Vì sao ĐH Kinh tế Quốc dân bỏ phương thức xét tuyển học bạ học sinh giỏi trường chuyên và điểm thi tốt nghiệp THPT?

Tuyển sinh năm 2024, trường ĐH Kinh tế Quốc dân bỏ nhóm 5 xét tuyển kết hợp điểm trung bình chung học bạ 3 năm THPT của học sinh giỏi trường chuyên và trường trọng điểm quốc gia với điểm thi tốt nghiệp THPT.

Ngày 28.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với một số điểm mới, để hiểu rõ hơn về những thay đổi này, phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Đức Triệu trưởng phòng đào tạo của nhà trường. 

- Ông cho biết cụ thể những điểm mới trong phương án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân?

PGS.TS Bùi Đức Triệu: Về cơ bản phương án tuyển sinh năm 2024 ổn định như năm 2023, cụ thể là ổn định 3 phương thức xét tuyển (tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp (XTKH) và xét tuyển theo KQ thi tốt nghiệp THPT).

Tuy nhiên có 1 số điều chỉnh kỹ thuật cho đơn giản hơn theo khuyến nghị của Bộ GD-ĐT. Những điều chỉnh thay đổi, điểm mới chủ yếu nằm trong nội tại phương thức xét tuyển kết hợp, cụ thể: 

Tích hợp các nhóm đối tượng lại thành 2 nhóm: nhóm 1 không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sớm và nhóm 2 sử dụng kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) với điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bỏ nhóm 5 xét tuyển kết hợp điểm trung bình chung học bạ 3 năm THPT của học sinh giỏi trường chuyên và trường trọng điểm quốc gia với điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐHBK Hà Nội để xét tuyển cho tất cả các mã tuyển sinh để tăng cơ hội tiếp cận, lựa chọn và dự tuyển cho thí sinh (năm 2023 chỉ sử dụng xét tuyển cho 7 mã).

Ngoài ra, nhà trường quy đổi tất cả các chứng chỉ về thang điểm 30 (hoặc điểm 10) theo quy định và giản lược công thức tính nhằm đơn giản hóa và tăng tính chính xác trong xét tuyển.

Điểm mới nữa là Trường giảm 7% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT xuống còn 18% và tăng tương ứng chỉ tiêu XTKH lên 80%.

PGS.TS Bùi Đức Triệu trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân
PGS.TS Bùi Đức Triệu trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân

- Vì sao nhà trường lại bỏ phương án xét tuyển bằng học bạ, thưa ông?

PGS.TS Bùi Đức Triệu: Trường bỏ nhóm 5 xét tuyển kết hợp điểm trung bình chung học bạ 3 năm THPT với điểm 02 môn thi tốt nghiệp THPT của học sinh giỏi trường chuyên và trường trọng điểm quốc gia vì thực tế tuyển sinh các năm cho thấy nhóm thí sinh này có học lực rất giỏi và gần như đều đáp ứng các điều kiện khác như có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực… nên tỷ lệ trùng lặp với các nhóm đối tượng khác rất cao dẫn đến tỷ lệ ảo tăng nên việc bỏ nhóm thí sinh này làm giảm tỷ lệ ảo mà ít ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh.

Trường có chủ trương mở rộng sử dụng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy uy tín như HAS, APT, TSA… để tuyển sinh và giảm phụ thuộc vào kết quả học tập và kết qủa thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2024 Trường đã sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển cho tất cả các mã tuyển sinh để tăng cơ hội tiếp cận, lựa chọn và dự tuyển cho thí sinh (năm 2023 chỉ sử dụng xét tuyển cho 7 mã) nên Trường bỏ xét tuyển nhóm thí sinh có sử dụng học bạ này.

- Vậy những thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm nay cần lưu ý những gì thưa ông?

PGS.TS Bùi Đức Triệu: Các em cần lưu ý đọc kỹ các phương thức xét tuyển của Trường, đặc biệt là phương thức XTKH để chuẩn bị lựa chọn đăng ký xét tuyển phù hợp nhất, tốt nhất mà không cần dàn trải như các năm trước, vì các nhóm đối tượng đã được tích hợp (gồm cả chỉ tiêu xét tuyển).

Bên cạnh đó, trong thông báo về công bố đề án và phương thức tuyển sinh đại học chính quy, Trường đã lưu ý thí sinh 1 số điều, cụ thể:  Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 của Trường được công bố sớm, vì vậy sẽ có một số thay đổi khi có thông tin mới của Bộ GD&ĐT và của Trường, thí sinh cần lưu ý theo dõi, cập nhật.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định

Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

Trường không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.

Trường không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển, ngoài các quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và của Trường.

Thí sinh diện được tuyển thẳng nếu không sử dụng quyền được tuyển thẳng thì chỉ được cộng điểm ưu tiên xét tuyển nếu đăng ký xét tuyển theo kết quả (tổ hợp) điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giải thích vì sao bỏ phương thức xét tuyển học bạ của học sinh giỏi trường chuyên, điểm thi tốt nghiệp THPT -0
PGS.TS Bùi Đức Triệu trong buổi tư vấn tuyển sinh năm 2023

- Trường đã tuyên bố giữ ổn định tuyển sinh đến năm 2025. Tuy nhiên, những sửa đổi về tuyển sinh này của nhà trường mặc dù về kỹ thuật nhưng cũng làm không ít thí sinh lo lắng. Vậy, dự kiến phương án tuyển sinh các năm tới của trường như thế nào thưa ông?

PGS.TS Bùi Đức Triệu: Thí sinh không phải lo lắng và cứ yên tâm học tập, các thay đổi của Trường đều được nghiên cứu kỹ, không làm ảnh hưởng đến học tập của các em mà chỉ thuận lợi hơn. Trường dự kiến phương án tuyển sinh từ năm 2025 cơ bản ổn định như năm 2024, điều này đã được công bố trong Đề án tuyển sinh đại học năm 2024 vừa qua.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.