Tuyển sinh 2023: Thí sinh tỉnh táo lựa chọn đăng ký dự thi kỳ thi riêng

Việc một số cơ sở giáo dục đại học tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy khiến thí sinh bối rối, thậm chí gặp áp lực. Nguyên do là bởi cùng lúc phải ôn tập để tham dự các kỳ thi này và thi tốt nghiệp THPT...

Bối rối trước các kỳ thi

Được nghỉ buổi học thêm, Ngô Quang Minh - học sinh lớp 12 Trường THPT Xuân Giang (Sóc Sơn, Hà Nội) tranh thủ tìm hiểu về các kỳ thi riêng. Quang Minh nhận thấy, năm nay có nhiều đơn vị tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy, chuyên biệt... để lấy điểm xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy.

Tính đến thời điểm hiện tại, có gần 10 cơ sở giáo dục đại học thông báo sẽ tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển đầu vào hệ đại học chính quy. Cô Nguyễn Thị Lệ - giáo viên Trường THPT Hòa Bình (Chi Lăng, Lạng Sơn) - cho rằng, việc xuất hiện nhiều kỳ thi với phương thức kiểm tra, đánh giá mới, ít nhiều gây bối rối ban đầu cho học sinh, giáo viên các trường THPT và cơ sở giáo dục đại học.

“Tôi không khuyến khích học sinh “ôm đồm” các kỳ thi. Trước mắt, cần tập trung thật tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi hầu hết cơ sở giáo dục đại học vẫn áp dụng phương thức xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, nếu có kết quả tốt ở kỳ thi này đồng nghĩa các em sẽ có nhiều cơ hội vào đại học” – cô Lệ bày tỏ.

“Em thấy hơi “ngợp” và bối rối trước thông tin về số lượng các kỳ thi trong thời gian sắp tới. Vẫn biết việc đăng ký thi là tự nguyện nhưng đứng trước nhiều lựa chọn khiến chúng em lúng túng. Nếu thi thì áp lực, mệt mỏi gia tăng; thậm chí còn tốn kém. Còn không thi sợ mất cơ hội vào đại học” – Quang Minh bộc bạch và cho biết, trước mắt sẽ lựa chọn Kỳ thi đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội và Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Tuyển sinh 2023: Tỉnh táo lựa chọn đăng ký dự thi kỳ thi riêng -0
Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức. Ảnh: NTCC

Ở góc nhìn khác, cô Trần Thị Xuân Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Văn (Tam Nông, Phú Thọ) - cho rằng, học sinh nên lựa chọn, đăng ký thi theo nguyện vọng và khả năng của mình để tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Tuy nhiên, mỗi kỳ thi có cấu trúc đề và cách đặt câu hỏi khác nhau. Vì vậy, nếu đăng ký tham gia nhiều kỳ thi, đồng nghĩa áp lực sẽ gia tăng vì các em phải học, ôn tập nhiều hơn; trong khi học trò vẫn phải ôn thi tốt nghiệp THPT.

Từ thực tế trên, cô Hà khuyến cáo, sĩ tử không nên đăng ký tràn lan các kỳ thi riêng, tránh những áp lực không đáng có. Nên chăng đăng ký một kỳ thi và thi trong 1 - 2 đợt. “Quan trọng là, các em cần ôn thi thật tốt để đủ điều kiện tốt nghiệp THPT – tấm vé thông hành để có thể bước chân vào giảng đường đại học” – cô Hà nhấn mạnh.

Tỉnh táo lựa chọn đăng ký dự thi kỳ thi riêng ảnh 1

Cô Trần Thị Xuân Hà trong giờ lên lớp. Ảnh: NVCC

Tỉnh táo lựa chọn

Đồng quan điểm, thầy Trần Văn Toản - Trường THPT Chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên – Huế) - chia sẻ: Năm ngoái, nhiều học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy nên trúng tuyển vào trường đại học tốp đầu. Tuy nhiên, điểm thi tốt nghiệp THPT của những học sinh này không được như mong muốn. Lý do là các em dành quá nhiều thời gian ôn thi, luyện đề để tham gia các kỳ thi riêng nên không toàn tâm, toàn lực vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo thầy Toản, để đáp ứng các kỳ thi riêng, học sinh phải học gấp nhiều lần bình thường. Theo đó, áp lực cũng gia tăng. Vì vậy, nếu đăng ký tham gia kỳ thi riêng, các em chỉ nên lựa chọn một kỳ thi là đủ. Ngoài ra, hiện hầu như các trường THPT đều tổ chức cho học sinh thi thử 1 - 2 lần. Vì thế, các em được làm quen và cọ xát với đề thi nên tự biết sức mình đến đâu.

