việc sắp xếp đã được thực hiện các bước bài bản, tập trung, khoa học, quyết liệt và chặt chẽ. Các địa phương cần quan tâm đến công tác tuyên truyền đến cán bộ, người dân địa phương sắp xếp, bảo đảm sự đồng thuận trong quá trình thực hiện. Các sở, ngành sớm có hướng dẫn, quy định cụ thể; tạo cơ chế thông thoáng, thuận lợi nhất để thực hiện chủ trương này, nhất là chính sách cho đội ngũ cán bộ dôi dư.

Là một trong những địa phương có số xã giảm nhiều nhất sau khi thực hiện sắp xếp, đại biểu Bùi Thu Hiền (Tổ đại biểu huyện Ứng Hòa) cho biết, trên 80% người dân trong toàn huyện bày tỏ sự đồng tình cao đối với chủ trương của thành phố. Việc sắp xếp cán bộ bảo đảm đúng yêu cầu, nhất là quan tâm đến cán bộ trẻ và cán bộ nữ. Đồng thời, huyện đã chủ động tiếp nhận và quản lý chặt chẽ về đất đai, trật tự xây dựng.

Sau khi Nghị quyết thông qua, HĐND thành phố giao UBND thành phố Hà Nội hoàn thiện Hồ sơ, Đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật; giao Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND thành phố giám sát việc thực hiện.

Tán thành kéo dài giá dịch vụ giáo dục tạm thời

Tại kỳ họp, HĐND thành phố cũng đã thông qua việc ban hành Nghị quyết "Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội.

Theo Tờ trình của UBND thành phố, ngày 1.2.2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 538/BGDĐT-KHTC về việc lấy ý kiến đối với hồ sơ dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT. Đến nay, Bộ chưa ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Do vậy, chưa có căn cứ pháp lý để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm căn cứ xây dựng giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.

Hà Nội: Giảm 61 đơn vị hành chính cấp xã -0
Các đại biểu HĐND thành phố bấm nút thông qua nghị quyết

Đối với 296 cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố đang thực hiện thí điểm đặt hàng năm học 2023 - 2024 nếu được tiếp tục đặt hàng năm học 2024 - 2025, 100% đơn vị sẽ được nâng mức tự chủ từ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên lên mức tự bảo đảm chi thường xuyên trong năm 2024.

Xuất phát từ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn nêu trên, để tiếp tục triển khai thí điểm đặt hàng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố trong năm học 2024 - 2025, việc ban hành Nghị quyết Kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4.7.2023 của HĐND thành phố quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố là cần thiết.

Về nội dung UBND thành phố trình, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố cơ bản thống nhất với đề xuất của UBND thành phố tại Tờ trình số 121/TTr-UBND ngày 8.5.2024. Cụ thể, kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4.7.2023 của HĐND thành phố quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố để áp dụng cho năm học 2024 - 2025.

Trường hợp Chính phủ ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp dẫn đến có biến động giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của thành phố đã được quy định tại Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND (do giá dịch vụ được xây dựng căn cứ theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng), UBND thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xác định mức giá cụ thể bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương theo quy định của Chính phủ trình HĐND thành phố phê duyệt. 

Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3
Chuyển động

Quảng Ninh: HĐND tỉnh sẽ tổ chức ngay Kỳ họp chuyên đề để ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thiệt hại do bão số 3

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân
Chuyển động

Đối thoại để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân

Hàng năm, Đảng ủy, UBND phường xây dựng kế hoạch đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; duy trì thực hiện mô hình Buổi sáng với Nhân dân - Chủ tịch UBND phường tiếp công dân thường xuyên (từ 7 giờ 15 phút - 8 giờ 15 phút) các ngày làm việc trong tuần. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đối thoại với dân để xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính…

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững
Chuyển động

Bài 1: Chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, bền vững

Theo Nghị quyết về chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, HĐND tỉnh nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro thông qua tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu (BĐKH); triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm chuyển hướng mạnh tới nền kinh tế thích ứng, xanh, an toàn, bền vững…

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ
Chuyển động

Bài cuối: Ít nhất 2 lần lấy phiếu tín nhiệm trong nhiệm kỳ

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần bổ sung nội dung những quy định chính của hoạt động giám sát qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Trong đó, nên quy định ít nhất thực hiện lấy phiếu tín nhiệm 2 lần và thời điểm là năm thứ hai hoặc thứ ba của nhiệm kỳ đối với lần thứ nhất, năm cuối đối với lần thứ hai. Làm như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ quan trọng, đáng tin cậy để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới.

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động
Chuyển động

Sơn La: Gần 5000 đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động

Ngày 11.9, Thường trực HĐND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu HĐND tỉnh các cấp trên địa bàn. Đây là lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh đến 11 huyện, 204 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. 

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý
Chuyển động

Chất lượng cuộc sống người dân - thước đo năng lực, lãnh đạo, quản lý

Kế thừa và phát triển pho lịch sử vẻ vang từ thuở khai hoang mở cõi, miền đất giao thoa, hội tụ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, truyền thống của một “miền Đông gian lao mà anh dũng”, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai luôn xác định lấy chất lượng cuộc sống người dân làm mục tiêu phấn đấu và coi đây là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Là cái “nôi” công nghiệp, điểm sáng - lá cờ đầu cả nước về thực hiện chương trình nông thôn mới, Đồng Nai luôn theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương
Chuyển động

Tuyên Quang: Phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Ngày 30.8, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề Lần thứ 8, HĐND tỉnh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà đồng chủ tọa kỳ họp.

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22
Chuyển động

Nghệ An: Thông qua 15 nghị quyết quan trọng tại Kỳ họp thứ 22

Chiều 29.8, HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ tọa kỳ họp.

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Chuyển động

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Bắc Ninh: Thông qua 4 nghị quyết quan trọng

Sáng 29.8, HĐND tỉnh Bắc Ninh Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (chuyên đề) nhằm xem xét các nội dung thuộc thẩm quyền, kịp thời giải quyết những nội dung, công việc mang tính cấp thiết, quan trọng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống dân sinh. Đồng thời, triển khai, thực hiện chủ truơng sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ
Chuyển động

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy nổ

Ngày 28.8, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ trong các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2022 - 2024 tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành - Trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển động

Bình Thuận: HĐND tỉnh xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 27.8, HĐND tỉnh Bình Thuận Khóa XI tổ chức Kỳ họp thứ 25 (kỳ họp chuyên đề). Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hoài Anh cùng Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Tiêu Hồng Phúc;  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thuận Bích chủ tọa kỳ họp.