Do đó, việc đăng ký nhiều kỳ thi riêng là không cần thiết. Nếu các em lựa chọn không hợp lý, sẽ phải ôn tập dàn trải cho các kỳ thi. Vô hình trung dẫn đến quá tải, không đạt được kết quả như mong muốn, thậm chí là “xôi hỏng bỏng không”.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), năm nay, các cơ sở giáo dục đại học chủ động trong công tác tuyển sinh. Một số đơn vị thông báo sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực, tư duy (kỳ thi độc lập/kỳ thi riêng). Việc thí sinh đăng ký tham dự các kỳ thi này sẽ tăng cơ hội xét tuyển theo phương thức khác nhau.

Tuy nhiên, do mục đích, yêu cầu của các kỳ thi khác nhau nên cấu trúc, định dạng đề thi và cách thức tổ chức, thời gian, địa điểm cũng khác. Do đó, thí sinh cần xem xét đề án tuyển sinh của các trường (xét tuyển theo phương thức gì) để cân nhắc lựa chọn các kỳ thi phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân. Tránh việc đăng ký tham gia quá nhiều kỳ thi, dẫn đến lãng phí thời gian, công sức, áp lực và gánh nặng về thi cử, mà khó có thể đạt được kết quả như mong muốn.

Cũng cần phải lưu ý rằng, các kỳ thi này có định hướng vào lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, kỳ thi của hai Đại học Quốc gia có phạm vi, lĩnh vực rộng; Đại học Bách khoa Hà Nội có kỳ thi chủ yếu dành cho lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tập trung cho lĩnh vực đào tạo giáo viên. Bộ Công an tổ chức kỳ thi riêng cho các trường khối an ninh, công an… Vì vậy, thí sinh không cần tham gia nhiều kỳ thi. Trên hết, cần có hiểu biết kỹ càng và đưa ra cân nhắc, lựa chọn khôn ngoan.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - khuyến cáo, thí sinh cần tập trung ôn tập để hoàn thành tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì chỉ khi thí sinh tốt nghiệp THPT mới đủ điều kiện xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Ngoài ra, các em muốn đăng ký xét tuyển vào cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an bắt buộc phải tham gia kỳ thi do Bộ Công an tổ chức để lấy kết quả xét tuyển.

Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời
Giáo dục

Xây dựng phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục để trở thành văn hóa học tập suốt đời

Theo các chuyên gia, để tổ chức phong trào “Bình dân học vụ số” một cách hiệu quả, chất lượng, trước hết cần nâng cao nhận thức. Mỗi người dân, học sinh, giáo viên phải nhận thức được rằng việc trang bị năng lực số là phục vụ chính mình. Phong trào “Bình dân học vụ số” phải là quá trình liên tục, trở thành văn hóa học tập liên tục, xã hội học tập. 

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc
Giáo dục

7.200 học sinh tham gia khảo sát PISA trên máy tính toàn quốc

Năm 2025 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện khảo sát PISA trên máy tính tại 60/63 tỉnh, thành phố, ở 195 trường với 7.200 học sinh tham gia. Cùng với đánh giá các lĩnh vực đọc hiểu, toán và khoa học, đây cũng là lần đầu tiên học sinh Việt Nam được tham gia đánh giá năng lực học tập trong thế giới số.

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "
Tọa đàm - Talkshow

Tọa đàm: "Bình dân học vụ số - làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả? "

Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức cuộc Tọa đàm: “Bình dân học vụ số - Làm sao triển khai sâu rộng và hiệu quả?”, với mong muốn làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp thiết của phong trào “Bình dân học vụ số”; phân tích những khó khăn, rào cản trong quá trình phổ cập tri thức số tới toàn dân; gợi mở và đề xuất những giải pháp khả thi, sáng tạo và phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, người yếu thế, người cao tuổi, người lao động phổ thông…

Tham dự Tọa đàm có các khách mời: Cục Phó Cục Khoa học Công nghệ và Thông tin (Bộ GD-ĐT) Tô Hồng Nam; PGS.TS. Hà Minh Hoàng, Trưởng Khoa Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Trường Công nghệ, Đại học kinh tế Quốc dân và ông Nguyễn Nhật Quang Hội đồng Sáng lập VINASA -Hiệp hội phần mềm và CNTT Việt Nam.

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.